Chương 5 Nghị định 06/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá
Điều 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và tương đương có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.
1. Cơ quan Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với các hành vi phạm hành chính trong sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình theo thẩm quyền quy định cụ thể tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 37 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Nhà nước chuyên ngành có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình theo thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá được áp dụng theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá được áp dụng theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 27. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh rượu và thuốc lá
1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Các tài liệu liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt. Biên bản vi phạm hành chính được lập đầy đủ theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và tại nơi ghi trong quyết định xử phạt trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại khoản 21 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong trường hợp áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các quy định tại khoản 25 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh chập hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 22 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
2. Trong trường hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh, Xử lý vi phạm hành chính, khoản 28 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
Điều 29. Quy định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại
2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện xong biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
Nghị định 06/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá
- Số hiệu: 06/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/01/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 111 đến số 112
- Ngày hiệu lực: 08/03/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt
- Điều 6. Các hình thức xử phạt
- Điều 7. Vi phạm các quy định về Giấy phép sản xuất
- Điều 8. Vi phạm các quy định về Giấy phép kinh doanh
- Điều 9. Vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh
- Điều 10. Vi phạm các quy định về nhập khẩu
- Điều 11. Vi phạm các quy định về kinh doanh rượu và thuốc lá nhập lậu
- Điều 12. Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá giả
- Điều 13. Vi phạm các quy định về nhãn hiệu sản phẩm và ghi nhãn
- Điều 14. Vi phạm các quy định về dán tem
- Điều 15. Vi phạm các quy định về sản xuất rượu thủ công
- Điều 16. Vi phạm các quy định về việc cung cấp thông tin về rượu
- Điều 17. Vi phạm các quy định về nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh rượu
- Điều 18. Vi phạm các quy định về phòng, chống tác loại của thuốc lá
- Điều 19. Vi phạm các quy định về trồng, kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
- Điều 20. Vi phạm các quy định chế biến nguyên liệu thuốc lá
- Điều 21. Vi phạm các quy định về năng lực và sản lượng sản xuất thuốc lá
- Điều 22. Vi phạm các quy định về sử dụng tem, giấy cuốn điếu, giá bán tối thiểu thuốc lá
- Điều 23. Vi phạm các quy định về sử dụng, thanh lý, nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất, nhượng bán máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá
- Điều 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 25. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra Nhà nước chuyên ngành, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Điều 26. Uỷ quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá
- Điều 27. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh rượu và thuốc lá
- Điều 28. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá
- Điều 29. Quy định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả