Điều 33 Nghị định 03/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
1. Việc chia doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chia thành hai hoặc nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn khác. Công ty cổ phần có thể được chia thành hai hoặc nhiều công ty cổ phần khác.
2. Tỷ lệ số phiếu chấp thuận phải có để thông qua quyết định chia công ty trách nhiệm hữu hạn được áp dụng theo quy định tại
3. Tỷ lệ số phiếu chấp thuận phải có để thông qua quyết định chia công ty cổ phần được áp dụng theo quy định tại
4. Khi chia công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thành nhiều công ty, thì thành viên của các công ty mới được thành lập có thể xử lý theo một trong hai cách sau đây:
a) Tất cả thành viên của công ty bị chia đều là thành viên của các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia;
b) Các thành viên của công ty bị chia được chia thành từng nhóm tương ứng làm thành viên của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia. Việc chia các thành viên của công ty bị chia thành các nhóm thành viên tương ứng của công ty mới thành lập từ công ty bị chia phải thực hiện theo nguyên tắc nhất trí.
5. Khi chia công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì chủ sở hữu công ty bị chia vẫn là chủ sở hữu của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia.
6. Khi chia một công ty cổ phần thành nhiều công ty cổ phần khác, thì các cổ đông của các công ty mới được thành lập có thể xử lý theo một trong hai cách sau đây:
a) Tất cả các cổ đông của công ty bị chia đều là cổ đông của công ty mới được thành lập từ công ty bị chia;
b) Các cổ đông của công ty bị chia được chia thành từng nhóm tương ứng làm cổ đông của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia. Việc chia các cổ đông của công ty bị chia thành các nhóm cổ đông tương ứng của công ty mới thành lập từ công ty bị chia phải được số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Cổ đông phản đối phương án đã quyết định về chia cổ đông thành các nhóm tương ứng có quyền yêu cầu công ty bị chia mua lại cổ phần của mình trước khi thực hiện chia công ty. Thủ tục mua lại cổ phần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Doanh nghiệp.
7. Việc xử lý nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia được quy định như sau:
a) Quyết định phân chia trách nhiệm của các công ty mới thành lập đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia không có hiệu lực pháp lý đối với chủ nợ, đối với người có quyền và lợi ích liên quan, trừ trường hợp công ty mới thành lập và chủ nợ có liên quan có thoả thuận khác.
b) Tất cả các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia đều phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, trừ trường hợp chủ nợ và công ty mới thành lập từ công ty bị chia có thoả thuận khác. Khi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, thì chủ nợ có quyền yêu cầu một trong các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia thanh toán các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Công ty được yêu cầu phải thanh toán khoản nợ đến hạn đó, đồng thời có quyền yêu cầu các công ty còn lại hoàn trả lại phần tương ứng mà họ phải gánh chịu.
Nghị định 03/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
- Số hiệu: 03/2000/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 03/02/2000
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 18/02/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng áp dụng
- Điều 2. Áp dụng các luật chuyên ngành
- Điều 3. Ngành, nghề cấm kinh doanh
- Điều 4. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- Điều 5. Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định
- Điều 6. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
- Điều 7. Quyền đăng ký ngành, nghề kinh doanh
- Điều 8. Quyền thành lập doanh nghiệp
- Điều 9. Người không được quyền thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp
- Điều 10. Điều lệ công ty
- Điều 11. Nội dung danh sách thành viên và danh sách cổ đông sáng lập
- Điều 12. Điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
- Điều 13. Thông qua quyết định của Hội đồng thành viên
- Điều 14. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 15. Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 16. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 17. Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Hội đồng quản trị
- Điều 18. Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Chủ tịch công ty
- Điều 19. Cổ phần ưu đãi biểu quyết
- Điều 20. Mức cổ tức của cổ phần ưu đãi cổ tức
- Điều 21. Cổ phần ưu đãi hoàn lại
- Điều 22. Trình tự và thủ tục chào bán chứng khoán
- Điều 23. Điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 24. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Điều 25. Biên bản họp Hội đồng quản trị
- Điều 26. Công ty hợp danh
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
- Điều 29. Tổ chức quản lý công ty hợp danh
- Điều 30. Tiếp nhận thành viên
- Điều 31. Chấm dứt tư cách thành viên
- Điều 32. Rút khỏi công ty
- Điều 33. Chia doanh nghiệp
- Điều 34. Tách doanh nghiệp
- Điều 35. Căn cứ xác định doanh nghiệp thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả
- Điều 36. Căn cứ xác định doanh nghiệp bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
- Điều 37. Hướng dẫn về các điều khoản thi hành quy định tại Chương X Luật Doanh nghiệp
- Điều 38.