Hệ thống pháp luật

Điều 83 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022

Điều 83. Thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

1. Danh hiệu thi đua được bình xét và đề nghị từ đơn vị cơ sở thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Cấp quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quỹ lương hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, công nhận thành tích, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.

3. Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xét tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương do người có thẩm quyền của địa phương đề nghị khen thưởng theo phân cấp về thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chính phủ xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”; đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

5. Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tặng kỷ niệm chương cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội.

6. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

7. Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền đề nghị, trình khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.

Luật Thi đua, Khen thưởng 2022

  • Số hiệu: 06/2022/QH15
  • Loại văn bản: Luật
  • Ngày ban hành: 15/06/2022
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Vương Đình Huệ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 571 đến số 572
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH