Chương 3 Nghị định 31/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
Điều 21. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường có quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2 Điều 18, gồm:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm gây ra.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm gây ra;
đ) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm gây ra;
đ) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm;
e) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc di chuyển hoá chất nguy hiểm dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
h) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành công nghiệp
Thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công nghiệp có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi cả nước. Thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong địa phương thuộc phạm vi quản lý.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm của thanh tra chuyên ngành được quy định cụ thể như sau:
1. Thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ Công nghiệp, Sở Công nghiệp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm gây ra;
đ) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra
2. Chánh thanh tra Sở Công nghiệp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do hành vi vi phạm gây ra.
3. Chánh Thanh tra Bộ Công nghiệp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do hành vi vi phạm gây ra
e) Buộc di chuyển hoá chất nguy hiểm dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
g) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
Ngoài những người quy định tại
1. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm được áp dụng theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm được áp dụng theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 25. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Các tài liệu liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt. Biên bản vi phạm hành chính được lập theo mẫu quy định của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và tại nơi ghi trong quyết định xử phạt trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được nhận biên lai thu tiền phạt.
4. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 32 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
Nghị định 31/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Số hiệu: 31/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/03/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 240 đến số 241
- Ngày hiệu lực: 30/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 8. Vi phạm quy định về nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất hoá chất nguy hiểm
- Điều 9. Vi phạm các quy định về khai báo hoá chất nguy hiểm
- Điều 10. Vi phạm các quy định về đánh giá rủi ro hoá chất mới
- Điều 11. Vi phạm các quy định về phiếu an toàn hoá chất nguy hiểm
- Điều 12. Vi phạm các quy định về ghi nhãn hoá chất nguy hiểm
- Điều 13. Vi phạm quy định về bảo quản hoá chất nguy hiểm
- Điều 14. Vi phạm quy định về vận chuyển hoá chất nguy hiểm
- Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh, cung ứng và xuất nhập khẩu hoá chất nguy hiểm
- Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng hoá chất nguy hiểm
- Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện của người làm công việc có liên quan đến các hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 18. Vi phạm quy định về vành đai an toàn khu vực có hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 19. Vi phạm về báo cáo an toàn hoá chất
- Điều 20. Vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 21. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành công nghiệp
- Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
- Điều 24. Ủy quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 25. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 26. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm