Điều 24 Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
Điều 24. Chế độ đối với người được huy động huấn luyện và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
a) Được trợ cấp ngày công lao động từng ngành nghề theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Đối với lao động phổ thông, mức trợ cấp thấp nhất bằng 0,04 so với lương tối thiểu theo quyết định của Chính phủ tại thời điểm đó (gọi tắt là mức lương tối thiểu), đối với lao động có liên quan trực tiếp đến chất phóng xạ, tác nhân sinh học, hóa chất độc hại mức trợ cấp thấp nhất bằng 0,1 so với lương tối thiểu; nếu huấn luyện và làm nhiệm vụ vào ban đêm từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau được tính gấp đôi; làm nhiệm vụ ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được bồi dưỡng tại chỗ theo quy định của pháp luật;
b) Khi huấn luyện và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.
Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan.
Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- Số hiệu: 117/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/11/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 615 đến số 616
- Ngày hiệu lực: 11/12/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc, phương châm hoạt động phòng thủ dân sự
- Điều 5. Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
- Điều 6. Chỉ đạo phòng thủ dân sự
- Điều 7. Cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự
- Điều 8. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 9. Nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 10. Phương tiện, trang bị cho lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 11. Quy hoạch hệ thống công trình phòng thủ dân sự
- Điều 12. Xây dựng hệ thống nghiên cứu dự báo, cảnh báo, báo động
- Điều 13. Xây dựng công trình phục vụ phòng thủ dân sự
- Điều 14. Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập.
- Điều 15. Thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự
- Điều 16. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
- Điều 17. Biện pháp giảm nhẹ hậu quả thảm họa
- Điều 18. Cơ chế xử lý thảm họa
- Điều 19. Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, báo động
- Điều 20. Hành động của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khi có thảm họa
- Điều 21. Biện pháp bảo vệ nhân dân
- Điều 22. Biện pháp bảo vệ cơ quan, tổ chức, nền kinh tế quốc dân
- Điều 23. Cơ chế huy động phương tiện, trang bị, vật tư
- Điều 24. Chế độ đối với người được huy động huấn luyện và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
- Điều 25. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn và chết.
- Điều 26. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị thương, hy sinh
- Điều 27. Đền bù thiệt hại phương tiện, trang bị, vật tư được trưng dụng làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự
- Điều 28. Nguồn ngân sách bảo đảm phòng thủ dân sự
- Điều 29. Nội dung chi ngân sách cho công tác phòng thủ dân sự