Điều 14 Nghị định 31/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
Điều 14. Vi phạm quy định về vận chuyển hoá chất nguy hiểm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi:
a) Có sự thay đổi điều kiện an toàn của phương tiện vận chuyển hoá chất nguy hiểm nhưng không kịp thời khai báo theo quy định;
b) Không có biển báo xác định giới hạn khu vực bốc dỡ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi:
a) Không có biển báo, ký hiệu vận chuyển hoá chất nguy hiểm theo quy định;
b) Làm hư hỏng, nhàu nát Giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm;
c) Không bóc gỡ các loại biển báo, ký hiệu vận chuyển hoá chất nguy hiểm gắn trên phương tiện vận chuyển khi hoá chất nguy hiểm đã được bốc xếp khỏi phương tiện vận chuyển;
d) Trả Giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm nhưng không thể hiện đầy đủ nội dung khai báo, xác nhận theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi:
a) Không có hoặc thiếu nhân viên áp tải theo quy định;
b) Nhân viên áp tải và người điều khiển phương tiện chưa đủ điều kiện theo quy định;
c) Điều khiển phương tiện vận tải chạy quá tốc độ quy định trong Giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi:
a) Vận chuyển hoá chất nguy hiểm cùng với các loại hàng hoá không được phép vận chuyển theo quy định;
b) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hoá chất nguy hiểm;
c) Không tổ chức bảo vệ cảnh báo khi tiến hành bốc dỡ hoá chất nguy hiểm.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi:
a) Vận chuyển khối lượng hoá chất nguy hiểm vượt quá mức quy định trong Giấy phép;
b) Vận chuyển không đúng chủng loại hoá chất nguy hiểm quy định trong Giấy phép vận chuyển;
c) Vận chuyển hoá chất nguy hiểm thuộc các nhóm không được phép cùng vận chuyển theo quy định trên một phương tiện vận chuyển;
d) Vận chuyển hoá chất nguy hiểm trên các phương tiện chưa đủ điều kiện theo quy định.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi:
a) Vận chuyển hoá chất nguy hiểm không đúng tuyến đường quy định trong giấy phép vận chuyển;
b) Dừng đỗ phương tiện vận chuyển hoá chất nguy hiểm ở những nơi không được phép theo quy định.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân làm mất hoá chất nguy hiểm.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vận chuyển hoá chất nguy hiểm không có Giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm theo quy định.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu phần tang vật vi phạm vượt quá khối lượng cho phép vận chuyển đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5; tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép điều khiển phương tiện có thời hạn đến 01 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm a, b khoản 6 Điều này.
10. Áp dụng các biện pháp khác: buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4; điểm c, d khoản 5 Điều này
Nghị định 31/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Số hiệu: 31/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/03/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 240 đến số 241
- Ngày hiệu lực: 30/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 8. Vi phạm quy định về nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất hoá chất nguy hiểm
- Điều 9. Vi phạm các quy định về khai báo hoá chất nguy hiểm
- Điều 10. Vi phạm các quy định về đánh giá rủi ro hoá chất mới
- Điều 11. Vi phạm các quy định về phiếu an toàn hoá chất nguy hiểm
- Điều 12. Vi phạm các quy định về ghi nhãn hoá chất nguy hiểm
- Điều 13. Vi phạm quy định về bảo quản hoá chất nguy hiểm
- Điều 14. Vi phạm quy định về vận chuyển hoá chất nguy hiểm
- Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh, cung ứng và xuất nhập khẩu hoá chất nguy hiểm
- Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng hoá chất nguy hiểm
- Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện của người làm công việc có liên quan đến các hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 18. Vi phạm quy định về vành đai an toàn khu vực có hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 19. Vi phạm về báo cáo an toàn hoá chất
- Điều 20. Vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hoá chất nguy hiểm
- Điều 21. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành công nghiệp
- Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
- Điều 24. Ủy quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 25. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
- Điều 26. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm