Mục 4 Chương 2 Luật Trồng trọt 2018
Mục 4. SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 22. Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;
b) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 23. Sản xuất giống cây trồng
1. Sản xuất giống cây trồng được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
2. Cây, vườn cây cung cấp vật liệu phục vụ nhân giống vô tính, hạt lai đa dòng đối với cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm phải được cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo quy định tại
1. Cây được cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng sau khi được bình tuyển theo tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng cây đầu dòng. Trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia, cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt ban hành tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng.
2. Vườn cây được cấp Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng sau khi được thẩm định theo tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng vườn cây đầu dòng. Trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia, cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt ban hành tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng.
3. Chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng được quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng bị đình chỉ hiệu lực khi cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng không còn đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
5. Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng được phục hồi hiệu lực khi chất lượng của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
6. Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng bị hủy bỏ khi đã bị đình chỉ hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều này mà không được phục hồi hiệu lực theo quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng.
Luật Trồng trọt 2018
- Số hiệu: 31/2018/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1133 đến số 1134
- Ngày hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc hoạt động trồng trọt
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt
- Điều 5. Chiến lược phát triển trồng trọt
- Điều 6. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt
- Điều 7. Hợp tác quốc tế về trồng trọt
- Điều 8. Cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt
- Điều 10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng
- Điều 11. Khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng
- Điều 12. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng
- Điều 13. Yêu cầu chung về việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng
- Điều 14. Tên giống cây trồng
- Điều 15. Cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
- Điều 16. Cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
- Điều 17. Tự công bố lưu hành giống cây trồng
- Điều 18. Nội dung khảo nghiệm giống cây trồng
- Điều 19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng
- Điều 20. Lưu mẫu giống cây trồng
- Điều 21. Cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng
- Điều 22. Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng
- Điều 23. Sản xuất giống cây trồng
- Điều 24. Cấp, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng
- Điều 25. Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng
- Điều 26. Kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng
- Điều 27. Ghi nhãn và quảng cáo giống cây trồng
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng
- Điều 36. Yêu cầu về công nhận phân bón lưu hành, phân loại phân bón
- Điều 37. Cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 38. Hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 39. Yêu cầu về khảo nghiệm phân bón
- Điều 40. Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón
- Điều 45. Quản lý chất lượng phân bón
- Điều 46. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
- Điều 47. Tên phân bón
- Điều 48. Ghi nhãn phân bón
- Điều 49. Quảng cáo phân bón
- Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón
- Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón
- Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khảo nghiệm phân bón
- Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của người lấy mẫu phân bón
- Điều 54. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón
- Điều 55. Sử dụng và bảo vệ đất trong canh tác
- Điều 56. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
- Điều 57. Bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước
- Điều 58. Sử dụng nước tưới
- Điều 59. Sử dụng sinh vật có ích
- Điều 60. Trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác
- Điều 61. Yêu cầu về sử dụng trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác
- Điều 62. Phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung
- Điều 63. Hợp tác, liên kết sản xuất
- Điều 64. Quản lý và cấp mã số vùng trồng
- Điều 65. Quy trình sản xuất
- Điều 66. Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác
- Điều 67. Cơ giới hóa trong canh tác
- Điều 70. Canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu
- Điều 71. Canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa
- Điều 72. Bảo vệ môi trường trong canh tác
- Điều 75. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng
- Điều 76. Thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng
- Điều 77. Phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng
- Điều 78. Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm cây trồng
- Điều 79. Phát triển chợ đầu mối sản phẩm cây trồng
- Điều 80. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến và thương mại sản phẩm cây trồng
- Điều 81. Quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng