Chương 2 Nghị định 55/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
Điều 6. Trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời và chính xác
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:
a) Cung cấp thông tin kịp thời, trung thực và chính xác cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp;
b) Thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định của pháp luật;
c) Công khai niêm yết giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh của mình;
d) Cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho người tiêu dùng về cách thức sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
đ) Thực hiện đầy đủ các chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và giao hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
2. Cấm mọi hành vi quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và các hành vi khác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ.
Điều 7. Trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm đảm bảo các tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa, dịch vụ như đã cam kết, thỏa thuận với người tiêu dùng và phải đảm bảo đo lường hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về đo lường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định hàng hóa, dịch vụ phải công bố, đăng ký tiêu chuẩn và chất lượng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện việc công bố, chứng nhận hoặc đăng ký theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm đảm bảo hàng hóa, dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố hoặc đăng ký.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng, vệ sinh, an toàn và pháp luật có liên quan khác trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng phải công bố tiêu chuẩn và chất lượng.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thường xuyên kiểm tra hàng hóa, dịch vụ để đảm bảo tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này trước khi cung ứng đến người tiêu dùng; phải kịp thời tiến hành các biện pháp khắc phục, xử lý và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường không đạt tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.
5. Ngoài các trách nhiệm quy định tại Khoản 1, 2, 3, và 4 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:
a) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành đối với hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp theo thỏa thuận hoặc theo các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Công bố các điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trước khi lưu hành hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
c) Giải thích cho người tiêu dùng về điều kiện, thời hạn, địa điểm và thủ tục bảo hành đã được công bố và cung cấp các giấy tờ liên quan tới việc bảo hành hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng và giấy tờ liên quan tới việc bảo hành hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thể hiện bằng tiếng Việt và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan khác.
Điều 9. Trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp; phải hướng dẫn đầy đủ về các thông tin an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng; phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn sản phẩm.
2. Đối với hàng hóa, dịch vụ khi sử dụng có thể đe dọa gây ảnh hưởng về sức khỏe, tính mạng, tài sản và môi trường, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải cảnh báo trước cho người tiêu dùng về những nguy cơ đó; giải thích rõ ràng và hướng dẫn cách sử dụng hàng hóa cùng các biện pháp phòng tránh các tác hại có thể xảy ra.
3. Trong trường hợp để xảy ra thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản cho người tiêu dùng khi sử dụng đúng các hướng dẫn về hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp, tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tiến hành ngay mọi biện pháp nhằm ngăn chặn và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Điều 10. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng, kịp thời mọi khiếu nại của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp; xây dựng và niêm yết công khai quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng tại các địa điểm kinh doanh.
2. Việc giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghị định 55/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Số hiệu: 55/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/04/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 257 đến số 258
- Ngày hiệu lực: 21/05/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các nguyên tắc cơ bản về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 5. Những hành vi bị cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Điều 6. Trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời và chính xác
- Điều 7. Trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
- Điều 8. Trách nhiệm bảo hành
- Điều 9. Trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng
- Điều 10. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng
- Điều 11. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 12. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 14. Thực hiện các hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước
- Điều 15. Tổ chức, cá nhân bị khiếu nại
- Điều 16. Hình thức khiếu nại
- Điều 17. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 18. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại
- Điều 19. Giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng bằng thủ tục hòa giải tại cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng
- Điều 21. Quyền rút khiếu nại của người tiêu dùng
- Điều 22. Giải quyết tố cáo của người tiêu dùng
- Điều 23. Quyền khởi kiện của người tiêu dùng
- Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương
- Điều 26. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 27. Thanh tra về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 28. Trường hợp kiểm tra về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 29. Chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ
- Điều 30. Quyết định kiểm tra
- Điều 31. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra
- Điều 32. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bị kiểm tra
- Điều 33. Xử lý vi phạm