Điều 8 Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
Điều 8. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự
1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
- Dân quân, công an cấp xã; tự vệ cơ quan, tổ chức;
- Lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân;
- Lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các Bộ, ngành.
2. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự nòng cốt ở các cấp.
a) Lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các Bộ, ngành làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
b) Lực lượng của các Trung tâm khu vực và lực lượng chuyên trách chủ trì làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự ở từng vùng, trên từng lĩnh vực;
c) Tại cấp tỉnh, cấp huyện: tổ chức các đội chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự trên từng lĩnh vực. Việc tổ chức cụ thể các đội làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng các Bộ có liên quan quy định. Các đội phòng thủ dân sự được biên chế trong các cơ quan, tổ chức thuộc cấp tỉnh, cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được phân công phụ trách;
d) Tại cấp xã và cơ quan, tổ chức: tổ chức các tổ, đội cơ động phòng chống, khắc phục hậu quả; tổ thông tin liên lạc, thông báo, báo động; các tổ cấp cứu, tải thương; đội bảo vệ sơ tán, phân tán nhân dân, đội bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; đội vệ sinh môi trường. Các tổ, đội phòng thủ dân sự do dân quân tự vệ, công an cấp xã đảm nhiệm. Ban Chỉ huy quân sự, Công an cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chịu trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, quản lý, chỉ huy.
Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- Số hiệu: 117/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/11/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 615 đến số 616
- Ngày hiệu lực: 11/12/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc, phương châm hoạt động phòng thủ dân sự
- Điều 5. Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
- Điều 6. Chỉ đạo phòng thủ dân sự
- Điều 7. Cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự
- Điều 8. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 9. Nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 10. Phương tiện, trang bị cho lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 11. Quy hoạch hệ thống công trình phòng thủ dân sự
- Điều 12. Xây dựng hệ thống nghiên cứu dự báo, cảnh báo, báo động
- Điều 13. Xây dựng công trình phục vụ phòng thủ dân sự
- Điều 14. Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập.
- Điều 15. Thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự
- Điều 16. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
- Điều 17. Biện pháp giảm nhẹ hậu quả thảm họa
- Điều 18. Cơ chế xử lý thảm họa
- Điều 19. Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, báo động
- Điều 20. Hành động của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khi có thảm họa
- Điều 21. Biện pháp bảo vệ nhân dân
- Điều 22. Biện pháp bảo vệ cơ quan, tổ chức, nền kinh tế quốc dân
- Điều 23. Cơ chế huy động phương tiện, trang bị, vật tư
- Điều 24. Chế độ đối với người được huy động huấn luyện và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
- Điều 25. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn và chết.
- Điều 26. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị thương, hy sinh
- Điều 27. Đền bù thiệt hại phương tiện, trang bị, vật tư được trưng dụng làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự
- Điều 28. Nguồn ngân sách bảo đảm phòng thủ dân sự
- Điều 29. Nội dung chi ngân sách cho công tác phòng thủ dân sự