Chương 7 Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ODA VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI
Điều 60. Quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi, bao gồm các nội dung sau:
1. Quyết định chiến lược, chính sách, quy hoạch, định hướng thu hút và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi cho từng thời kỳ.
2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi theo thẩm quyền.
3. Điều hành vĩ mô công tác quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi.
Điều 61. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Là cơ quan đầu mối trong việc vận động, điều phối, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách hợp tác phát triển với nhà tài trợ, quy hoạch thu hút, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi; phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này.
2. Chủ trì soạn thảo, trình ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi theo thẩm quyền.
3. Chủ trì việc chuẩn bị nội dung và tổ chức vận động, điều phối các nguồn ODA và vốn vay ưu đãi theo thẩm quyền.
4. Tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục tài trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 và
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế khung về ODA và vốn vay ưu đãi và điều ước quốc tế cụ thể về ODA viện trợ không hoàn lại theo quy định tại
6. Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các chương trình, dự án có sử dụng ODA vốn vay và vốn vay ưu đãi.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ của Thủ tướng Chính phủ; xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ của cơ quan chủ quản;
b) Tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân ODA và vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng; bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn đối ứng nguồn xây dựng cơ bản để chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách trung ương trong kế hoạch vốn hàng năm;
c) Xử lý nhu cầu bổ sung vốn trong kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm của chương trình, dự án theo quy định tại
8. Xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá các chương trình, dự án ở cấp quốc gia; chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan và nhà tài trợ, khai thác có hiệu quả hệ thống này.
9. Theo dõi, kiểm tra việc quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án; đôn đốc, hỗ trợ việc thực hiện các chương trình, dự án.
10. Làm đầu mối giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, những vấn đề liên quan đến nhiều Bộ, ngành để đảm bảo tiến độ thực hiện và thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý các vấn đề về ODA và vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Trong trường hợp cần thiết, chủ trì thành lập đoàn công tác liên ngành làm việc trực tiếp với cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án và nhà tài trợ để xem xét, đánh giá và giải quyết kịp thời những vướng mắc theo thẩm quyền.
11. Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm) và đột xuất về tình hình vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi; kiến nghị các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án.
12. Chủ trì tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi.
13. Biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về vận động, chuẩn bị, thẩm định, tổ chức quản lý thực hiện, giám sát và đánh giá chương trình, dự án; hỗ trợ công tác đào tạo quản lý chương trình, dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
Điều 62. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, chính sách hợp tác phát triển với nhà tài trợ, quy hoạch thu hút, điều phối, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi; phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này.
2. Hướng dẫn chuẩn bị nội dung liên quan đến điều kiện sử dụng vốn, quản lý tài chính của các chương trình, dự án.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi quy định tại
4. Đại diện chính thức cho “bên vay” đối với các khoản vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ với nhà tài trợ, trừ các khoản vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện cho Việt Nam và được ủy quyền ký kết điều ước quốc tế về khoản vay đó.
5. Quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án:
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chủ quản và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các chương trình, dự án có sử dụng ODA vốn vay và vốn vay ưu đãi trước khi ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi;
c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ của Thủ tướng Chính phủ; xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ của cơ quan chủ quản;
e) Bố trí vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để trả nợ các khoản vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi khi đến hạn;
g) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố danh sách các ngân hàng thương mại đủ tiêu chuẩn thực hiện việc giao dịch thanh toán đối ngoại đối với nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi;
i) Tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm) số liệu giải ngân, rút vốn, thanh toán và trả nợ đối với nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho các cơ quan liên quan;
k) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân ODA và vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng; xử lý nhu cầu bổ sung vốn trong kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm của chương trình, dự án theo quy định tại
l) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng nguồn hành chính sự nghiệp để chuẩn bị thực hiện và thực hiện các chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách trung ương trong kế hoạch vốn hàng năm;
Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế quy định tại
2. Bàn giao hồ sơ và toàn bộ các thông tin liên quan đến chương trình, dự án cho Bộ Tài chính sau khi các điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA và vốn vay ưu đãi có hiệu lực, trừ thỏa thuận vay với Quỹ Tiền tệ quốc tế.
4. Tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm) và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chương trình, dự án mở tại các ngân hàng.
Điều 64. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp
1. Thẩm định dự thảo điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế.
2. Tham gia đàm phán, góp ý xây dựng nội dung dự thảo điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi.
3. Tham gia ý kiến đối với đề cương chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật.
4. Thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
5. Có ý kiến pháp lý về các vấn đề pháp luật đối với dự thảo khung chính sách tái định cư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan, trên cơ sở chính sách đối ngoại chung, xây dựng và thực hiện chủ trương, phương hướng vận động ODA và vốn vay ưu đãi, chính sách đối tác; tham gia vận động ODA và vốn vay ưu đãi.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan chỉ đạo các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài hoặc tại tổ chức quốc tế tiến hành vận động ODA và vốn vay ưu đãi, phù hợp với chủ trương, phương hướng vận động, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong từng thời kỳ.
3. Kiểm tra đề xuất đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi; tham gia đàm phán, góp ý kiến đối với dự thảo điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi.
4. Thực hiện các thủ tục đối ngoại về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi; tổ chức lưu trữ, sao lục, công bố điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi.
5. Tham gia đánh giá các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi.
6. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế.
Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ
1. Giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi.
2. Tham gia ý kiến về nội dung trong quá trình chuẩn bị chương trình, dự án theo yêu cầu của cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án; thẩm tra và đề xuất, kiến nghị về chính sách, cơ chế, cách thức tổ chức thực hiện chương trình, dự án trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
Điều 67. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch định hướng thu hút và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi thuộc lĩnh vực phụ trách.
2. Xây dựng Đề cương chương trình, dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền theo quy định tại
3. Phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi đối với các chương trình, dự án do mình làm chủ quản theo quy định tại các
4. Đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA viện trợ không hoàn lại quy định tại Nghị định này và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế đó sau khi được ký kết.
5. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi theo ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định của pháp luật.
6. Công khai minh bạch và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các chương trình, dự án do mình trực tiếp quản lý và thực hiện.
Điều 68. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Xây dựng Đề cương chương trình, dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền theo quy định tại
3. Phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi đối với các chương trình, dự án do mình làm chủ quản quy định tại các
4. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA viện trợ không hoàn lại quy định tại Nghị định này và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế đó sau khi được ký kết.
5. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng cho chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
7. Công khai minh bạch và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các chương trình, dự án do mình trực tiếp quản lý và thực hiện.
8. Bố trí vốn trả nợ ngân sách trung ương để trả nợ nước ngoài đối với các chương trình, dự án áp dụng cơ chế ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh vay lại nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
Điều 69. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị định này được khen thưởng theo quy định của pháp luật về khen thưởng.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- Số hiệu: 38/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/04/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Các hình thức cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Các phương thức cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 6. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 7. Lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 8. Quy trình vận động, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 9. Khu vực tư nhân tiếp cận vốn ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 10. Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 11. Cơ sở vận động ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 12. Trách nhiệm vận động ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 13. Xây dựng và phê duyệt Danh mục tài trợ
- Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ
- Điều 15. Tham gia các chương trình, dự án khu vực
- Điều 16. Đề cương chương trình, dự án và Đề cương khoản viện trợ phi dự án
- Điều 17. Các hoạt động thực hiện trước
- Điều 18. Nội dung Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ
- Điều 19. Sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ
- Điều 20. Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản trong việc chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án
- Điều 21. Nhiệm vụ của chủ dự án trong việc chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án
- Điều 22. Nội dung văn kiện chương trình, dự án
- Điều 23. Vốn chuẩn bị chương trình, dự án
- Điều 24. Thẩm quyền phê duyệt văn kiện chương trình, dự án
- Điều 25. Thẩm định văn kiện chương trình, dự án
- Điều 26. Hồ sơ thẩm định văn kiện chương trình, dự án
- Điều 27. Thời hạn thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án
- Điều 28. Cơ sở đề xuất, ký kết điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 29. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ về ký kết điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 30. Cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 31. Trình tự, thủ tục ký kết điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 32. Trình tự, thủ tục ủy quyền đàm phán, ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi với cùng một nhà tài trợ
- Điều 33. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán, ký, phê duyệt điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 34. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 35. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 36. Các hình thức quản lý chương trình, dự án
- Điều 37. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý thực hiện các chương trình, dự án
- Điều 38. Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ dự án trong quản lý thực hiện các chương trình, dự án
- Điều 39. Thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 40. Nhiệm vụ và quyền hạn Ban quản lý dự án
- Điều 41. Thuê tư vấn quản lý dự án
- Điều 42. Các trường hợp không thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 43. Vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án
- Điều 44. Vốn ứng trước để thực hiện chương trình, dự án
- Điều 45. Thuế và phí đối với các chương trình, dự án
- Điều 46. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Điều 47. Đấu thầu
- Điều 48. Sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án và sử dụng vốn dư trong quá trình thực hiện chương trình, dự án
- Điều 49. Quản lý xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán, quyết toán
- Điều 50. Xử lý tranh chấp hợp đồng
- Điều 51. Giám sát chương trình, dự án
- Điều 52. Đánh giá chương trình, dự án
- Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong công tác giám sát và đánh giá
- Điều 54. Trách nhiệm của chủ dự án trong công tác giám sát và đánh giá
- Điều 55. Trách nhiệm của Ban quản lý dự án trong công tác theo dõi và đánh giá
- Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá
- Điều 57. Chế độ báo cáo tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 58. Chi phí giám sát và đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 59. Thanh tra việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 60. Quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 61. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 62. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 64. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp
- Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ
- Điều 67. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
- Điều 68. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 69. Khen thưởng và xử lý vi phạm