Mục 1 Chương 8 Luật Nhà ở 2023
Điều 118. Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở
1. Lập, lưu trữ, bàn giao và quản lý hồ sơ nhà ở.
2. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử.
3. Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công.
4. Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở.
1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ nhà ở bao gồm nhà ở riêng lẻ và nhà chung cư được quy định như sau:
a) Đối với nhà ở tại đô thị và nông thôn được tạo lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở hoặc có bản kê khai thông tin về nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở; giấy tờ xác định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở, hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có);
c) Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở và bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có);
d) Đối với trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án thì hồ sơ nhà ở bao gồm hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở và hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 120. Lưu trữ, bàn giao và quản lý hồ sơ nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân lưu trữ hồ sơ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở; đối với nhà chung cư thì việc bàn giao, lưu trữ, quản lý hồ sơ thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
b) Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn;
c) Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật này cho cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp để thiết lập hồ sơ nhà ở.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở tại địa phương để bảo đảm thống nhất về các thông tin nhà ở, đất ở ghi trong hồ sơ nhà ở.
Điều 121. Quản lý, sử dụng nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
1. Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thực hiện quản lý khu vực nhà ở riêng lẻ sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm quản lý kiến trúc mặt ngoài của nhà ở riêng lẻ sau khi đã bàn giao cho các chủ sở hữu theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt; thực hiện quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở riêng lẻ trong dự án theo đúng nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp phải bàn giao cho Nhà nước quản lý theo nội dung quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thực hiện quản lý khu vực nhà ở riêng lẻ trong dự án thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý kiến trúc mặt ngoài của nhà ở theo đúng quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc của dự án đã được phê duyệt hoặc giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý.
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất để cá nhân tự xây dựng nhà ở thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc được phê duyệt.
2. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có thể phân chia và đặt tên cho từng khu vực nhà ở riêng lẻ được quy hoạch và xây dựng riêng biệt trong dự án để thực hiện quản lý. Việc đặt tên dự án và các khu vực trong dự án thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Sau khi nhà ở được bàn giao và đưa vào sử dụng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở được tổ chức thành lập Ban tự quản khu nhà ở để thực hiện quản lý việc bảo trì kiến trúc bên ngoài của nhà ở, chăm sóc cây xanh, vườn hoa và bảo trì các công trình tiện ích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khu nhà ở đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã bàn giao cho Nhà nước hoặc được Nhà nước giao cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở quản lý, bảo trì. Thành phần của Ban tự quản khu nhà ở bao gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở của khu vực đó và đại diện chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở (nếu có).
4. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở trong khu vực nhà ở riêng lẻ tổ chức họp để thống nhất bầu Ban tự quản khu nhà ở bao gồm số lượng, thành phần tham gia, thông qua quy chế, nhiệm kỳ hoạt động của Ban tự quản khu nhà ở, nội quy quản lý, sử dụng khu vực nhà ở, quyết định đóng góp kinh phí để chi trả thù lao cho người tham gia Ban tự quản khu nhà ở và việc chăm sóc cây xanh, vườn hoa, bảo trì các công trình tiện ích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khu nhà ở không thuộc trường hợp Nhà nước hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm quản lý.
5. Việc tổ chức bầu Ban tự quản khu nhà ở lần đầu do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm chủ trì thực hiện; các lần tổ chức sau do Ban tự quản khu nhà ở chịu trách nhiệm thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở tổ chức thực hiện; trường hợp chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở không thống nhất bầu được Ban tự quản khu nhà ở thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm quản lý khu vực nhà ở này theo nội dung dự án đã được phê duyệt.
6. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có thể hỗ trợ kinh phí để Ban tự quản khu nhà ở chăm sóc cây xanh, vườn hoa và bảo trì các công trình tiện ích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ đối với khu nhà ở không thuộc trường hợp Nhà nước hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở quản lý. Việc thực hiện công việc quy định tại khoản này do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở đảm nhận; trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thực hiện thì Ban tự quản khu nhà ở thuê đơn vị khác có năng lực thực hiện.
Điều 122. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử
1. Nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, bao gồm cả nhà biệt thự là nhà ở cũ không phân biệt hình thức sở hữu, được xác định như sau:
a) Nhà ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia hoặc cấp tỉnh;
b) Nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc danh mục được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng bao gồm đại diện các cơ quan về kiến trúc, xây dựng, văn hóa cấp tỉnh, hội nghề nghiệp và nhà khoa học có liên quan để xác định tiêu chí và danh mục công trình nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử trên địa bàn. Hội đồng có trách nhiệm trình danh mục công trình nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử trên địa bàn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Việc quản lý, sử dụng nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kiến trúc, pháp luật về di sản văn hóa và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp nhà ở thuộc tài sản công thì còn phải thực hiện quy định tại Mục 2 Chương này; trường hợp là nhà biệt thự còn phải thực hiện quy định tại Điều 123 của Luật này.
4. Kinh phí để thực hiện quản lý, bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và nhà ở thuộc tài sản công do ngân sách nhà nước cấp.
Đối với nhà ở không thuộc tài sản công nhưng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí để chủ sở hữu thực hiện quản lý, bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở này.
5. Trường hợp nhà ở thuộc diện phải bảo tồn, cải tạo nhưng phải giãn mật độ dân cư để bảo đảm giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử của nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, lập dự án di dời, bố trí chỗ ở mới phục vụ giãn dân; hỗ trợ kinh phí để chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở di dời trước khi thực hiện bảo tồn, cải tạo nhà ở này.
Điều 123. Quản lý, sử dụng nhà biệt thự
1. Nhà biệt thự được phân thành 03 nhóm sau đây:
a) Nhà biệt thự nhóm một là nhà biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; nhà biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do hội đồng quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Nhà biệt thự nhóm hai là nhà biệt thự không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng có giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử do hội đồng quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Nhà biệt thự nhóm ba là nhà biệt thự không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Việc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Nhà biệt thự phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về kiến trúc và pháp luật về xây dựng; trường hợp có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Đối với nhà biệt thự nhóm một phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, bao gồm cả hình dáng kiến trúc; cấu trúc bên trong; mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao;
c) Đối với nhà biệt thự nhóm hai phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài.
Điều 124. Chuyển đổi công năng nhà ở
1. Các trường hợp được chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm:
a) Chuyển đổi từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội;
b) Chuyển đổi từ nhà ở công vụ hoặc nhà ở xã hội khi không còn nhu cầu sử dụng sang nhà ở phục vụ tái định cư;
c) Chuyển đổi nhà ở thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này sang nhà ở công vụ hoặc sang nhà ở xã hội để cho thuê;
d) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng.
2. Việc chuyển đổi công năng nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Phải phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt, không gây thất thoát tài sản công;
b) Nhà ở sau khi được chuyển đổi công năng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nhà ở được chuyển đổi;
c) Phải được Bộ Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Nhà ở 2023
- Số hiệu: 27/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 27/11/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 4. Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở
- Điều 5. Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở
- Điều 6. Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở
- Điều 7. Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
- Điều 8. Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
- Điều 11. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
- Điều 12. Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở
- Điều 13. Nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 14. Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 15. Trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 16. Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 17. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 18. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 19. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam
- Điều 20. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 21. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 22. Các trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở
- Điều 23. Căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 24. Nội dung Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 25. Kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và thẩm quyền phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 26. Căn cứ xây dựng và kỳ chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 27. Nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 28. Điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 29. Xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 30. Hình thức phát triển nhà ở
- Điều 31. Các loại hình nhà ở phát triển theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở và tiêu chuẩn diện tích nhà ở
- Điều 32. Quỹ đất để phát triển nhà ở
- Điều 33. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 34. Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 35. Chủ đầu tư và điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 36. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 37. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 38. Quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 39. Nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 40. Đất để xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 41. Hình thức và kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
- Điều 42. Quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 43. Mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ
- Điều 44. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ
- Điều 45. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ
- Điều 46. Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ
- Điều 48. Bố trí nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 49. Nguyên tắc phát triển nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 50. Quỹ đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 51. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 52. Đặt hàng, mua nhà ở thương mại, bố trí nhà ở xã hội phục vụ tái định cư
- Điều 53. Yêu cầu đối với nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 54. Yêu cầu về phát triển nhà ở của cá nhân
- Điều 55. Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân
- Điều 56. Trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở
- Điều 57. Phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân để bán, cho thuê mua, cho thuê
- Điều 58. Thời hạn sử dụng nhà chung cư
- Điều 59. Nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ
- Điều 60. Nguyên tắc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 61. Kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư
- Điều 62. Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 63. Cơ chế ưu đãi để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 64. Yêu cầu về quy hoạch để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 65. Yêu cầu về kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 66. Nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 67. Quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư
- Điều 68. Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 69. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 70. Nguyên tắc lập phương án bồi thường, tái định cư
- Điều 71. Nội dung và thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư
- Điều 72. Bố trí nhà ở phục vụ tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời
- Điều 73. Di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
- Điều 74. Cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
- Điều 75. Phá dỡ nhà chung cư
- Điều 76. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 77. Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 78. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 79. Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 80. Hình thức phát triển nhà ở xã hội
- Điều 81. Loại hình dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 82. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội
- Điều 83. Đất để phát triển nhà ở xã hội
- Điều 84. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 85. Ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê
- Điều 86. Xác định giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn
- Điều 87. Xác định giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn
- Điều 88. Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội
- Điều 89. Bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội
- Điều 90. Quản lý vận hành nhà ở xã hội
- Điều 91. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 92. Hình thức phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 93. Điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 94. Quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 95. Loại dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 96. Loại nhà và tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 97. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 98. Ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp cho công nhân của mình thuê lại
- Điều 99. Giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 100. Nguyên tắc cho thuê và quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 101. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 102. Phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 103. Hình thức phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 104. Đất để phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 105. Loại dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 106. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 107. Ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 108. Xác định giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 109. Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân và quản lý vận hành nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 110. Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở
- Điều 111. Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở
- Điều 112. Các nguồn vốn để phát triển nhà ở
- Điều 113. Nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở
- Điều 114. Hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở
- Điều 115. Vốn để phát triển đối với từng loại nhà ở
- Điều 116. Nguyên tắc huy động, sử dụng vốn để phát triển nhà ở
- Điều 117. Vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển nhà ở xã hội
- Điều 118. Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở
- Điều 119. Lập hồ sơ nhà ở
- Điều 120. Lưu trữ, bàn giao và quản lý hồ sơ nhà ở
- Điều 121. Quản lý, sử dụng nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 122. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử
- Điều 123. Quản lý, sử dụng nhà biệt thự
- Điều 124. Chuyển đổi công năng nhà ở
- Điều 125. Việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 126. Đối tượng, điều kiện thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 127. Các trường hợp thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 128. Bảo hiểm nhà ở
- Điều 129. Bảo hành nhà ở
- Điều 130. Bảo trì nhà ở
- Điều 131. Cải tạo nhà ở
- Điều 132. Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê
- Điều 133. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 134. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 135. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
- Điều 136. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ
- Điều 137. Trách nhiệm phá dỡ nhà ở
- Điều 138. Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở
- Điều 139. Cưỡng chế phá dỡ nhà ở
- Điều 140. Chỗ ở của chủ sở hữu nhà ở khi nhà ở bị phá dỡ
- Điều 141. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
- Điều 142. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư
- Điều 143. Cách xác định diện tích sử dụng căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư; phân hạng nhà chung cư
- Điều 144. Chỗ để xe của nhà chung cư
- Điều 145. Hội nghị nhà chung cư
- Điều 146. Ban quản trị nhà chung cư
- Điều 147. Quyền của Ban quản trị nhà chung cư
- Điều 148. Trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư
- Điều 149. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 150. Điều kiện của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 151. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 152. Kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 153. Quản lý, bàn giao kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 154. Cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 155. Sử dụng kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 156. Công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư phải bàn giao và thời điểm bàn giao
- Điều 157. Bàn giao, tiếp nhận và quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư
- Điều 158. Quản lý, khai thác, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư sau khi bàn giao
- Điều 159. Giao dịch về nhà ở
- Điều 160. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
- Điều 161. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
- Điều 162. Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở
- Điều 163. Hợp đồng về nhà ở
- Điều 164. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
- Điều 165. Giao dịch mua bán nhà ở
- Điều 166. Xử lý đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn
- Điều 167. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần
- Điều 168. Mua bán nhà ở đang cho thuê
- Điều 169. Mua trước nhà ở
- Điều 170. Thời hạn thuê, giá thuê, cho thuê lại nhà ở
- Điều 171. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 172. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 173. Quyền tiếp tục thuê nhà ở
- Điều 174. Thuê mua nhà ở
- Điều 175. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở
- Điều 176. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở cho thuê mua
- Điều 177. Tặng cho nhà ở
- Điều 178. Đổi nhà ở
- Điều 179. Góp vốn bằng nhà ở
- Điều 180. Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
- Điều 181. Bên thế chấp và bên nhận thế chấp nhà ở
- Điều 182. Thế chấp nhà ở đang cho thuê
- Điều 183. Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
- Điều 184. Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
- Điều 185. Xử lý nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thế chấp
- Điều 186. Nội dung, phạm vi ủy quyền quản lý nhà ở
- Điều 187. Ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 188. Chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở