Mục 1 Chương 2 Luật Nhà ở 2023
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỞ HỮU NHÀ Ở
Điều 6. Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở
1. Cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, thuê, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có nhà ở hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có quyền sở hữu đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
1. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật này.
2. Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân không bị quốc hữu hóa. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước quyết định mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp mua trước nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường; trường hợp giải tỏa nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Trường hợp trưng mua, trưng dụng nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Điều 8. Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
2. Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu nhà ở thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp nhà ở thuộc tài sản công.
Nhà ở được ghi nhận quyền sở hữu trong Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 165 của Luật này thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu theo thỏa thuận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu đã bán nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp khi hết thời hạn sở hữu mà bên bán không nhận lại nhà ở thì giải quyết theo quy định tại Điều 166 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại nhà ở, cấp nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp nhà ở là căn hộ chung cư thì phải ghi rõ diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; trường hợp nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư.
4. Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để bán, cho thuê mua thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa bán, chưa cho thuê mua; trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và mục đích khác mà pháp luật không cấm;
c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
d) Bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở và các quyền khác theo quy định của pháp luật; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho đối tượng không thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
Trường hợp Luật Đất đai có quy định khác về quyền của chủ sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định đó;
đ) Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu chung, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở;
e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;
g) Được bảo hộ quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 7 của Luật này;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.
Điều 11. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích; lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở thuộc sở hữu của mình;
b) Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật khi bán, cho thuê mua, cho thuê, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 165 của Luật này thì phải trả lại nhà ở khi hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
Trường hợp Luật Đất đai có quy định khác về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định đó;
d) Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 165 của Luật này thì còn phải thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;
đ) Mua bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc trường hợp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
e) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời, phá dỡ nhà ở;
g) Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung;
h) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện giao dịch về nhà ở và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật;
i) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này và Điều 21 của Luật này; đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này và trách nhiệm quy định tại Điều 15 của Luật này.
3. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở phải thực hiện nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 12. Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở
1. Trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi đã nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
5. Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
6. Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
7. Giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này phải tuân thủ điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này.
Luật Nhà ở 2023
- Số hiệu: 27/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 27/11/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 4. Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở
- Điều 5. Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở
- Điều 6. Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở
- Điều 7. Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
- Điều 8. Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở
- Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
- Điều 11. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
- Điều 12. Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở
- Điều 13. Nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 14. Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 15. Trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 16. Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 17. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 18. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 19. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam
- Điều 20. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 21. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 22. Các trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở
- Điều 23. Căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 24. Nội dung Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 25. Kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và thẩm quyền phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 26. Căn cứ xây dựng và kỳ chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 27. Nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 28. Điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 29. Xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh
- Điều 30. Hình thức phát triển nhà ở
- Điều 31. Các loại hình nhà ở phát triển theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở và tiêu chuẩn diện tích nhà ở
- Điều 32. Quỹ đất để phát triển nhà ở
- Điều 33. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 34. Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 35. Chủ đầu tư và điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 36. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 37. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 38. Quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 39. Nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
- Điều 40. Đất để xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 41. Hình thức và kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
- Điều 42. Quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 43. Mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ
- Điều 44. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ
- Điều 45. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ
- Điều 46. Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ
- Điều 48. Bố trí nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 49. Nguyên tắc phát triển nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 50. Quỹ đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 51. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 52. Đặt hàng, mua nhà ở thương mại, bố trí nhà ở xã hội phục vụ tái định cư
- Điều 53. Yêu cầu đối với nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 54. Yêu cầu về phát triển nhà ở của cá nhân
- Điều 55. Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân
- Điều 56. Trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở
- Điều 57. Phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân để bán, cho thuê mua, cho thuê
- Điều 58. Thời hạn sử dụng nhà chung cư
- Điều 59. Nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ
- Điều 60. Nguyên tắc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 61. Kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư
- Điều 62. Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 63. Cơ chế ưu đãi để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 64. Yêu cầu về quy hoạch để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 65. Yêu cầu về kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 66. Nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 67. Quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư
- Điều 68. Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 69. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 70. Nguyên tắc lập phương án bồi thường, tái định cư
- Điều 71. Nội dung và thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư
- Điều 72. Bố trí nhà ở phục vụ tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời
- Điều 73. Di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
- Điều 74. Cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
- Điều 75. Phá dỡ nhà chung cư
- Điều 76. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 77. Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 78. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 79. Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 80. Hình thức phát triển nhà ở xã hội
- Điều 81. Loại hình dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 82. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội
- Điều 83. Đất để phát triển nhà ở xã hội
- Điều 84. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 85. Ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê
- Điều 86. Xác định giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn
- Điều 87. Xác định giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn
- Điều 88. Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội
- Điều 89. Bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội
- Điều 90. Quản lý vận hành nhà ở xã hội
- Điều 91. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 92. Hình thức phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 93. Điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 94. Quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 95. Loại dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 96. Loại nhà và tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 97. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 98. Ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp cho công nhân của mình thuê lại
- Điều 99. Giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 100. Nguyên tắc cho thuê và quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
- Điều 101. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 102. Phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 103. Hình thức phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 104. Đất để phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 105. Loại dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 106. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 107. Ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 108. Xác định giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 109. Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân và quản lý vận hành nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 110. Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở
- Điều 111. Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở
- Điều 112. Các nguồn vốn để phát triển nhà ở
- Điều 113. Nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở
- Điều 114. Hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở
- Điều 115. Vốn để phát triển đối với từng loại nhà ở
- Điều 116. Nguyên tắc huy động, sử dụng vốn để phát triển nhà ở
- Điều 117. Vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển nhà ở xã hội
- Điều 118. Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở
- Điều 119. Lập hồ sơ nhà ở
- Điều 120. Lưu trữ, bàn giao và quản lý hồ sơ nhà ở
- Điều 121. Quản lý, sử dụng nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 122. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử
- Điều 123. Quản lý, sử dụng nhà biệt thự
- Điều 124. Chuyển đổi công năng nhà ở
- Điều 125. Việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 126. Đối tượng, điều kiện thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 127. Các trường hợp thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 128. Bảo hiểm nhà ở
- Điều 129. Bảo hành nhà ở
- Điều 130. Bảo trì nhà ở
- Điều 131. Cải tạo nhà ở
- Điều 132. Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê
- Điều 133. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc tài sản công
- Điều 134. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 135. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
- Điều 136. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ
- Điều 137. Trách nhiệm phá dỡ nhà ở
- Điều 138. Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở
- Điều 139. Cưỡng chế phá dỡ nhà ở
- Điều 140. Chỗ ở của chủ sở hữu nhà ở khi nhà ở bị phá dỡ
- Điều 141. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
- Điều 142. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư
- Điều 143. Cách xác định diện tích sử dụng căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư; phân hạng nhà chung cư
- Điều 144. Chỗ để xe của nhà chung cư
- Điều 145. Hội nghị nhà chung cư
- Điều 146. Ban quản trị nhà chung cư
- Điều 147. Quyền của Ban quản trị nhà chung cư
- Điều 148. Trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư
- Điều 149. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 150. Điều kiện của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 151. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 152. Kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 153. Quản lý, bàn giao kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 154. Cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 155. Sử dụng kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 156. Công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư phải bàn giao và thời điểm bàn giao
- Điều 157. Bàn giao, tiếp nhận và quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư
- Điều 158. Quản lý, khai thác, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư sau khi bàn giao
- Điều 159. Giao dịch về nhà ở
- Điều 160. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
- Điều 161. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
- Điều 162. Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở
- Điều 163. Hợp đồng về nhà ở
- Điều 164. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
- Điều 165. Giao dịch mua bán nhà ở
- Điều 166. Xử lý đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn
- Điều 167. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần
- Điều 168. Mua bán nhà ở đang cho thuê
- Điều 169. Mua trước nhà ở
- Điều 170. Thời hạn thuê, giá thuê, cho thuê lại nhà ở
- Điều 171. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 172. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
- Điều 173. Quyền tiếp tục thuê nhà ở
- Điều 174. Thuê mua nhà ở
- Điều 175. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở
- Điều 176. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở cho thuê mua
- Điều 177. Tặng cho nhà ở
- Điều 178. Đổi nhà ở
- Điều 179. Góp vốn bằng nhà ở
- Điều 180. Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
- Điều 181. Bên thế chấp và bên nhận thế chấp nhà ở
- Điều 182. Thế chấp nhà ở đang cho thuê
- Điều 183. Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
- Điều 184. Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
- Điều 185. Xử lý nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thế chấp
- Điều 186. Nội dung, phạm vi ủy quyền quản lý nhà ở
- Điều 187. Ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung
- Điều 188. Chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở