Điều 4 Nghị định 31/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
1. Tất cả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm phải do người có thẩm quyền quy định tại Chương III Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm khi có hành vi vi phạm các quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản hoá chất nguy hiểm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì phải được cộng lại thành mức phạt chung. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Nghị định 31/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Số hiệu: 31/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/03/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 240 đến số 241
- Ngày hiệu lực: 30/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 8. Vi phạm quy định về nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất hoá chất nguy hiểm
- Điều 9. Vi phạm các quy định về khai báo hoá chất nguy hiểm
- Điều 10. Vi phạm các quy định về đánh giá rủi ro hoá chất mới
- Điều 11. Vi phạm các quy định về phiếu an toàn hoá chất nguy hiểm
- Điều 12. Vi phạm các quy định về ghi nhãn hoá chất nguy hiểm
- Điều 13. Vi phạm quy định về bảo quản hoá chất nguy hiểm
- Điều 14. Vi phạm quy định về vận chuyển hoá chất nguy hiểm
- Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh, cung ứng và xuất nhập khẩu hoá chất nguy hiểm
- Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng hoá chất nguy hiểm
- Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện của người làm công việc có liên quan đến các hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 18. Vi phạm quy định về vành đai an toàn khu vực có hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 19. Vi phạm về báo cáo an toàn hoá chất
- Điều 20. Vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 21. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành công nghiệp
- Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
- Điều 24. Ủy quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 25. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 26. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm