Chương 2 Nghị định 22/2021/NĐ-CP về Khu kinh tế - quốc phòng
XÂY DỰNG KHU KINH TẾ - QUỐC PHÒNG
Mục 1. HỢP PHẦN QUY HOẠCH KHU KINH TẾ - QUỐC PHÒNG
Điều 6. Trách nhiệm lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan rà soát, lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định tại
2. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng lập, thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm tích hợp hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Điều 7. Căn cứ lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
1. Nhiệm vụ lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Kế hoạch về nhu cầu quốc phòng, khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và tình trạng chiến tranh.
3. Quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác có liên quan.
4. Quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng kỳ trước.
Điều 8. Quy trình lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
Bộ Quốc phòng tổ chức lập hợp phần quy hoạch theo quy trình sau đây:
1. Lựa chọn đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện năng lực chuyên môn xây dựng các nội dung hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch (sau đây viết gọn là Nghị định số 37/2019/NĐ-CP).
2. Quân khu, quân chủng, binh đoàn thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phạm vi, quy mô từng Khu kinh tế - quốc phòng bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.
3. Xây dựng hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.
4. Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và hoàn thiện hợp phần quy hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng (nếu có).
5. Tổ chức thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định tại
6. Hoàn thiện hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo kết luận của Hội đồng thẩm định, gửi cơ quan tổ chức lập quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
Điều 9. Nội dung hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
1. Mục tiêu xây dựng, phát triển Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Xác định số lượng, quy mô, vị trí, cơ cấu tổ chức các Khu kinh tế - quốc phòng trên tuyến biên giới đất liền, biển, đảo.
3. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình quốc phòng, an ninh; dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, xu thế và kịch bản phát triển; đề xuất các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển.
4. Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, đặc thù điều kiện tự nhiên - xã hội, nguồn lực từng vùng, tỉnh và đánh giá tác động môi trường khi lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng.
5. Phương hướng phát triển lợi thế của vùng, tỉnh; phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng, tỉnh có Khu kinh tế - quốc phòng.
6. Phương hướng xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gồm: Xác định khu vực phòng thủ, kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, nông nghiệp và phát triển nông thôn, vùng sản xuất tập trung; xác định các trung tâm, điểm dân cư tại Khu kinh tế - quốc phòng.
7. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng.
8. Phương hướng bảo vệ môi trường, văn hóa - thể thao và du lịch, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng, tỉnh.
9. Danh mục và thứ tự thực hiện các dự án ưu tiên.
10. Giải pháp, nguồn lực thực hiện hợp phần quy hoạch.
11. Thể hiện phương án của hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng trên bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 và trích lục bản đồ tỷ lệ 1/500.000 đối với từng Khu kinh tế - quốc phòng.
Điều 10. Thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng và tổ chức thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định từ Điều 33 đến Điều 38 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.
2. Thành phần Hội đồng thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, gồm chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng, trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Quốc phòng;
b) Thành viên Hội đồng là lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các quân khu, quân chủng, binh đoàn có liên quan;
c) Mời lãnh đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tham gia Hội đồng.
3. Hồ sơ thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, gồm:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định hợp phần quy hoạch;
b) Báo cáo thuyết minh hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định tại
c) Các báo cáo chuyên đề, các phụ lục kèm theo;
d) Hệ thống bản đồ bao gồm: Bản đồ hành chính; bản đồ vị trí và mối quan hệ liên vùng, nội vùng; bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu, các trung tâm, các điểm dân cư trong các Khu kinh tế - quốc phòng; bản đồ tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu trong Khu kinh tế - quốc phòng; các loại bản đồ thực hiện theo tỷ lệ quy định tại
đ) Báo cáo tiếp thu, giải trình kèm theo ý kiến tham gia của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
e) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
4. Nội dung thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, dữ liệu sử dụng để lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Sự phù hợp của các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, phương án bố trí nguồn lực trong hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; các mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; thế bố trí trong khu vực phòng thủ;
c) Tính thống nhất của hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác có liên quan nơi bố trí Khu kinh tế - quốc phòng;
d) Giải pháp thực hiện hợp phần quy hoạch, tính khả thi và các biện pháp quản lý thực hiện hợp phần quy hoạch.
Điều 11. Điều chỉnh hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập đề xuất điều chỉnh nội dung hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng khi có các căn cứ sau:
a) Có sự điều chỉnh về nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác có liên quan làm thay đổi mục tiêu, quy mô, nội dung, định hướng tổ chức của hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Do yêu cầu về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2. Quy trình lập đề xuất điều chỉnh, hồ sơ xin điều chỉnh hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng thực hiện như đối với việc lập hợp phần quy hoạch quy định tại
3. Đối với các nội dung điều chỉnh không làm thay đổi mục tiêu của hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định khi điều chỉnh kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
Mục 2. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ - QUỐC PHÒNG
Điều 12. Thẩm quyền tổ chức lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các quân khu, quân chủng, binh đoàn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Quân khu, quân chủng, binh đoàn chỉ đạo Đoàn kinh tế - quốc phòng lựa chọn tổ chức tư vấn lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được giao quản lý.
3. Đơn vị tư vấn lập kế hoạch phải đáp ứng đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
1. Căn cứ lập nhiệm vụ:
a) Hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c) Báo cáo rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
2. Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gồm:
a) Căn cứ lập kế hoạch;
b) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập kế hoạch;
c) Chi phí lập kế hoạch;
d) Thời hạn lập kế hoạch;
đ) Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc lập kế hoạch.
3. Bộ Quốc phòng thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
Thành phần hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Quốc phòng; Thư ký hội đồng là cơ quan có chức năng quản lý nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội; thành viên Hội đồng là lãnh đạo các cơ quan liên quan thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Kinh phí lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng sử dụng nguồn chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước.
Điều 14. Quy trình lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
Căn cứ nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được phê duyệt, các quân khu, quân chủng, binh đoàn chỉ đạo Đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện:
1. Lựa chọn đơn vị tư vấn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại
2. Thống nhất với Ủy ban nhân dân các cấp về vị trí, quy mô từng dự án bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả phù hợp với quy hoạch chung của địa phương.
3. Hoàn thiện kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định.
4. Tiếp thu, giải trình ý kiến của địa phương, hoàn thiện kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, báo cáo Bộ Quốc phòng thẩm định.
5. Hoàn thiện kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng báo cáo Quân khu, quân chủng, binh đoàn trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Điều 15. Yêu cầu về nội dung của kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
1. Phù hợp với hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các quy hoạch có liên quan; đảm bảo quốc phòng, an ninh tuyến biên giới, khu vực phòng thủ.
2. Đối với Khu kinh tế - quốc phòng biển, đảo: Ngoài đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng biển, đảo phải phù hợp với Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, quy hoạch không gian biển quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển, đảo.
3. Kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được xác định trên cơ sở kế hoạch phòng thủ khu vực, kế hoạch bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư, mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng.
Điều 16. Nội dung kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
1. Xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp ổn định dân cư.
2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất.
3. Xây dựng kế hoạch các dự án đầu tư.
4. Đánh giá sự phù hợp của việc phát triển Khu kinh tế - quốc phòng đối với công tác bảo vệ môi trường và xây dựng các giải pháp về bảo vệ môi trường.
5. Xây dựng các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
6. Xây dựng kế hoạch về công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt.
7. Xây dựng các kế hoạch khác theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 17. Điều chỉnh kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
1. Căn cứ điều chỉnh kế hoạch:
a) Có sự điều chỉnh hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác có liên quan;
c) Do yêu cầu về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch:
a) Khi có các căn cứ quy định tại khoản 1 điều này, Đoàn kinh tế - quốc phòng báo cáo Bộ Tư lệnh quân khu, quân chủng, binh đoàn về nội dung điều chỉnh kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Bộ Tư lệnh quân khu, quân chủng, binh đoàn thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về nội dung điều chỉnh kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng;
c) Tư lệnh quân khu, quân chủng, binh đoàn báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc điều chỉnh kế hoạch.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kế hoạch, gồm:
a) Tờ trình đề nghị điều chỉnh kế hoạch;
b) Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch điều chỉnh;
c) Các báo cáo kế hoạch chuyên đề, các phụ lục kèm theo.
Mục 3. MỞ MỚI, KẾT THÚC KHU KINH TẾ - QUỐC PHÒNG
Điều 18. Mở mới Khu kinh tế - quốc phòng
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định mở mới Khu kinh tế - quốc phòng khi có các căn cứ sau đây:
a) Hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng được tích hợp trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng;
b) Tính cấp thiết về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội;
c) Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Điều kiện mở mới Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Có sự thống nhất bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về mở mới Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng đảm bảo nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Quy trình mở mới Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Quân khu, quân chủng, binh đoàn gửi văn bản kèm theo hồ sơ đề xuất mở mới Khu kinh tế - quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến mở mới để xin ý kiến.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của quân khu, quân chủng, binh đoàn, Ủy ban nhân cấp tỉnh có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về tính cấp thiết, sự phù hợp, phạm vi, quy mô của Khu kinh tế - quốc phòng dự kiến mở mới;
b) Lập hồ sơ báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc mở mới Khu kinh tế - quốc phòng.
4. Hồ sơ đề xuất mở mới Khu kinh tế - quốc phòng, gồm:
a) Tờ trình đề nghị mở mới Khu kinh tế - quốc phòng của quân khu, quân chủng, binh đoàn;
b) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Các văn bản pháp lý liên quan khác.
Điều 19. Kết thúc xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kết thúc xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng khi mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng đã hoàn thành.
2. Bộ Quốc phòng chỉ đạo quân khu, quân chủng, binh đoàn tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Quân khu, quân chủng, binh đoàn chỉ đạo Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan triển khai thủ tục kết thúc xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng và bàn giao các công trình cơ sở hạ tầng cho địa phương quản lý.
Nghị định 22/2021/NĐ-CP về Khu kinh tế - quốc phòng
- Số hiệu: 22/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/03/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 493 đến số 494
- Ngày hiệu lực: 05/05/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 5. Nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 6. Trách nhiệm lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 7. Căn cứ lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 8. Quy trình lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 9. Nội dung hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 10. Thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 11. Điều chỉnh hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 12. Thẩm quyền tổ chức lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 13. Nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 14. Quy trình lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 15. Yêu cầu về nội dung của kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 16. Nội dung kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 17. Điều chỉnh kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 20. Thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng
- Điều 21. Cơ cấu tổ chức của Đoàn kinh tế - quốc phòng
- Điều 22. Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn kinh tế - quốc phòng
- Điều 23. Quy chế hoạt động của Đoàn kinh tế - quốc phòng
- Điều 24. Tổ chức lại, giải thể Đoàn kinh tế - quốc phòng
- Điều 25. Thực hiện nhiệm vụ tham gia lao động sản xuất xây dựng kinh tế, kết hợp với nhiệm vụ quân sự quốc phòng trên địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 26. Xây dựng dự án trong Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 27. Quản lý các dự án đầu tư trong Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 28. Quản lý đất đai trong Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 29. Quản lý dân cư, cư trú, bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 30. Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững
- Điều 31. Công tác dân vận trong Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 32. Cơ chế đầu tư trong Khu kinh tế- quốc phòng
- Điều 33. Nguồn vốn đầu tư xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 34. Kế hoạch sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 35. Chế độ, chính sách trong Khu kinh tế - quốc phòng
- Điều 36. Hỗ trợ tài chính trong Khu kinh tế - quốc phòng