Chương 2 Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT DANH MỤC TÀI TRỢ
Điều 11. Cơ sở vận động ODA và vốn vay ưu đãi
Vận động ODA và vốn vay ưu đãi được thực hiện trên cơ sở:
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, vùng và địa phương.
2. Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trong từng thời kỳ.
4. Các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu của ngành, địa phương.
5. Chương trình, chiến lược và định hướng hợp tác giữa Việt Nam với các nhà tài trợ.
Điều 12. Trách nhiệm vận động ODA và vốn vay ưu đãi
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tổ chức vận động ODA và vốn vay ưu đãi ở cấp quốc gia, liên ngành, liên địa phương.
2. Các Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tổ chức vận động ODA và vốn vay ưu đãi ở cấp ngành.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tổ chức vận động ODA và vốn vay ưu đãi ở cấp địa phương.
4. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc đại diện của Việt Nam tại tổ chức quốc tế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Ngoại giao tiến hành vận động ODA và vốn vay ưu đãi tại nước sở tại hoặc tại tổ chức quốc tế đó.
Điều 13. Xây dựng và phê duyệt Danh mục tài trợ
1. Căn cứ cơ sở vận động ODA và vốn vay ưu đãi quy định tại
2. Trên cơ sở định hướng hợp tác và lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi, nhu cầu huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của cơ quan chủ quản, các điều kiện cung cấp vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ, cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư công văn đề nghị tài trợ kèm theo đề xuất chương trình, dự án.
Căn cứ định hướng hợp tác với nhà trợ và các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan lựa chọn các đề xuất chương trình, dự án phù hợp và thông báo cho cơ quan chủ quản để xây dựng Đề cương chương trình, dự án. Chi phí xây dựng Đề cương chương trình, dự án được bố trí từ nguồn vốn của cơ quan chủ quản, vốn tự có của chủ dự án (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đối với các cơ quan được cấp phát từ ngân sách nhà nước thì chi phí xây dựng Đề cương chương trình, dự án được cấp từ ngân sách nhà nước hoặc hỗ trợ từ nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại.
3. Đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ quy định tại
a) Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư công văn đề nghị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục tài trợ kèm theo Đề cương chương trình, dự án và văn bản, tài liệu về khả năng thu xếp nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ;
b) Căn cứ công văn đề nghị của cơ quan chủ quản, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan công văn đề nghị góp ý kiến cho Đề cương chương trình, dự án. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị góp ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Căn cứ quy định tại
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản góp ý của các cơ quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho cơ quan chủ quản phối hợp với nhà tài trợ hoàn thiện Đề cương chương trình, dự án. Trên cơ sở Đề cương chương trình, dự án đã được hoàn thiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Danh mục tài trợ.
Trong thời hạn 05 ngày sau khi nhận được Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản thông báo Danh mục tài trợ kèm theo Đề cương chương trình, dự án tới nhà tài trợ.
4. Đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản quy định tại
a) Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan công văn đề nghị góp ý kiến kèm theo Đề cương chương trình, dự án và văn bản, tài liệu về khả năng thu xếp nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của nhà tài trợ;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị góp ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về cơ quan chủ quản.
Căn cứ quy định tại
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản góp ý của các cơ quan, cơ quan chủ quản phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà tài trợ hoàn thiện Đề cương chương trình, dự án và xem xét việc quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt Danh mục tài trợ, cơ quan chủ quản gửi Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ kèm theo Đề cương chương trình dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để theo dõi và tổng hợp chung; đồng thời gửi văn bản thông báo Danh mục tài trợ kèm theo Đề cương chương trình, dự án tới nhà tài trợ.
Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục tài trợ đối với các trường hợp sau:
a) Các chương trình, dự án có sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi; viện trợ phi dự án có sử dụng vốn vay ODA;
b) Các chương trình, dự án ô; các chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; các chương trình, dự án trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo;
c) Các khoản ODA viện trợ không hoàn lại có quy mô vốn tài trợ tương đương từ 1 triệu đô la Mỹ trở lên;
d) Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị chương trình, dự án vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi;
đ) Viện trợ mua sắm hàng hóa thuộc diện quản lý của Nhà nước.
2. Cơ quan chủ quản phê duyệt Danh mục tài trợ đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 15. Tham gia các chương trình, dự án khu vực
1. Cơ quan chủ quản có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm theo văn kiện, tài liệu chương trình, dự án khu vực, trong đó nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc Việt Nam tham gia.
2. Đối với trường hợp chưa xác định được cơ quan chủ quản của các chương trình, dự án khu vực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc Việt Nam tham gia và cơ quan chủ quản của các chương trình, dự án này.
Điều 16. Đề cương chương trình, dự án và Đề cương khoản viện trợ phi dự án
1. Đề cương chương trình, dự án là tài liệu mô tả khái quát bối cảnh, sự cần thiết, mục tiêu, nội dung, kết quả, các hoạt động chủ yếu, dự kiến tổng vốn, nguồn và cơ cấu vốn, kiến nghị cơ chế tài chính trong nước, hình thức tổ chức quản lý thực hiện của chương trình, dự án. Mẫu Đề cương chương trình, dự án nêu tại Phụ lục IIa của Nghị định này.
2. Đề cương khoản viện trợ phi dự án là tài liệu mô tả khái quát khoản viện trợ không theo các dự án cụ thể, được cung cấp dưới dạng hiện vật, tiền hoặc chuyên gia. Mẫu Đề cương khoản viện trợ phi dự án nêu tại Phụ lục Ilb của Nghị định này.
