Mục 1 Chương 3 Luật Trồng trọt 2018
Mục 1. CÔNG NHẬN PHÂN BÓN LƯU HÀNH VÀ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
Điều 36. Yêu cầu về công nhận phân bón lưu hành, phân loại phân bón
1. Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại
2. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm và được gia hạn.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực phân bón tại Việt Nam được đứng tên đăng ký công nhận lưu hành phân bón.
4. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón.
5. Chính phủ quy định về phân loại phân bón.
Điều 37. Cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
1. Điều kiện cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;
b) Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia, trừ loại phân bón quy định tại
2. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi, bổ sung thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành;
b) Quyết định công nhận phân bón lưu hành bị mất, hư hỏng;
c) Thay đổi tên phân bón theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được gia hạn khi đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
b) Đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;
c) Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón theo quy định.
Điều 38. Hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
1. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam bị hủy bỏ trong trường hợp sau đây:
a) Có bằng chứng khoa học mới về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;
b) Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đã được công nhận lưu hành.
2. Việc hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý chuyên ngành về phân bón tổng hợp thông tin đánh giá và xem xét hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân được sản xuất, nhập khẩu phân bón này tối đa là 06 tháng; được mua bán, sử dụng tối đa là 12 tháng kể từ ngày quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có hiệu lực;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý chuyên ngành về phân bón kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu công nhận phân bón để xem xét hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân phải chấm dứt ngay việc sản xuất, nhập khẩu, mua bán, sử dụng phân bón kể từ ngày quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có hiệu lực.
3. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Điều 39. Yêu cầu về khảo nghiệm phân bón
1. Phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành, trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm bao gồm:
a) Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
d) Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
3. Phân bón được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
4. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
5. Lượng phân bón được sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.
Điều 40. Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón
1. Tổ chức khảo nghiệm phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, không kể người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm, có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.
2. Chính phủ quy định số lượng nhân lực tối thiểu thực hiện khảo nghiệm của tổ chức khảo nghiệm phân bón; hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp, thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón.
Luật Trồng trọt 2018
- Số hiệu: 31/2018/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1133 đến số 1134
- Ngày hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc hoạt động trồng trọt
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt
- Điều 5. Chiến lược phát triển trồng trọt
- Điều 6. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt
- Điều 7. Hợp tác quốc tế về trồng trọt
- Điều 8. Cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt
- Điều 10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng
- Điều 11. Khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng
- Điều 12. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng
- Điều 13. Yêu cầu chung về việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng
- Điều 14. Tên giống cây trồng
- Điều 15. Cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
- Điều 16. Cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
- Điều 17. Tự công bố lưu hành giống cây trồng
- Điều 18. Nội dung khảo nghiệm giống cây trồng
- Điều 19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng
- Điều 20. Lưu mẫu giống cây trồng
- Điều 21. Cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng
- Điều 22. Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng
- Điều 23. Sản xuất giống cây trồng
- Điều 24. Cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng
- Điều 25. Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng
- Điều 26. Kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng
- Điều 27. Ghi nhãn và quảng cáo giống cây trồng
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng
- Điều 36. Yêu cầu về công nhận phân bón lưu hành, phân loại phân bón
- Điều 37. Cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 38. Hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 39. Yêu cầu về khảo nghiệm phân bón
- Điều 40. Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón
- Điều 45. Quản lý chất lượng phân bón
- Điều 46. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
- Điều 47. Tên phân bón
- Điều 48. Ghi nhãn phân bón
- Điều 49. Quảng cáo phân bón
- Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón
- Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón
- Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khảo nghiệm phân bón
- Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của người lấy mẫu phân bón
- Điều 54. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón
- Điều 55. Sử dụng và bảo vệ đất trong canh tác
- Điều 56. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
- Điều 57. Bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước
- Điều 58. Sử dụng nước tưới
- Điều 59. Sử dụng sinh vật có ích
- Điều 60. Trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác
- Điều 61. Yêu cầu về sử dụng trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác
- Điều 62. Phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung
- Điều 63. Hợp tác, liên kết sản xuất
- Điều 64. Quản lý và cấp mã số vùng trồng
- Điều 65. Quy trình sản xuất
- Điều 66. Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác
- Điều 67. Cơ giới hóa trong canh tác
- Điều 70. Canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu
- Điều 71. Canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa
- Điều 72. Bảo vệ môi trường trong canh tác
- Điều 75. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng
- Điều 76. Thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng
- Điều 77. Phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng
- Điều 78. Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm cây trồng
- Điều 79. Phát triển chợ đầu mối sản phẩm cây trồng
- Điều 80. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến và thương mại sản phẩm cây trồng
- Điều 81. Quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng