Mục 1 Chương 2 Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
MỤC 1. TỔ CHỨC PHÒNG THỦ DÂN SỰ
Điều 8. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự
1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
- Dân quân, công an cấp xã; tự vệ cơ quan, tổ chức;
- Lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân;
- Lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các Bộ, ngành.
2. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự nòng cốt ở các cấp.
a) Lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các Bộ, ngành làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
b) Lực lượng của các Trung tâm khu vực và lực lượng chuyên trách chủ trì làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự ở từng vùng, trên từng lĩnh vực;
c) Tại cấp tỉnh, cấp huyện: tổ chức các đội chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự trên từng lĩnh vực. Việc tổ chức cụ thể các đội làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng các Bộ có liên quan quy định. Các đội phòng thủ dân sự được biên chế trong các cơ quan, tổ chức thuộc cấp tỉnh, cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được phân công phụ trách;
d) Tại cấp xã và cơ quan, tổ chức: tổ chức các tổ, đội cơ động phòng chống, khắc phục hậu quả; tổ thông tin liên lạc, thông báo, báo động; các tổ cấp cứu, tải thương; đội bảo vệ sơ tán, phân tán nhân dân, đội bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; đội vệ sinh môi trường. Các tổ, đội phòng thủ dân sự do dân quân tự vệ, công an cấp xã đảm nhiệm. Ban Chỉ huy quân sự, Công an cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chịu trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, quản lý, chỉ huy.
Điều 9. Nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ dân sự
1. Tuyên truyền, huấn luyện kiến thức về phòng thủ dân sự.
2. Dự báo các nguy cơ, quy mô, mức độ thiệt hại của khu vực có thể xảy ra thảm họa. Thông báo, truyền lệnh báo động kịp thời khi xảy ra thảm họa.
3. Triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết khi có thảm họa, cụ thể:
a) Sơ tán nhân dân, phân tán tài sản của Nhà nước và nhân dân đến khu vực an toàn; tiến hành các biện pháp ngụy trang, che chắn; bảo đảm trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, lương thực thực phẩm, nước uống và các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho người trong khu vực xảy ra thảm họa;
b) Quan sát, trinh sát phát hiện kịp thời, đánh dấu, khoanh vùng, tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng cho người, trang bị, phương tiện ở khu vực bị nhiễm phóng xạ, sinh học, hóa chất độc hại;
c) Tiến hành cứu sập, tìm kiếm, cứu nạn, khôi phục các hoạt động công cộng;
d) Sơ cứu, chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất;
đ) Tiếp tế nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và các vật chất cần thiết khác đến các khu vực bị nạn, khu vực bị chia cắt, khôi phục sinh hoạt động bình thường cho các lực lượng trong vùng xảy ra thảm họa;
e) Bảo đảm an ninh trật tự, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường tại những khu vực xảy ra thảm họa.
Điều 10. Phương tiện, trang bị cho lực lượng phòng thủ dân sự
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành quy định danh mục các loại phương tiện, trang bị, thiết bị, vật tư bảo đảm cho các hoạt động phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trong huấn luyện, diễn tập về phòng thủ dân sự và khi có tình huống xảy ra.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bảo đảm trang bị, phương tiện, thiết bị, vật tư cần thiết cho lực lượng phòng thủ dân sự thực hiện các biện pháp bảo vệ nhân dân, nền kinh tế quốc dân. Trong trường hợp thi hành lệnh khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huy động phương tiện, thiết bị, vật tư thuộc địa phương mình để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quy hoạch hệ thống công trình phòng thủ dân sự
1. Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự ở từng cấp khi có chiến tranh phải gắn với quy hoạch thế trận quân sự khu vực phòng thủ. Việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch các công trình phòng thủ dân sự được thực hiện theo Điều 14 Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ.
2. Việc quy hoạch hệ thống công trình phòng thủ dân sự ngoài lĩnh vực quốc phòng do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với xây dựng các công trình phòng thủ dân sự; tận dụng các hang, động, địa hình, công trình nửa ngầm, công trình ngầm làm hầm trú ẩn cho nhân dân, cơ quan, tổ chức khi có nguy cơ xảy ra thảm họa hoặc có chiến tranh.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây dựng các công trình ngầm để bảo đảm tính lưỡng dụng.
Điều 12. Xây dựng hệ thống nghiên cứu dự báo, cảnh báo, báo động
Củng cố, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, đài quan sát, trạm quan sát, quan trắc về động đất, khí tượng thủy văn, dự báo sóng thần, môi trường, phòng không nhân dân của Trung ương, khu vực, địa phương, tạo thành hệ thống mạng thông tin dự báo, cảnh báo, báo động trên phạm vi cả nước.
1. Xây dựng các công trình phòng, chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao, vũ khí hủy diệt lớn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
2. Xây dựng các công trình phòng thủ dân sự ngoài lĩnh vực quốc phòng do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định.
Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- Số hiệu: 117/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/11/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 615 đến số 616
- Ngày hiệu lực: 11/12/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc, phương châm hoạt động phòng thủ dân sự
- Điều 5. Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
- Điều 6. Chỉ đạo phòng thủ dân sự
- Điều 7. Cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự
- Điều 8. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 9. Nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 10. Phương tiện, trang bị cho lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 11. Quy hoạch hệ thống công trình phòng thủ dân sự
- Điều 12. Xây dựng hệ thống nghiên cứu dự báo, cảnh báo, báo động
- Điều 13. Xây dựng công trình phục vụ phòng thủ dân sự
- Điều 14. Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập.
- Điều 15. Thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự
- Điều 16. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
- Điều 17. Biện pháp giảm nhẹ hậu quả thảm họa
- Điều 18. Cơ chế xử lý thảm họa
- Điều 19. Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, báo động
- Điều 20. Hành động của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khi có thảm họa
- Điều 21. Biện pháp bảo vệ nhân dân
- Điều 22. Biện pháp bảo vệ cơ quan, tổ chức, nền kinh tế quốc dân
- Điều 23. Cơ chế huy động phương tiện, trang bị, vật tư
- Điều 24. Chế độ đối với người được huy động huấn luyện và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
- Điều 25. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn và chết.
- Điều 26. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị thương, hy sinh
- Điều 27. Đền bù thiệt hại phương tiện, trang bị, vật tư được trưng dụng làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự
- Điều 28. Nguồn ngân sách bảo đảm phòng thủ dân sự
- Điều 29. Nội dung chi ngân sách cho công tác phòng thủ dân sự