Điều 15 Nghị định 31/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh, cung ứng và xuất nhập khẩu hoá chất nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: bán lại hoá chất nguy hiểm sử dụng không hết cho tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện sử dụng, kinh doanh hoá chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi bán hoá chất nguy hiểm không nằm trong danh mục được phép sử dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hàng năm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng đơn vị trực thuộc không có tên trong giấy phép kinh doanh để kinh doanh, cung ứng hoá chất nguy hiểm;
b) Ký kết hợp đồng hoặc bán hoá chất nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân sử dụng hoá chất nguy hiểm đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động sử dụng hoá chất nguy hiểm.
c) Mua hoá chất nguy hiểm của tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh hoá chất nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu không đúng các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị sản xuất, thử nghiệm hoá chất nguy hiểm quy định trong Giấy phép;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất nguy hiểm không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hoá chất nguy hiểm quy định trong hợp đồng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất, nhập khẩu.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi tư vấn sai, cung cấp thông tin sai trong các hoạt động tư vấn lập dự án sản xuất hoá chất nguy hiểm, lập phương án thiết kế sản xuất nhưng chưa tới mức gây hậu quả nghiêm trọng.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất nguy hiểm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất, nhập khẩu.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm c khoản 3 Điều này.
8. Áp dụng các biện pháp khác: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật do hành vi vi phạm về nhập khẩu nêu tại khoản 4, khoản 6 Điều này theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 31/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Số hiệu: 31/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/03/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 240 đến số 241
- Ngày hiệu lực: 30/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 8. Vi phạm quy định về nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất hoá chất nguy hiểm
- Điều 9. Vi phạm các quy định về khai báo hoá chất nguy hiểm
- Điều 10. Vi phạm các quy định về đánh giá rủi ro hoá chất mới
- Điều 11. Vi phạm các quy định về phiếu an toàn hoá chất nguy hiểm
- Điều 12. Vi phạm các quy định về ghi nhãn hoá chất nguy hiểm
- Điều 13. Vi phạm quy định về bảo quản hoá chất nguy hiểm
- Điều 14. Vi phạm quy định về vận chuyển hoá chất nguy hiểm
- Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh, cung ứng và xuất nhập khẩu hoá chất nguy hiểm
- Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng hoá chất nguy hiểm
- Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện của người làm công việc có liên quan đến các hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 18. Vi phạm quy định về vành đai an toàn khu vực có hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 19. Vi phạm về báo cáo an toàn hoá chất
- Điều 20. Vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 21. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành công nghiệp
- Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
- Điều 24. Ủy quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 25. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 26. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm