Điều 25 Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
Điều 25. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn và chết.
1. Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự nếu bị ốm đau, tai nạn trong các trường hợp sau đây thì được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động:
a) Bị ốm đau, tai nạn trong khi huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ tại nơi làm việc, kể cả trong và ngoài giờ hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
b) Bị ốm đau, tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi huấn luyện hoặc làm nhiệm vụ;
c) Trường hợp vì lý do say rượu hoặc dùng chất ma túy và chất kích thích hủy hoại sức khỏe thì không được hưởng chế độ ghi tại khoản 1 Điều này.
2. Trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và cơ quan, tổ chức ra quyết định huy động khi xảy ra tai nạn trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự:
a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu tại chỗ đối với người bị tai nạn, sau đó chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất;
b) Phải lập biên bản, ghi đầy đủ diễn biến vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra tai nạn, có chữ ký của người đại diện tập thể cán bộ, nhân viên cùng tham gia huấn luyện, làm nhiệm vụ. Trường hợp bị tai nạn trên đường đi và về, thì biên bản phải có dấu, chữ ký của người đại diện chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
3. Chế độ, chính sách đối với người bị ốm đau, tai nạn:
a) Bị ốm đau: người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau trong khi huấn luyện, làm nhiệm vụ nếu chưa tham gia đóng bảo hiểm y tế thì được thanh toán tiền khám chữa bệnh; nếu bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí như tiêu chuẩn của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội;
b) Bị tai nạn:
- Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện;
- Sau khi điều trị được cơ quan chức năng giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người chưa chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần, mức trợ cấp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì hướng dẫn. Trường hợp người có tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Người bị tai nạn bị mất một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật;
c) Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nếu người bị chết chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì người trực tiếp mai táng được nhận tiền mai táng bằng 08 (tám) tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 05 (năm) tháng lương tối thiểu. Nếu người bị chết có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau, tai nạn do ngân sách địa phương bảo đảm. Đối với người có tham gia đóng bảo hiểm y tế thì tiền khám chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả; người có tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì chế độ tử tuất và chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
5. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền bị tai nạn, thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.
Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- Số hiệu: 117/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/11/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 615 đến số 616
- Ngày hiệu lực: 11/12/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc, phương châm hoạt động phòng thủ dân sự
- Điều 5. Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
- Điều 6. Chỉ đạo phòng thủ dân sự
- Điều 7. Cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự
- Điều 8. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 9. Nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 10. Phương tiện, trang bị cho lực lượng phòng thủ dân sự
- Điều 11. Quy hoạch hệ thống công trình phòng thủ dân sự
- Điều 12. Xây dựng hệ thống nghiên cứu dự báo, cảnh báo, báo động
- Điều 13. Xây dựng công trình phục vụ phòng thủ dân sự
- Điều 14. Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập.
- Điều 15. Thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự
- Điều 16. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
- Điều 17. Biện pháp giảm nhẹ hậu quả thảm họa
- Điều 18. Cơ chế xử lý thảm họa
- Điều 19. Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, báo động
- Điều 20. Hành động của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khi có thảm họa
- Điều 21. Biện pháp bảo vệ nhân dân
- Điều 22. Biện pháp bảo vệ cơ quan, tổ chức, nền kinh tế quốc dân
- Điều 23. Cơ chế huy động phương tiện, trang bị, vật tư
- Điều 24. Chế độ đối với người được huy động huấn luyện và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
- Điều 25. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn và chết.
- Điều 26. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị thương, hy sinh
- Điều 27. Đền bù thiệt hại phương tiện, trang bị, vật tư được trưng dụng làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự
- Điều 28. Nguồn ngân sách bảo đảm phòng thủ dân sự
- Điều 29. Nội dung chi ngân sách cho công tác phòng thủ dân sự