Điều 17. Các hoạt động thực hiện trước
Trong trường hợp cần thiết và trên cơ sở thống nhất với nhà tài trợ, cơ quan chủ quản đề xuất các hoạt động thực hiện trước trong giai đoạn chuẩn bị, chuẩn bị thực hiện các chương trình, dự án, bao gồm:
1. Các hoạt động được phép thực hiện sau khi Đề cương chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Thành lập Ban Quản lý dự án;
b) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Khung chính sách tái định cư trong quá trình thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án;
c) Chuẩn bị kế hoạch đấu thầu, tài liệu đấu thầu, hồ sơ mời thầu.
2. Các hoạt động được phép thực hiện trong giai đoạn từ khi văn kiện chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến khi điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi của chương trình, dự án có hiệu lực, bao gồm:
a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu, đàm phán hợp đồng đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp cho các hoạt động triển khai thực hiện trong 12 tháng đầu của chương trình, dự án và một số gói thầu tư vấn (tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế kỹ thuật, tư vấn giám sát, tư vấn về tái định cư);
b) Các hợp đồng mua sắm hàng hóa, xây lắp và tư vấn của các gói thầu quy định tại Điểm a Khoản này chỉ được ký sau khi điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi của chương trình, dự án có hiệu lực.
Điều 18. Nội dung Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ
Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ của cấp có thẩm quyền gồm các nội dung chính sau:
1. Tên chương trình, dự án và nhà tài trợ, đồng tài trợ.
2. Tên cơ quan chủ quản, chủ dự án.
3. Mục tiêu và các kết quả chủ yếu của chương trình, dự án.
4. Thời gian tối đa thực hiện chương trình, dự án.
5. Hạn mức vốn của chương trình, dự án (ODA viện trợ không hoàn lại, ODA vốn vay, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng).
6. Nguồn và cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án.
7. Các hoạt động thực hiện trước (nếu có).
Điều 19. Sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ
Trong quá trình thẩm định, triển khai, thực hiện, nếu chương trình, dự án có nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ của cấp có thẩm quyền (trừ nội dung quy định tại
1. Đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: trên cơ sở thống nhất với nhà tài trợ và căn cứ đề nghị của cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các nội dung thay đổi.
2. Đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản: trên cơ sở thống nhất với nhà tài trợ, cơ quan chủ quản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan trước khi xem xét, phê duyệt các nội dung thay đổi.
Trong trường hợp việc sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án dẫn đến vượt thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ, cơ quan chủ quản thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- Số hiệu: 38/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/04/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Các hình thức cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Các phương thức cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 6. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 7. Lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 8. Quy trình vận động, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 9. Khu vực tư nhân tiếp cận vốn ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 10. Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 11. Cơ sở vận động ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 12. Trách nhiệm vận động ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 13. Xây dựng và phê duyệt Danh mục tài trợ
- Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ
- Điều 15. Tham gia các chương trình, dự án khu vực
- Điều 16. Đề cương chương trình, dự án và Đề cương khoản viện trợ phi dự án
- Điều 17. Các hoạt động thực hiện trước
- Điều 18. Nội dung Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ
- Điều 19. Sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ
- Điều 20. Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản trong việc chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án
- Điều 21. Nhiệm vụ của chủ dự án trong việc chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án
- Điều 22. Nội dung văn kiện chương trình, dự án
- Điều 23. Vốn chuẩn bị chương trình, dự án
- Điều 24. Thẩm quyền phê duyệt văn kiện chương trình, dự án
- Điều 25. Thẩm định văn kiện chương trình, dự án
- Điều 26. Hồ sơ thẩm định văn kiện chương trình, dự án
- Điều 27. Thời hạn thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án
- Điều 28. Cơ sở đề xuất, ký kết điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 29. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ về ký kết điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 30. Cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 31. Trình tự, thủ tục ký kết điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 32. Trình tự, thủ tục ủy quyền đàm phán, ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi với cùng một nhà tài trợ
- Điều 33. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán, ký, phê duyệt điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 34. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 35. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 36. Các hình thức quản lý chương trình, dự án
- Điều 37. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý thực hiện các chương trình, dự án
- Điều 38. Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ dự án trong quản lý thực hiện các chương trình, dự án
- Điều 39. Thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 40. Nhiệm vụ và quyền hạn Ban quản lý dự án
- Điều 41. Thuê tư vấn quản lý dự án
- Điều 42. Các trường hợp không thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 43. Vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án
- Điều 44. Vốn ứng trước để thực hiện chương trình, dự án
- Điều 45. Thuế và phí đối với các chương trình, dự án
- Điều 46. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Điều 47. Đấu thầu
- Điều 48. Sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án và sử dụng vốn dư trong quá trình thực hiện chương trình, dự án
- Điều 49. Quản lý xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán, quyết toán
- Điều 50. Xử lý tranh chấp hợp đồng
- Điều 51. Giám sát chương trình, dự án
- Điều 52. Đánh giá chương trình, dự án
- Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong công tác giám sát và đánh giá
- Điều 54. Trách nhiệm của chủ dự án trong công tác giám sát và đánh giá
- Điều 55. Trách nhiệm của Ban quản lý dự án trong công tác theo dõi và đánh giá
- Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá
- Điều 57. Chế độ báo cáo tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 58. Chi phí giám sát và đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 59. Thanh tra việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 60. Quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 61. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 62. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 64. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp
- Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ
- Điều 67. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
- Điều 68. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 69. Khen thưởng và xử lý vi phạm