Chương 7 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022
Chương VII
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 93. Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng
1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
b) Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
c) Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái quy định của pháp luật;
d) Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc người đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình, tác phẩm là cơ sở để tặng giải thưởng.
3. Cá nhân được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ kháng chiến, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác bị áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình hoặc tham gia hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước, đào ngũ, phản bội, chiêu hồi mà bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.
5. Pháp nhân thương mại được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.
6. Cá nhân, pháp nhân thương mại bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước mà sau đó có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì được phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.
7. Chủ tịch nước quyết định tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.
8. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được xét tặng.
9. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng; thủ tục tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.
Luật Thi đua, Khen thưởng 2022
- Số hiệu: 06/2022/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/06/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 571 đến số 572
- Ngày hiệu lực: 01/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục tiêu của thi đua, khen thưởng
- Điều 5. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
- Điều 6. Danh hiệu thi đua
- Điều 7. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
- Điều 8. Các loại hình khen thưởng
- Điều 9. Hình thức khen thưởng
- Điều 10. Căn cứ xét khen thưởng
- Điều 11. Quỹ thi đua, khen thưởng
- Điều 12. Hiện vật khen thưởng
- Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng
- Điều 14. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài
- Điều 15. Hành vi bị nghiêm cấm trong thi đua, khen thưởng
- Điều 16. Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua
- Điều 17. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
- Điều 18. Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua
- Điều 19. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân
- Điều 20. Danh hiệu thi đua đối với tập thể, hộ gia đình
- Điều 21. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
- Điều 22. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh
- Điều 23. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
- Điều 24. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”
- Điều 25. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”
- Điều 26. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh
- Điều 27. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”
- Điều 28. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”
- Điều 29. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu
- Điều 30. Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa
- Điều 31. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”
- Điều 32. Các danh hiệu thi đua khác
- Điều 33. Huân chương
- Điều 34. “Huân chương Sao vàng”
- Điều 35. “Huân chương Hồ Chí Minh”
- Điều 36. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất
- Điều 37. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì
- Điều 38. “Huân chương Độc lập” hạng Ba
- Điều 39. “Huân chương Quân công” hạng Nhất
- Điều 40. “Huân chương Quân công” hạng Nhì
- Điều 41. “Huân chương Quân công” hạng Ba
- Điều 42. “Huân chương Lao động” hạng Nhất
- Điều 43. “Huân chương Lao động” hạng Nhì
- Điều 44. “Huân chương Lao động” hạng Ba
- Điều 45. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất
- Điều 46. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì
- Điều 47. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba
- Điều 48. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất
- Điều 49. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì
- Điều 50. “Huân chương Chiến công” hạng Ba
- Điều 51. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”
- Điều 52. “Huân chương Dũng cảm”
- Điều 53. “Huân chương Hữu nghị”
- Điều 54. Huy chương
- Điều 55. “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”
- Điều 56. “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”
- Điều 57. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”
- Điều 58. “Huy chương Hữu nghị”
- Điều 59. Danh hiệu vinh dự nhà nước
- Điều 60. Danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”
- Điều 61. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
- Điều 62. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”
- Điều 63. Danh hiệu “Anh hùng Lao động”
- Điều 64. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”
- Điều 65. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”
- Điều 66. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
- Điều 67. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”
- Điều 68. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”
- Điều 69. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”
- Điều 70. “Giải thưởng Nhà nước”
- Điều 71. Kỷ niệm chương
- Điều 72. Bằng khen
- Điều 73. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”
- Điều 74. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh
- Điều 75. Giấy khen
- Điều 76. Hình thức bằng khen, giấy khen khác
- Điều 77. Thẩm quyền của Chủ tịch nước
- Điều 78. Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 79. Thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 80. Thẩm quyền của Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành, tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác
- Điều 81. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các hình thức khen thưởng khác
- Điều 82. Thẩm quyền trao tặng
- Điều 83. Thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
- Điều 84. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
- Điều 85. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản
- Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 89. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
- Điều 90. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
- Điều 91. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước
- Điều 92. Trách nhiệm của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp