Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5213/VBHN-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2018 |
Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia1;
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Khoản 4 Điều 31 và Khoản 2 Điều 35 của Luật Việc làm về điều kiện, tổ chức và hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này về việc đánh giá, cấp chứng chỉ hoặc cấp chứng nhận trình độ kỹ năng hay năng lực cho người lao động thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Những công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng thuộc những ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề được quy định tại các luật hiện hành khác thì thực hiện theo quy định của luật đó và quy định tại Nghị định này.
1. Các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Người sử dụng lao động sử dụng lao động làm những công việc thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
ĐIỀU KIỆN, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau đây :
1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
a) Có cơ sở vật chất (phòng chuyên môn, kỹ thuật và nhà, xưởng, mặt bằng) và trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) theo danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, bảo đảm tương ứng với số lượng người tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là người tham dự) trong một đợt kiểm tra kiến thức chuyên môn, kỹ thuật (sau đây viết tắt là kiểm tra kiến thức) hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là kiểm tra thực hành) ở một bậc trình độ kỹ năng của mỗi nghề thực hiện trong cùng một thời điểm;
b) Có hệ thống thiết bị quan sát, giám sát bằng hình ảnh, âm thanh được kết nối với mạng Internet, bảo đảm cho việc quan sát, theo dõi, giám sát được tất cả các hoạt động diễn ra trong quá trình thực hiện việc kiểm tra kiến thức và kiểm tra thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự;
c) Có trang thông tin điện tử riêng bảo đảm cho người lao động có thể đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trực tuyến.
2.2 Về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự:
Có ít nhất là 01 (một) người đang làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, có thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là thẻ đánh giá viên) phù hợp với nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Điều 4. Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là giấy chứng nhận) phải ghi cụ thể tên nghề và các bậc trình độ kỹ năng của từng nghề được thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mẫu giấy chứng nhận và mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Điều 5. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia3
1. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức;
- Quyết định thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận
Trường hợp giấy chứng nhận bị hư, rách, nát hoặc mất, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức;
- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất.
c) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận
Trường hợp có thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề hoặc thay đổi tên gọi, địa chỉ nơi đặt trụ sở chính của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trong giấy chứng nhận đã được cấp, hồ sơ đề nghị cấp thay đổi giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;
- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất;
- Tài liệu liên quan đến thay đổi, bổ sung trong giấy chứng nhận. Trường hợp bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề, tài liệu phải chứng minh đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục:
- Tổ chức có nhu cầu cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận lập hồ sơ theo quy định tại một trong các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp, qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thì các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp; cấp lại; cấp thay đổi giấy chứng nhận; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 8. Tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận
1. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề bị tạm đình chỉ hoạt động đến 06 (sáu) tháng trong các trường hợp sau đây:
a) Tại thời điểm ngay trước khi thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, không còn đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Làm mất kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả kiểm tra thực hành của người tham dự hoặc không lưu giữ các kết quả này theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề bị thu hồi giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo nội dung trong hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận;
b) Có các hành vi can thiệp làm sai lệch kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả kiểm tra thực hành của người tham dự;
c) Giả mạo kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả kiểm tra thực hành cho người không tham dự hoặc đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người không tham dự;
d) Không triển khai hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận;
đ) Quá thời hạn tạm đình chỉ hoạt động không tiến hành các biện pháp khắc phục hoặc khắc phục chưa đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
e) Do sáp nhập, hợp nhất với tổ chức khác; bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận biết hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải quyết định tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề có trách nhiệm giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 9. Thông báo hoạt động cấp giấy chứng nhận
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày cấp, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan các thông tin về các tổ chức đánh giá kỹ năng đã được cấp, cấp lại hoặc bị tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề
1. Quyền của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
a) Được tổ chức cho thi thử các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành đã được sử dụng tại các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trước đó theo yêu cầu của người lao động;
b) Được liên kết với các tổ chức khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự;
c) Được thu tiền thuê dụng cụ, thiết bị và tiền mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu cung cấp cho người tham dự sử dụng khi thực hiện bài thi với mức giá cả theo cơ chế thị trường;
d) Được tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng; cung cấp thông tin về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử riêng của tổ chức và chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp;
b) Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động;
c) Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu tương ứng với số lượng người tham dự tại mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng;
d) Thành lập các ban giám khảo và tạo điều kiện cho ban giám khảo, tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ;
đ) Bảo đảm an toàn và phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
e) Cung cấp dụng cụ, thiết bị được sử dụng khi thực hiện các bài kiểm tra cho người tham dự có nhu cầu mượn hoặc thuê và công khai mức giá thuê các dụng cụ, thiết bị đó;
g) Chuyển qua đường bưu điện hoặc trực tiếp giao chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định này cấp cho người tham dự đạt yêu cầu; lưu giữ hồ sơ tham dự và kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của người lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
h) Chấp hành và thực hiện việc báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng và hằng năm hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 11. Điều kiện cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia
1. Người được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Đáp ứng được một trong các điều kiện về trình độ kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 của Điều này;
c) Hoàn thành khóa đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
2. Người được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 1 phải đáp ứng một trong các điều kiện về trình độ kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm sau đây:
a) Đã được công nhận nghệ nhân cấp quốc gia về nghề đó;
b) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 trở lên của nghề đó hoặc là người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 của nghề đó và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó;
c) Đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về ngành học tương ứng với nghề đó và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp, hiện đang giảng dạy từ trình độ trung cấp trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp.
3. Người được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 2 phải đáp ứng một trong các điều kiện về trình độ kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm sau đây:
a) Đã được công nhận nghệ nhân cấp quốc gia về nghề đó;
b) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 trở lên của nghề đó hoặc là người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 của nghề đó và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó;
c) Đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về ngành học tương ứng với nghề đó và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy từ trình độ trung cấp trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp.
4. Người được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 3 phải đáp ứng một trong các điều kiện về trình độ kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm sau đây:
a) Đã được công nhận nghệ nhân cấp quốc gia về nghề đó;
b) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 trở lên của nghề đó hoặc là người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 của nghề đó và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó;
c) Đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên về ngành học tương ứng với nghề đó và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp giữ vị trí quản lý, giám sát.
5. Người được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 4 phải đáp ứng một trong các điều kiện về trình độ kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm sau đây:
a) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5 của nghề đó hoặc là người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 của nghề đó và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó;
b) Đã tốt nghiệp đại học trở lên về ngành học tương ứng với nghề đó và có ít nhất 10 (mười) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp giữ vị trí quản lý, giám sát.
6. Người được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 phải đáp ứng một trong các điều kiện về trình độ kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm sau đây:
a) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5 của nghề đó và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó;
b) Đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên về ngành học tương ứng với nghề đó và có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp hiện đang giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp giữ vị trí quản lý, giám sát.
7. Thời gian kinh nghiệm làm việc trong nghề được xác định thông qua hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Điều 12. Thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia5
1. Thẻ đánh giá viên phải ghi rõ tên nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề tham gia đánh giá. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu thẻ đánh giá viên và mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp thẻ đánh giá viên; tổ chức việc biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và tổ chức việc đào tạo để cấp thẻ đánh giá viên.
2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày thẻ đánh giá viên được cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung hoặc bị hủy bỏ; thu hồi, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan về danh sách người được cấp; cấp lại; cấp thay đổi hoặc bị hủy bỏ; thu hồi thẻ đánh giá viên.
Điều 13. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung thẻ đánh giá viên6
1. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ đề nghị cấp thẻ đánh giá viên là 01 bộ, gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ đánh giá viên của cá nhân có kèm 01 (một) ảnh màu có kích cỡ 3x4 cm;
- Một (01) bộ tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ đánh giá viên
Trường hợp thẻ đánh giá viên bị hư hỏng, rách, nát hoặc bị mất, hồ sơ đề nghị cấp lại là 01 bộ, gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp lại, cấp thay đổi thẻ đánh giá viên của cá nhân có kèm 01 (một) ảnh màu có kích cỡ 3x4 cm;
- Thẻ đánh giá viên đã được cấp, trừ trường hợp thẻ đánh giá viên bị mất.
c) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, bổ sung thẻ đánh giá viên
Trường hợp có thay đổi, bổ sung bậc trình độ kỹ năng nghề được phép đánh giá, hồ sơ đề nghị cấp thay đổi là 01 bộ, gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp thay đổi thẻ đánh giá viên của cá nhân có kèm 01 (một) ảnh màu có kích cỡ 3x4 cm;
- Thẻ đánh giá viên đã được cấp, trừ trường hợp thẻ đánh giá viên bị mất;
- Tài liệu liên quan đến thay đổi, bổ sung bậc trình độ kỹ năng nghề đảm bảo đáp ứng điều kiện cấp thẻ đánh giá viên quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục:
- Người đề nghị cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung thẻ đánh giá viên lập hồ sơ theo quy định tại một trong các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp, qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thì các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ và cấp mới; cấp lại; cấp đổi, bổ sung thẻ đánh giá viên, trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 15. Hủy bỏ, thu hồi thẻ đánh giá viên
1. Thẻ đánh giá viên bị hủy bỏ khi người được cấp thẻ đánh giá viên thôi việc hoặc chuyển công tác khác không phù hợp để tham gia đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
2. Thẻ đánh giá viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo nội dung kê khai trong hồ sơ để được cấp thẻ đánh giá viên;
b) Khi thực hiện việc đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật; kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia không tuân thủ các quy định trong quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận biết người được cấp thẻ đánh giá viên thôi việc hoặc chuyển công tác khác không phù hợp nhưng vẫn tham gia đánh giá kỹ năng nghề quốc gia hoặc có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội8 ra quyết định hủy bỏ hoặc thu hồi thẻ đánh giá viên và thông báo cho cơ quan, tổ chức nơi đánh giá viên làm việc hoặc nơi cư trú biết.
4. Khi có quyết định hủy bỏ hoặc thu hồi thẻ đánh giá viên, người được cấp thẻ đánh giá viên phải nộp lại thẻ cho tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoặc tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trực tiếp thu thẻ để nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đánh giá viên.
5. Người được cấp thẻ đánh giá viên là cán bộ, công chức, viên chức khi có hành vi vi phạm thì được xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức, viên chức.
1. Người lao động có nhu cầu đều được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 của một nghề.
2. Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 2 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
b) Học xong chương trình trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp) tương ứng với nghề tham dự;
c) Có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
3. Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 3 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
c) Học xong chương trình cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự;
d) Có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
4. Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
d) Học xong chương trình đại học tương ứng với nghề tham dự;
đ) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
5. Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 5 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 hoặc bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có thời gian ít nhất 05 (năm) năm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
d) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 14 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có bằng tốt nghiệp đó;
e) Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
6. Thời gian kinh nghiệm làm việc trong nghề được xác định thông qua hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc do Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú xác nhận đối với người lao động tự tạo việc làm.
Điều 17. Thủ tục, hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Việc đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động được thực hiện như sau:
a) Người lao động có nhu cầu tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia lựa chọn tổ chức đánh giá kỹ năng nghề để đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp đăng ký tham dự tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoặc gửi hồ sơ đăng ký tham dự đến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề qua đường bưu điện;
b) Người sử dụng lao động có quyền đăng ký cho người lao động đang làm việc tại đơn vị mình hoặc tạo điều kiện cho họ tự đăng ký tham dự;
c) Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở các bậc trình độ kỹ năng nghề của người đăng ký tham dự trước khi tiến hành thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
2. Hồ sơ đăng ký tham dự bao gồm:
a) Phiếu đăng ký tham dự có ảnh của người lao động và ghi đầy đủ thông tin theo yêu cầu;
b) Một (01) bản chụp một trong các loại giấy tờ để chứng minh có một trong những Điều kiện được quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về việc đăng ký tham dự và hồ sơ đăng ký tham dự quy định tại Điều này.
Điều 18. Điều kiện được công nhận tương đương hoặc miễn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
1. Người đạt được huy chương tại hội thi tay nghề thế giới thì được công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 3 tương ứng với nghề đã đạt huy chương.
2. Người đạt được huy chương tại hội thi tay nghề ASEAN thì được công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 2 tương ứng với nghề đã đạt huy chương. Trường hợp tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 3 tương ứng với nghề đã đạt huy chương thì được miễn kiểm tra kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Người đạt giải nhất, nhì và ba tại hội thi tay nghề quốc gia thì được công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 2 tương ứng với nghề đã đạt giải.
Mục 4. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 19. Tổ chức việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự ở từng bậc trình độ kỹ năng đối với mỗi nghề phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung quy định tại Điều 30 Luật Việc làm và được tổ chức định kỳ trong năm theo lịch trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố vào cuối tháng 12 của năm trước đó, cụ thể như sau:
1. Đối với các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 3 trở lên được tổ chức 04 (bốn) kỳ trong năm;
2. Đối với các bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 1 và bậc 2 được tổ chức nhiều kỳ trong năm.
Điều 20. Phương thức thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
1. Đối với mỗi bậc trình độ kỹ năng của một nghề, có một ban giám khảo do người đứng đầu tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quyết định lựa chọn để thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự. Tiêu chuẩn, số lượng thành viên, thành phần và nhiệm vụ của ban giám khảo như sau:
a) Thành viên của ban giám khảo là những người đã được cấp thẻ đánh giá viên theo quy định tại Nghị định này;
b) Số lượng thành viên ban giám khảo tùy thuộc vào yêu cầu của từng bậc trình độ kỹ năng của mỗi nghề và số lượng người tham dự tại mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia để quyết định, nhưng ít nhất phải có từ 03 (ba) người trở lên;
c) Thành phần ban giám khảo gồm có trưởng ban và các thành viên. Cơ cấu thành phần của ban giám khảo phải bảo đảm có thành phần là người làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; người của doanh nghiệp hoặc hội nghề nghiệp; người của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó số người làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, không vượt quá 1/3 (một phần ba) số lượng thành viên ban giám khảo;
d) Ban giám khảo có nhiệm vụ thực hiện việc đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật; kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người tham dự theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Đối với mỗi bậc trình độ kỹ năng của một nghề việc đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật của người tham dự được thực hiện thông qua bài kiểm tra kiến thức theo một trong các hình thức sau đây:
a) Kiểm tra trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính với các câu hỏi đúng (sai);
b) Kiểm tra trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính với các câu hỏi đúng (sai) và câu hỏi có nhiều sự lựa chọn;
c) Kiểm tra trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính với các câu hỏi có nhiều sự lựa chọn;
d) Kiểm tra trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính với các câu hỏi nhiều sự lựa chọn kết hợp với kiểm tra viết trên giấy với các câu hỏi tự luận;
đ) Kiểm tra viết trên giấy với các câu hỏi tự luận.
3. Đối với mỗi bậc trình độ kỹ năng của một nghề việc đánh giá kỹ năng thực hành công việc và tuân thủ quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự được thực hiện thông qua bài kiểm tra thực hành theo một trong các hình thức sau đây:
a) Kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc thao tác trên phương tiện, thiết bị, công cụ;
b) Kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc tác nghiệp trên giấy để xử lý, giải quyết các tình huống;
c) Kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc thao tác trên phương tiện, thiết bị, công cụ kết hợp với kiểm tra thực hiện công việc thông qua việc tác nghiệp trên giấy để xử lý, giải quyết các tình huống.
4. Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề đã được công bố. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội9 tổ chức biên soạn các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề của từng nghề; quản lý và thiết lập ngân hàng đề thi để cung cấp cho các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề sử dụng trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
Điều 21. Quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự được thực hiện như sau:
1. Lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
2. Thực hiện đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật; đánh giá kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự theo các bậc trình độ kỹ năng của từng nghề;
3. Giám sát việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
4. Công nhận kết quả đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự đạt yêu cầu;
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Điều này.
Điều 22. Giám sát việc thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1.10 Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập các tổ giám sát để thực hiện việc giám sát kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được tổ chức tại từng tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.
2. Tổ giám sát có ít nhất 03 (ba) thành viên, trong đó có tổ trưởng và các thành viên; thành viên tổ giám sát là người đã được cấp thẻ đánh giá viên hoặc là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về nghề đó được tổ chức công đoàn, hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp giới thiệu.
3. Tổ giám sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám sát các hoạt động của các thành viên trong ban giám khảo khi thực hiện việc đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật; đánh giá kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự theo các bậc trình độ kỹ năng của nghề đó;
b) Các thành viên của tổ giám sát làm việc độc lập khi thực hiện nhiệm vụ giám sát và không can thiệp vào hoạt động của ban giám khảo;
c) Khi phát hiện thành viên trong ban giám khảo có sai phạm, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định trong quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
d) Báo cáo kết quả giám sát với cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ giám sát sau khi kết thúc kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
Điều 23. Xử lý các sự cố xảy ra khi thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Trường hợp ngay khi bắt đầu thực hiện kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia hoặc khi người tham dự đang thực hiện bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành có xảy ra sự cố bất khả kháng như bão, lụt, cháy, nổ hoặc xảy ra sự cố khác, bắt buộc phải dừng các hoạt động lại do không thể tiến hành theo đúng quy định, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề thực hiện các công việc sau đây:
1.11 Có văn bản báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hoãn kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đang tiến hành để tổ chức lại vào thời điểm thích hợp;
2. Thông báo đến từng người tham dự về thời gian tổ chức lại kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đã hoãn;
3. Thực hiện việc hoàn trả chi phí theo quy định tại Điều 25 Nghị định này cho người tham dự đã nộp tiền thuê dụng cụ, thiết bị và tiền mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu khi người đó không muốn tiếp tục tham gia kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được tổ chức lại sau khi đã hoãn.
1. Trường hợp khi thực hiện bài kiểm tra kiến thức hoặc bài kiểm tra thực hành, người tham dự có hành vi vi phạm các quy định trong quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, ban giám khảo phải lập biên bản và xử lý theo quy định.
2. Trường hợp khi thực hiện bài kiểm tra kiến thức hoặc bài kiểm tra thực hành, người tham dự có hành vi cố ý gây hư, hỏng phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và đo kiểm, nguyên vật liệu, vật tư thì ngoài việc bị ban giám khảo lập biên bản và xử lý theo quy định trong quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra, bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Thực hiện việc hoàn trả chi phí cho người tham dự
Việc hoàn trả chi phí cho người tham dự đã nộp tiền thuê dụng cụ, thiết bị và tiền mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu cho tổ chức đánh giá kỹ năng nghề nhưng người đó chưa sử dụng, được thực hiện như sau:
1. Trường hợp do lỗi của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề để xảy ra các sự cố bắt buộc phải dừng các hoạt động do không thể tiến hành theo đúng quy định, nếu người tham dự không muốn tiếp tục tham gia kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được tổ chức lại sau khi đã hoãn thì tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải hoàn lại chi phí cho người tham dự số tiền đã nộp tương ứng với giá trị theo số lượng dụng cụ, thiết bị đã thuê và vật tư, nguyên, nhiên vật liệu đã mua nhưng chưa được người đó sử dụng;
2. Trường hợp xảy ra sự cố bất khả kháng như bão, lụt, cháy, nổ bắt buộc phải dừng các hoạt động do không thể tiến hành theo đúng quy định, nếu người tham dự không muốn tiếp tục tham gia kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được tổ chức lại sau khi đã hoãn thì tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải hoàn lại chi phí cho người tham dự số tiền đã nộp tương ứng với 50% giá trị theo số lượng dụng cụ, thiết bị đã thuê và vật tư, nguyên, nhiên vật liệu đã mua nhưng chưa được người đó sử dụng.
Điều 26. Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia12
1. Căn cứ vào biên bản và tổng hợp kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành do ban giám khảo lập, biên bản giám sát của tổ giám sát, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quyết định công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo và lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người tham dự đạt yêu cầu gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người tham dự đạt yêu cầu, hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; cấp chứng chỉ; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho các đối tượng được nêu tại Điều 18 của Nghị định này; công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan về danh sách những người đã được cấp, cấp lại hoặc bị thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; thực hiện thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo hướng dẫn do Bộ Tài chính quy định.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về mẫu chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; việc thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
1. Các tài liệu về kết quả đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự; biên bản, danh sách đề nghị công nhận người tham dự đạt yêu cầu; danh sách người tham dự đạt yêu cầu đã nhận chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được lưu trữ tại các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề theo quy định.
2. Các tài liệu liên quan đến việc thực hiện đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự đạt yêu cầu được bảo quản, lưu trữ và xét hủy theo quy định của pháp luật lưu trữ.
1. Công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng bao gồm:
a) Công việc thuộc danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
b) Công việc khi người lao động thực hiện công việc đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác.
2. Việc đề xuất, thay đổi, loại bỏ, bổ sung các công việc vào danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Lựa chọn các công việc theo quy định tại Khoản 1 Điều này để từng bước đưa vào danh mục theo lộ trình nhằm bảo đảm việc thực hiện được khả thi, hạn chế các tác động gây ảnh hưởng đến người lao động, người sử dụng lao động và xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp, xã hội;
b) Các công việc thuộc danh mục được đề xuất thay đổi hoặc loại bỏ khi công việc đó thay đổi tên gọi hoặc không còn công việc đó.
3. Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được sắp xếp theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hiện hành.
4. Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý xem xét, đề xuất thay đổi, loại bỏ, bổ sung công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp và phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, hiệp hội, hội nghề nghiệp xem xét các để xuất thay đổi, loại bỏ, bổ sung các công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình Chính phủ.
Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia quy định tại Điều 28 của Nghị định này được thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn tối đa là 01 (một) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các cơ quan quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 32 của Luật Việc làm có trách nhiệm tổ chức xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề có các công việc thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng quy định tại Nghị định này.
2. Trong thời hạn tối đa là 03 (ba) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động làm những nghề có công việc thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng quy định tại Nghị định này;
b) Người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm những công việc thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng theo quy định tại Nghị định này phải tạo điều kiện cho người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; hoặc tạo điều kiện cho người lao động tham gia các khóa đào tạo để bổ sung kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, hoàn thiện kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động để tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; hoặc tạo điều kiện cho người lao động tham gia các khóa đào tạo để chuyển sang làm công việc khác.
Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
3. Quản lý, tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, quy chế hoạt động của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và ban hành thống nhất các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
4. Tổ chức việc rà soát, bổ sung, cập nhật tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã ban hành để điều chỉnh các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành của các nghề phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai có hiệu quả việc gắn kết đào tạo, phát triển, đánh giá và công nhận kỹ năng nghề quốc gia với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ năng của từng ngành, từng địa phương và cả nước;
6. Xây dựng, quản lý, thống kê và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
7. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
8. Quản lý việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; đàm phán, ký kết các hiệp định song phương và đa phương về công nhận tương đương trình độ kỹ năng nghề giữa các nước và Việt Nam theo thẩm quyền;
9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo thẩm quyền;
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
Điều 32. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Xây dựng, đề xuất danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng yêu cầu phải có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề được quy định tại các luật hiện hành và tổ chức thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề đối với công việc đó;
2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
3. Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề có các công việc thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Nghị định này để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và công bố theo quy định tại Điều 32 Luật Việc làm;
4. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc biên soạn các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề và danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề để sử dụng trong việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Nghị định này;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này.
Điều 33. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại địa phương, trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động tại địa phương;
2. Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở địa phương theo quy định của pháp luật;
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, các hội, hiệp hội nghề nghiệp trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và tuyên truyền, vận động người lao động thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của mình.
Điều 35. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại địa phương.
1. Trong thời hạn tối đa là 02 (hai) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề đã được cấp giấy chứng nhận trung tâm đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận theo quy định tại Nghị định này.
2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đã cấp cho người lao động tham dự đánh giá, cấp chứng, chỉ kỹ năng nghề quốc gia trước ngày Nghị định này có hiệu lực vẫn có giá trị.
3. Người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trước ngày Nghị định này có hiệu lực nếu có nhu cầu đổi sang chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Nghị định này được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2015.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành các điểm, khoản và điều được giao quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÔNG VIỆC ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE CỦA CÁ NHÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG HOẶC CỘNG ĐỒNG PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia).
Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp 3 | Cấp 4 | Cấp 5 | Tên ngành | Tên công việc |
B |
|
|
|
| Khai khoáng |
|
| 5 |
|
|
| Khai thác than cứng và than non |
|
|
| 51 | 510 | 5100 | Khai thác và thu gom than cứng | - Đào, chống lò - Vận hành máy, thiết bị khai thác than trong hầm lò |
C |
|
|
|
| Công nghiệp chế biến, chế tạo |
|
| 33 |
|
|
| Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị |
|
|
| 331 |
|
| Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sắt |
|
|
|
| 3313 | 33130 | Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học | Sửa chữa bảo dưỡng thiết bị y tế sử dụng điện tử, điều khiển bằng điện tử, khí áp lực và quang học |
F |
|
|
|
|
|
|
| 42 |
|
|
| Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng |
|
|
| 421 | 4210 |
| Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ |
|
|
|
|
| 42101 | Xây dựng công trình đường sắt | - Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm |
|
|
|
| 42102 | Xây dựng công trình đường bộ | Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm |
|
| 429 | 4290 | 42900 | Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác | Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm |
N |
|
|
|
| Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ |
|
| 81 |
|
|
| Hoạt động dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan |
|
|
| 812 |
|
| Dịch vụ vệ sinh. |
|
|
|
| 8129 | 81290 | Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác | Vệ sinh lau dọn bề ngoài các công trình cao tầng trên 10 tầng |
R |
|
|
|
| Nghệ thuật, vui chơi và giải trí |
|
| 93 |
|
|
| Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí |
|
|
| 932 |
|
| Hoạt động vui chơi, giải trí khác |
|
|
|
| 9329 | 93290 | Hoạt động vui chơi, giải trí khác chưa phân vào đâu | Quản lý và phục vụ tại khu vui chơi, giải trí trong tầng hầm có diện tích trên 1000m2. |
1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ năm 2015;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 06 năm 2012;
Căn cứ Luật phòng, chống ma túy năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống ma túy 2008;
Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 06 năm 2010;
Căn cứ Luật việc làm ngày ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
2 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
3 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
4 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
5 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh vả Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
6 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
7 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
8 Cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” được thay bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
9 Cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” được thay bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
10 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
11 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
12 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
13 Điều 19 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước cửa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018 quy định như sau:
“Điều 19. Hiệu lực thi hành và thực kiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trương ương chịu trách nhiệm hướng dẫn vờ thi hành Nghị định này./."
Văn bản hợp nhất 5213/VBHN-BLĐTBXH năm 2018 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 5213/VBHN-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 11/12/2018
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 23 đến số 24
- Ngày hiệu lực: 11/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra