Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5161/VBHN-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2019 |
QUY ĐỊNH CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học (sau đây gọi tắt là Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH), có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019.
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp[1].
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn đánh giá, xếp loại nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đang giảng dạy trong trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp); cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
3.[2] Chuẩn và hướng dẫn đánh giá, xếp loại nhà giáo dạy các môn học chung trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đối với giáo viên trung học phổ thông. Chuẩn và hướng dẫn đánh giá, xếp loại nhà giáo dạy các môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo từng cấp học tương ứng.
4. Thông tư này không áp dụng đối với các trường sư phạm và nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là hệ thống các yêu cầu cơ bản về năng lực nghề nghiệp mà nhà giáo cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp ở các cấp trình độ đào tạo.
2. Tiêu chí là những nội dung cụ thể của chuẩn, thể hiện năng lực của nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn là những yêu cầu cụ thể của tiêu chí. Trong mỗi tiêu chuẩn có các chỉ số đánh giá.
4. Chỉ số là mức độ yêu cầu và điều kiện về một khía cạnh cụ thể của tiêu chuẩn.
5. Minh chứng là các tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của chỉ số.
6. Dạy tích hợp là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học, học phần, môn học, mô-đun.
7. Trình độ trung cấp chuyên nghiệp là cấp trình độ đào tạo được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục năm 2005.
8. Trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề là các cấp trình độ đào tạo được quy định tại Điều 6 Luật Dạy nghề năm 2006.
9. Trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng là các cấp trình độ đào tạo được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.
CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Mục 1. CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Tiểu mục 1. TIÊU CHÍ 1 VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
Điều 3. Tiêu chuẩn 1 về trình độ chuyên môn
1. Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
2. Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy.
3. Có kiến thức về các mô-đun liên quan trong nghề.
4. Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề được phân công giảng dạy.
5. Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
6. Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ của nghề được phân công giảng dạy.
Điều 4. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
1. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Đọc và hiểu một số thuật ngữ chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy.
Điều 5. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.
2. Sử dụng được phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng.
Tiểu mục 2. TIÊU CHÍ 2 VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM
Điều 6. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy
1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng.
Điều 7. Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
1. Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.
2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.
3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.
Điều 8. Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy
1. Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.
2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.
3. Vận dụng một số phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học.
4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Điều 9. Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với mô-đun được phân công giảng dạy.
2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Điều 10. Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.
2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
Điều 11. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy
1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp.
2. Tham gia chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ sơ cấp.
Điều 12. Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
1. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.
2. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
Điều 13. Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học.
2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
Điều 14. Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội
1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học.
2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Tiểu mục 3. TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
Điều 15. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
1. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; tham gia hội giảng các cấp.
2. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Điều 16. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học
1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.
Mục 2. CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Tiểu mục 1. TIÊU CHÍ 1 VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
Điều 17. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn
1. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Có kiến thức về các môn học, mô-đun liên quan trong ngành, nghề;
d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
2. Đối với nhà giáo dạy thực hành
a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ trung cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương;
b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy;
d) Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ trung cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương;
b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Có kiến thức về môn học, mô-đun của ngành, nghề liên quan;
d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
đ) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
e) Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.
Điều 18. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
1. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy.
Điều 19. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
1. Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.
2. Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng.
Tiểu mục 2. TIÊU CHÍ 2 VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM
Điều 20. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy
1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 2 hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.
Điều 21. Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
1. Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun, môn học được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.
2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.
3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.
4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.
5. Tự làm một số thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy.
6. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
Điều 22. Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy
1. Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.
2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.
3. Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập, rèn luyện năng lực tự học của người học.
4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Điều 23. Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.
2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Điều 24. Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.
2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
Điều 25. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy
1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp.
2. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ trung cấp.
Điều 26. Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
1. Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác.
2. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.
3. Vận dụng các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học.
4. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
Điều 27. Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học.
2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
Điều 28. Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội
1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học.
2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng quan hệ giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cộng đồng.
Tiểu mục 3. TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Điều 29. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp.
2. Tham gia hội giảng các cấp.
3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Điều 30. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học
1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.
Điều 31. Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học
1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.
2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên.
Mục 3. CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Tiểu mục 1. TIÊU CHÍ 1 VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
Điều 32. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn
1. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Có kiến thức về ngành, nghề liên quan;
d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
2. Đối với nhà giáo dạy thực hành
a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;
b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy;
d) Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;
b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Có kiến thức về ngành, nghề liên quan;
d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
đ) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
e) Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.
Điều 33. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
1. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy; mô tả được một số công việc cơ bản của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
Điều 34. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
1. Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.
2. Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng, tài liệu giảng dạy.
Tiểu mục 2. TIÊU CHÍ 2 VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM
Điều 35. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy
1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương.
2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.
Điều 36. Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
1. Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.
2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.
3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.
4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.
5. Tự làm các thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy.
6. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
Điều 37. Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy
1. Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.
2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.
3. Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học.
4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Điều 38. Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.
2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Điều 39. Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.
2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
Điều 40. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy
1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
2. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng; chương trình bồi dưỡng nghề nghiệp.
Điều 41. Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
1. Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác.
2. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.
3. Vận dụng các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học.
4. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
Điều 42. Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học.
2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
Điều 43. Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội
1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học; góp phần huy động các nguồn lực xã hội xây dựng, phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng quan hệ giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cộng đồng; xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội.
Tiểu mục 3. TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Điều 44. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của phòng, khoa, tổ bộ môn.
2. Tham gia hội giảng các cấp.
3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Điều 45. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học
1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi các cấp.
Điều 46. Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học
1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.
2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Điều 47. Căn cứ đánh giá, xếp loại nhà giáo
1. Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: Có 03 tiêu chí, 14 tiêu chuẩn, 36 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng các khoản của các điều từ Điều 3 đến Điều 16 của Thông tư này.
2. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết, thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 42 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng các điểm của các khoản 1, 2 Điều 17; các điểm của các khoản 1, 2 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 18 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 33 đến Điều 46 của Thông tư này.
3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 44 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng các điểm của khoản 3 Điều 17; khoản 3 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 18 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 33 đến Điều 46 của Thông tư này.
1. Điểm đánh giá tối đa của mỗi chỉ số là 2 điểm. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc cho điểm chi tiết từng chỉ số theo 3 mức: 0, 1, 2.
2. Điểm đánh giá tối đa của tiêu chuẩn là tổng số điểm đánh giá tối đa của các chỉ số có trong tiêu chuẩn.
3. Tổng số điểm đánh giá tối đa của nhà giáo là tổng số điểm đánh giá tối đa của các tiêu chuẩn đối với từng nhà giáo. Tổng số điểm đánh giá tối đa đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 72 điểm; nhà giáo dạy lý thuyết hoặc thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng là 84 điểm; nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng là 88 điểm.
4. Công thức tính điểm đánh giá quy đổi theo thang điểm 100
Điểm quy đổi (lấy phần nguyên) = | Tổng số điểm đánh giá đạt được x 100 |
Tổng số điểm đánh giá tối đa |
5. Nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ đào tạo thì được đánh giá, xếp loại theo chuẩn của nhà giáo giảng dạy ở cấp trình độ cao nhất.
1. Không đạt chuẩn
Nhà giáo không đạt chuẩn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Điểm quy đổi dưới 50 điểm;
b) Điểm quy đổi từ 50 điểm trở lên nhưng điểm đánh giá của một trong các tiêu chuẩn đạt dưới 50% điểm đánh giá tối đa;
c) Điểm quy đổi từ 50 điểm trở lên nhưng điểm đánh giá của chỉ số quy định tại khoản 1 Điều 3; điểm a của các khoản 1, 2, 3 Điều 17; điểm a của các khoản 1, 2, 3 Điều 32 của Thông tư này (sau đây gọi là chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1) hoặc chỉ số quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 35 (sau đây gọi là chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2) không đạt điểm đánh giá tối đa.
2. Đạt chuẩn
a) Loại C: Điểm quy đổi đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa;
b) Loại B: Điểm quy đổi đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa;
c) Loại A: Điểm quy đổi đạt từ 80 điểm đến 100 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa.
Điều 50. Quy trình đánh giá, xếp loại nhà giáo
1. Nhà giáo tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Khoa, tổ bộ môn tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này); báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo cho Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo ở cấp cơ sở (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 51. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
1. Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo các quy định tại Thông tư này.
2. Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo theo các quy định tại Thông tư này đối với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý; gửi báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) trước ngày 31/7 hàng năm (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này); căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 53. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo các quy định tại Thông tư này.
2. Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt theo quy định.
Điều 54. Trách nhiệm của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm vào cuối năm học theo các quy định tại Thông tư này, đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực dạy học và giáo dục của nhà giáo trong điều kiện cụ thể của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, địa phương.
2. Việc đánh giá, xếp loại nhà giáo phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua minh chứng phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định tại Chương II của Thông tư này.
3. Báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này); căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trình cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
4. Có cơ chế khuyến khích, động viên đối với các nhà giáo đạt chuẩn loại B trở lên.
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
Nhà giáo dạy thực hành hoặc dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng mà chưa đáp ứng chuẩn về kỹ năng nghề quy định tại Thông tư này, phải hoàn thiện để đáp ứng quy định của Thông tư này trước ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Điều 56. Công nhận tương đương
Các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm được công nhận tương đương với các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm quy định tại Thông tư này do Bộ chuyên ngành quy định sau khi có sự thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
2. Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Bãi bỏ Chương II Thông tư số 40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO
Năm học: ……………………………
Họ và tên: ............................................................................................................................
Khoa, tổ bộ môn: .................................................................................................................
Cấp trình độ giảng dạy: .......................................................................................................
Nhiệm vụ được phân công giảng dạy (Lý thuyết, thực hành, tích hợp)...............................
Các tiêu chí và tiêu chuẩn | Nhà giáo tự đánh giá xếp loại | Khoa, tổ bộ môn đánh giá, xếp loại | ||||
Điểm đánh giá đạt được | Tỷ lệ % của điểm đánh giá đạt được so với điểm đánh giá tối đa của mỗi tiêu chuẩn (lấy đến 1 chữ số thập phân, không làm tròn) | Các minh chứng | Điểm đánh giá đạt được | Tỷ lệ % của điểm đánh giá đạt được so với điểm đánh giá tối đa của mỗi tiêu chuẩn (lấy đến 1 chữ số thập phân, không làm tròn) | Các minh chứng | |
Tiêu chí 1 về Năng lực chuyên môn |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Chỉ số thứ nhất |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học |
|
|
|
|
|
|
Tiêu chí 2 về Năng lực sư phạm |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Chỉ số thứ nhất |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội |
|
|
|
|
|
|
Tiêu chí 3 về Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học |
|
|
|
|
|
|
- Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học* |
|
|
|
|
|
|
Tổng số điểm đánh giá |
|
|
|
|
|
|
Điểm quy đổi |
|
|
|
|
|
|
Xếp loại |
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp không đánh giá Tiêu chuẩn 3 Tiêu chí 3
……….., ngày……. tháng…… năm…… | ……….., ngày……. tháng…… năm…… |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ NHÀ GIÁO CỦA KHOA, TỔ BỘ MÔN
STT | Họ và tên nhà giáo | Cấp trình độ giảng dạy | Nhiệm vụ giảng dạy | Tự đánh giá, xếp loại của nhà giáo | Đánh giá, xếp loại của Khoa, tổ bộ môn | Ghi chú | ||||||
Sơ cấp (x) | Trung cấp (x) | Cao đẳng (x) | Dạy lý thuyết (x) | Dạy thực hành (x) | Dạy tích hợp (x) | Điểm quy đổi | xếp loại | Điểm quy đổi | xếp loại |
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ……….., ngày……. tháng…… năm…… |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
STT | Họ và tên nhà giáo | Cấp trình độ giảng dạy | Nhiệm vụ giảng dạy | Tự đánh giá, xếp loại của nhà giáo | Đánh giá, xếp loại nhà giáo của Khoa, tổ bộ môn | Đánh giá, xếp loại nhà giáo của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp | ||||
Sơ cấp (x) | Trung cấp (x) | Cao đẳng (x) | Dạy lý thuyết (x) | Dạy thực hành (x) | Dạy tích hợp (x) | |||||
I | Khoa …… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Tổ bộ môn..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ……….., ngày……. tháng…… năm…… |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW, CƠ QUAN TW CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, SỞ LĐ-TB&XH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../BC-………. |
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI NHÀ GIÁO VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ
Năm học: …………………..
Kính gửi: ………………………………………………………………
I. Báo cáo xếp loại nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ (chi tiết tại phụ lục kèm theo)
Tổng số nhà giáo: ……………………………… Trong đó:
1. Đối với các trường cao đẳng
Tổng số nhà giáo là: .............................................................................................................
+ Số nhà giáo đạt chuẩn Loại A:........................; Loại B:………………….; Loại C:..............
+ Số nhà giáo chưa đạt chuẩn:.............................................................................................
2. Đối với các trường trung cấp
Tổng số nhà giáo là:..............................................................................................................
+ Số nhà giáo đạt chuẩn Loại A:........................; Loại B:………………….; Loại C:..............
+ Số nhà giáo chưa đạt chuẩn:.............................................................................................
3. Đối với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Tổng số nhà giáo là:..............................................................................................................
+ Số nhà giáo đạt chuẩn Loại A:........................; Loại B:………………….; Loại C:..............
+ Số nhà giáo chưa đạt chuẩn:............................................................................................
4. Đối với các cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp)
Tổng số nhà giáo là:.............................................................................................................
+ Số nhà giáo đạt chuẩn Loại A:........................; Loại B:………………….; Loại C:.............
+ Số nhà giáo chưa đạt chuẩn:.............................................................................................
II. Các giải pháp về động viên, khuyến khích nhà giáo đạt chuẩn loại A, B (nếu có)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
III. Các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo (nếu có)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
| …………, ngày ……. tháng …… năm ……. |
Phụ lục
(Kèm theo báo cáo số………./BC……... ngày…../…./……..của Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Sở LĐTB&XH về việc báo cáo xếp loại nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ)
Đơn vị tính: người
STT | Tên cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp | Đạt chuẩn | Chưa đạt chuẩn | ||||||||||||
Tổng số | Dạy lý thuyết | Dạy thực hành | Dạy tích hợp | Tổng số | Dạy lý thuyết | Dạy thực hành | Dạy tích hợp | ||||||||
Loại A | Loại B | Loại C | Loại A | Loại B | Loại C | Loại A | Loại B | Loại C | |||||||
I | TRƯỜNG CAO ĐẲNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường Cao đẳng A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nhà giáo dạy trình độ trung cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | TRƯỜNG TRUNG CẤP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường Trung cấp B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nhà giáo dạy trình độ trung cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trung tâm giáo dục nghề nghiệp C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV | CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, DOANH NGHIỆP CÓ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cơ sở giáo dục đại học D |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Doanh nghiệp Đ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../BC-……….. |
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI NHÀ GIÁO VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ
Năm học:…………………..
Kính gửi: …………………………………………………………..
I. Thông tin chung về cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Tên cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp:....................................................................
2. Địa chỉ: .............................................................................................................................
3. Điện thoại:……………………….; fax:……………………….; email:...................................
II. Báo cáo xếp loại nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ (chi tiết tại phụ lục kèm theo)
Tổng số nhà giáo là: …………………………………………. Trong đó:
- Số nhà giáo đạt chuẩn Loại A:………………..; Loại B:………………..; Loại C:...................
- Số nhà giáo chưa đạt chuẩn:...............................................................................................
III. Các giải pháp về động viên, khuyến khích nhà giáo đạt chuẩn loại A, B (nếu có)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
IV. Các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo (nếu có)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
| ………, ngày ……. tháng ……. năm…….. |
Phụ lục
(Kèm theo báo cáo số………./BC……… ngày……./……/……. của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về việc báo cáo xếp loại nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ)
STT | Họ và tên nhà giáo | Đạt chuẩn | Chưa đạt chuẩn | ||||||||||||
Tổng số | Dạy lý thuyết | Dạy thực hành | Dạy tích hợp | Tổng số | Dạy lý thuyết (x) | Dạy thực hành (x) | Dạy tích hợp (x) | ||||||||
Loại A (x) | Loại B (x) | Loại C (X) | Loại A (x) | Loại B (x) | Loại C (X) | Loại A (x) | Loại B (x) | Loại C (x) | |||||||
I | Dạy trình độ cao đẳng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Dạy trình độ trung cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Dạy trình độ sơ cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[1] Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Thực hiện Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học".
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019.
[3] Điều 7 Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019 quy định như sau:
"Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019.
2. Đối với các khóa tuyển sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện việc tổ chức đào tạo theo các quy định hiện hành tại thời điểm bắt đầu khóa học cho đến khi kết thúc khóa học.
Mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp cơ sở đào tạo nghề nghiệp đã in hoặc mua trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng để cấp cho người học theo quy định hiện hành.
3. Các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những điểm mới phát sinh, có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.”
- 1Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Văn bản hợp nhất 5161/VBHN-BLĐTBXH năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 5161/VBHN-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 02/12/2019
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra