Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/VBHN-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2020

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, có hiệu lực từ ngày 08 tháng 3 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 06/2020/TT-BCT ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, có hiệu lực từ ngày 08 tháng 5 năm 2020.

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ký ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại Chi-lê;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi là Hiệp định).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

2. Thương nhân.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu theo Hiệp định.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nuôi trồng thủy sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác hoặc thực vật thủy sinh từ các loại con giống như trứng, cá giống, cá con hoặc ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt.

2. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là hàng hóa hoặc nguyên liệu có thể dùng thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại và có đặc tính cơ bản giống nhau.

3. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại lãnh thổ của một Nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin và việc lập các báo cáo tài chính. Những nguyên tắc này có thể bao gồm các hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể.

4. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào.

5. Nguyên liệu gián tiếp là nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất, thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa nhưng không còn nằm lại trong hàng hóa đó; hoặc nguyên liệu được sử dụng trong quá trình bảo dưỡng nhà xưởng hay để vận hành thiết bị có liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:

a) Nhiên liệu, năng lượng, chất xúc tác và dung môi;

b) Thiết bị, dụng cụ và máy móc được sử dụng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa;

c) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, thiết bị an toàn và máy móc;

d) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;

đ) Phụ tùng và nguyên liệu được dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng;

e) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng;

g) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không còn nằm lại trong hàng hoá nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

6. Nguyên liệu là hàng hóa được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khác.

7. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng các quy tắc xuất xứ tại Thông tư này.

8. Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là hàng hoá hoặc nguyên liệu đáp ứng các quy tắc xuất xứ tại Thông tư này.

9. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển là hàng hoá được sử dụng để bảo vệ một sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển sản phẩm đó mà không phải là vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ.

10. Nhà sản xuất là cá nhân hoặc doanh nghiệp tự sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa.

11. Sản xuất là các phương thức bao gồm nuôi trồng, cấy, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, săn bắt, thu nhặt, gây giống, chiết xuất, nuôi trồng thủy sản, thu lượm, sản xuất, gia công hay lắp ráp hàng hóa.

12. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã được thanh toán hoặc phải trả cho hàng hóa khi bán để xuất khẩu hoặc giá trị khác được xác định theo quy định của Hiệp định Trị giá Hải quan của Tổ chức thương mại thế giới.

13. Trị giá hàng hóa là trị giá giao dịch của hàng hóa không bao gồm bất kỳ chi phí nào phát sinh trong quá trình vận chuyển quốc tế của hàng hóa.

14. Nước thành viên là bất kỳ Nhà nước hoặc lãnh thổ thuế quan riêng biệt (separate customs territory) nào thực thi Hiệp định này.

15. Cá nhân của Nước thành viên là cá nhân, thương nhân của Nước thành viên.

16. Ngày là ngày theo lịch dương;

17. Nguyên liệu tái sử dụng (recovered material) là nguyên liệu:

a) được tháo dỡ từ hàng hóa đã qua sử dụng thành các phần tách rời;

b) được làm sạch, kiểm tra, thử nghiệm hoặc gia công các các phần tách rời đó để chúng đạt điều kiện tốt hơn.

18. Hàng tân trang, tái chế tạo (remanufactured good) là hàng hóa được cấu thành toàn bộ hoặc từng phần từ các nguyên liệu tái sử dụng, thuộc mã HS từ Chương 84 đến Chương 90 hoặc thuộc nhóm 94.02, ngoại trừ hàng hóa thuộc HS các nhóm 84.18, 85.09, 85.10 và nhóm 85.16, 87.03 hoặc các phân nhóm 8414.51, 8450.11, 8450.12, 8508.11, phân nhóm 8517.11 và phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có thời hạn sử dụng tương tự và có hình thức tương tự hàng hóa mới;

b) Có điều kiện bảo hành tương tự hàng hóa mới.

Điều 4. Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:

a) Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng;

b) Phụ lục II: Điều khoản liên quan đến quy tắc cụ thể mặt hàng cho xe và các bộ phận, phụ kiện của chúng;

c) Phụ lục III: Trường hợp ngoại lệ áp dụng De minimisd) Phụ lục IV: Mẫu C/O mẫu CPTPP của Việt Namđ) Phụ lục V: Mẫu Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Name) Phụ lục VI: Hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP và Tờ khai bổ sungg) Phụ lục VII: Quy tắc cụ thể mặt hàng đối với hàng dệt may;

h) Phụ lục VIII: Danh mục nguồn cung thiếu hụt;

i) Phụ lục IX: Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP của Việt Nam.

2. Việt Nam áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền cấp C/O đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các Nước thành viên khác của Hiệp định. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP của Việt Nam được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này và được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP đăng ký mẫu con dấu, chữ ký và cập nhật các mẫu con dấu, chữ ký này theo quy định của Bộ Công Thương.

3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các quy định có liên quan tại Thông tư này.

Chương II

QUY TẮC CHUNG VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ

1. Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó:

a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

b) Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên;

c) Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng tất cả các quy định tương ứng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hàng dệt may được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng quy định tại Thông tư này và tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên trong các trường hợp sau:

1. Cây trồng và sản phẩm từ cây trồng được trồng, cấy, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại đó.

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó.

3. Hàng hóa được chế biến từ động vật sống tại đó.

4. Động vật thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại đó.

5. Hàng hóa thu được từ việc nuôi trồng thủy sản tại đó.

6. Khoáng sản hoặc chất sản sinh tự nhiên khác không bao gồm quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra tại đó.

7. Cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác lấy từ biển, đáy biển hoặc lòng đất nằm bên ngoài lãnh thổ của các Nước thành viên và theo luật quốc tế, nằm bên ngoài lãnh hải của các Nước không phải là thành viên thuộc các tàu đã được đăng ký, vào sổ đăng ký hoặc lưu hồ sơ tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.

8. Sản phẩm được chế biến từ các sản phẩm đề cập tại khoản 7 Điều này ngay trên boong tàu được đăng ký, vào sổ đăng ký hoặc lưu hồ sơ tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.

9. Hàng hóa ngoại trừ cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác đánh bắt, thu được từ một Nước thành viên hoặc một cá nhân của một Nước thành viên từ đáy biển hoặc lòng đất nằm bên ngoài lãnh thổ của các Nước thành viên, và ngoài các khu vực mà các Nước không phải là thành viên thực hiện quyền tài phán với điều kiện Nước thành viên hoặc người của Nước thành viên có quyền khai thác đáy biển hoặc lòng đất đó theo quy định của luật quốc tế.

10. Phế thải, phế liệu được loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại đó với điều kiện phế thải, phế liệu đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu.

11. Hàng hóa được sản xuất tại đó chỉ từ các hàng hóa theo quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này hoặc từ các sản phẩm thu được từ chúng.

Điều 7. Quy định về nguyên liệu tái sử dụng trong quá trình sản xuất hàng tân trang, tái chế tạo

1. Nguyên liệu tái sử dụng thu được từ lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên được coi là có xuất xứ nếu là bộ phận cấu thành hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng tân trang, tái chế tạo.

2. Nguyên liệu tái sử dụng, hàng tân trang, tái chế tạo có xuất xứ chỉ khi nguyên liệu, hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Điều 8. Hàm lượng giá trị khu vực

1. Hàm lượng giá trị khu vực quy định tại Thông tư này và các Phụ lục liên quan để xác định hàng hóa có xuất xứ được tính như sau:

a) Công thức tính giá trị tập trung: Dựa trên trị giá nguyên liệu không có xuất xứ xác định:

RVC =

Trị giá hàng hóa

-

FVNM

x 100

Trị giá hàng hóa

b) Công thức tính gián tiếp: Dựa trên trị giá nguyên liệu không có xuất xứ:

RVC =

Trị giá hàng hóa

-

VNM

x 100

Trị giá hàng hóa

c) Công thức tính trực tiếp: Dựa trên trị giá của nguyên liệu có xuất xứ:

RVC =

VOM

x 100

Trị giá hàng hóa

d) Công thức tính chi phí tịnh (chỉ áp dụng đối với ô tô):

RVC =

NC

-

VNM

x 100

NC

Trong đó:

RVC là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

VNM là trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ, kể cả nguyên liệu không xác định được xuất xứ, được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.

NC là chi phí tịnh của hàng hóa được xác định theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

FVNM là trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ, kể cả nguyên liệu không xác định được xuất xứ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa. Nguyên liệu không có xuất xứ không quy định tại Phụ lục I không được tính vào việc xác định FVNM.

VOM là trị giá của nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.

2. Tất cả các chi phí được xem xét để tính hàm lượng giá trị khu vực được lưu trữ và tuân theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi áp dụng tại lãnh thổ của Nước thành viên nơi sản xuất ra hàng hóa.

Điều 9. Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất

1. Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ nhưng sử dụng trong quá trình sản xuất tiếp theo và đáp ứng các quy định tại Thông tư này thì được coi là có xuất xứ khi xác định xuất xứ cho hàng hóa được sản xuất tiếp theo, bất kể nguyên liệu đó có được sản xuất bởi nhà sản xuất hàng hóa đó hay không.

2. Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, trị giá dưới đây có thể được cộng vào xuất xứ hàng hóa khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực:

a) Trị giá của quá trình gia công nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên;

b) Trị giá của bất kỳ nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.

Điều 10. Trị giá nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất

Theo quy định tại Thông tư này, trị giá nguyên liệu là:

1. Đối với nguyên liệu được nhập khẩu bởi nhà sản xuất hàng hóa, trị giá giao dịch của nguyên liệu được tính tại thời điểm nhập khẩu bao gồm các chi phí trong quá trình vận chuyển quốc tế và các chi phí liên quan.

2. Đối với nguyên liệu được mua tại lãnh thổ nơi sản xuất hàng hóa:

a) Giá do nhà sản xuất đã thanh toán hoặc sẽ thanh toán tại Nước thành viên nơi nhà sản xuất có trụ sở.

b) Trị giá được xác định cho nguyên liệu nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này.

c) Giá đầu tiên đã hoặc sẽ thanh toán tại lãnh thổ của Nước thành viên.

3. Đối với nguyên liệu tự sản xuất:

a) Tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nguyên liệu, kể cả các chi phí chung; và

b) Một khoản tương đương với lợi nhuận được tính thêm vào quá trình giao dịch thông thường, hoặc tương đương với lợi nhuận thể hiện trong việc bán hàng hoá cùng loại hoặc cùng kiểu mà nguyên liệu tự sản xuất được tính.

Điều 11. Điều chỉnh thêm trị giá nguyên liệu

1. Đối với nguyên liệu có xuất xứ, các chi phí sau đây được tính vào trị giá của nguyên liệu trong trường hợp chưa được tính theo quy định tại Điều 10 Thông tư này:

a) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu tới địa điểm của nhà sản xuất hàng hóa;

b) Thuế, chi phí môi giới hải quan cho nguyên liệu, đã được thanh toán tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên, ngoại trừ thuế, cước được miễn, được hoàn, được truy hoàn hoặc có thể thu hồi khác, bao gồm khoản chậm nộp hoặc cước đã được thanh toán hoặc có thể thanh toán;

c) Chi phí xử lý phế thải và hỏng hóc do việc sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất hàng hóa, trừ đi trị giá của phế liệu tái sử dụng hoặc sản phẩm phụ.

2. Đối với nguyên liệu không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không xác định được xuất xứ, các chi phí sau đây có thể được khấu trừ khỏi trị giá nguyên liệu:

a) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu tới nơi của nhà sản xuất hàng hóa;

b) Thuế, cước và chi phí môi giới hải quan cho nguyên liệu, đã được thanh toán tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên, ngoại trừ thuế, cước được miễn, được hoàn, có thể hoàn hoặc có thể thu hồi khác, bao gồm tín dụng đối với thuế hoặc cước đã được thanh toán hoặc có thể thanh toán;

c) Chi phí xử lý phế thải và hỏng hóc do việc sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất hàng hóa, trừ đi trị giá của phế liệu tái sử dụng hoặc sản phẩm phụ.

3. Trường hợp không biết các chi phí được liệt kê tại khoản 1 hoặc 2 Điều này hoặc chứng từ chứng minh trị giá điều chỉnh không có thì không được điều chỉnh thêm trị giá nguyên liệu.

Điều 12. Chi phí tịnh

1. Trường hợp áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để xác định xuất xứ hàng hóa cho ô tô thuộc phân nhóm 8407.31 đến phân nhóm 8407.34, phân nhóm 8408.20, phân nhóm từ 8409.91 đến phân nhóm 8409.99, nhóm 8701 đến nhóm 8709 hoặc nhóm 8711, việc xác định xuất xứ cho hàng hóa đó dựa trên công thức tính chi phí tịnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Theo quy định tại Điều này:

a) Chi phí tịnh là tổng chi phí trừ đi chi phí chương trình khuyến mãi, chi phí tiếp thị và hậu mãi, bản quyền, vận chuyển, chi phí đóng gói và chi phí lãi vay không cho phép mà được tính trong tổng chi phí;

b) Chi phí tịnh của hàng hóa là chi phí tịnh có thể phân bổ hợp lý vào hàng hóa, sử dụng một trong các phương pháp tính như sau:

- Tính tổng chi phí phát sinh liên quan đến tất cả các loại ô tô được sản xuất bởi nhà sản xuất đó, trừ đi bất kỳ chi phí chương trình khuyến mãi, chi phí tiếp thị và hậu mãi, bản quyền, vận chuyển và chi phí đóng gói và chi phí lãi vay không cho phép mà được tính trong tổng chi phí của hàng hóa đó và có thể phân bổ hợp lý vào chi phí tịnh của hàng hóa;

- Tính tổng chi phí phát sinh liên quan đến các loại ô tô được sản xuất bởi nhà sản xuất đó, có thể phân bổ hợp lý tổng chi phí vào hàng hóa, trừ đi chi phí chương trình khuyến mãi, chi phí tiếp thị và hậu mãi, bản quyền, vận chuyển, chi phí đóng gói, chi phí lãi vay không cho phép mà được tính trong cấu phần của tổng chi phí được phân bổ vào hàng hóa; hoặc

- Phân bổ hợp lý từng loại chi phí cấu thành nên một phần của tổng chi phí đối với hàng hóa đó, sao cho tổng các chi phí này không bao gồm bất kỳ chi phí chương trình khuyến mãi, chi phí tiếp thị và hậu mãi, bản quyền, vận chuyển, chi phí đóng gói, chi phí lãi vay không cho phép, với điều kiện việc phân bổ các chi phí này phù hợp với các điều khoản về phân bổ chi phí hợp lý của các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.

3. Để áp dụng công thức tính chi phí tịnh cho nhóm hàng xe có động cơ từ nhóm 8701 đến nhóm 8706 hoặc nhóm 8711, công thức tính có thể là trung bình cộng của cả năm tài khóa của nhà sản xuất sử dụng bất kỳ một trong các nhóm phân loại dưới đây, trên cơ sở tất cả các phương tiện xe có động cơ trong nhóm đó hoặc chỉ những phương tiện xe có động cơ nào trong nhóm được xuất khẩu tới lãnh thổ của một Nước thành viên khác:

a) Cùng dòng xe có động cơ trong cùng một dòng xe được sản xuất tại cùng một nhà máy trong phạm vi lãnh thổ của một Nước thành viên;

b) Cùng một phân khúc xe được sản xuất tại cùng một nhà máy trong phạm vi lãnh thổ của một Nước thành viên;

c) Cùng dòng xe có động cơ được sản xuất tại cùng một nhà máy trong phạm vi lãnh thổ của một Nước thành viên;

d) Bất kỳ chủng loại xe nào tùy thuộc vào quyết định của các Nước thành viên.

4. Để áp dụng phương pháp chi phí tịnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, đối với nguyên liệu sử dụng để sản xuất xe có động cơ thuộc từ phân nhóm 8407.31 đến phân nhóm 8407.34, phân nhóm 8408.20, nhóm 8409, nhóm 8706, nhóm 8707 hoặc nhóm 8708, được sản xuất trong cùng một nhà máy, phương pháp tính có thể là trung bình cộng của:

a) Cả năm tài khóa của nhà sản xuất phương tiện xe có động cơ mà hàng hóa được bán bởi chính người đó;

b) Cả quý hoặc cả tháng;

c) Cả năm tài khóa của nhà sản xuất nguyên liệu cho ngành ô tô;

Với điều kiện hàng hóa được sản xuất trong suốt năm tài khóa, quý hoặc tháng hình thành nên phương pháp tính, trong đó:

- Trung bình cộng theo quy định tại điểm a khoản này được tính độc lập đối với những hàng hóa được bán cho ít nhất một nhà sản xuất phương tiện xe có động cơ; hoặc

- Trung bình cộng theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này được tính độc lập đối với những hàng hóa được xuất khẩu tới lãnh thổ của một Nước thành viên khác.

5. Theo quy định tại Điều này:

a) Dòng xe có động cơ là bất kỳ nhóm nào trong những chủng loại xe có động cơ dưới đây:

- Xe có động cơ được phân loại ở phân nhóm 8701.20, xe chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên được phân loại ở phân nhóm 8702.10 hoặc phân nhóm 8702.90, và xe có động cơ được phân loại ở phân nhóm 8704.10, 8704.22, 8704.23, 8704.32 hoặc 8704.90, hoặc nhóm 8705 hoặc nhóm 8706;

- Xe có động cơ được phân loại ở phân nhóm 8701.10 hoặc phân nhóm từ 8701.30 đến phân nhóm 8701.90;

- Xe chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống được phân loại ở phân nhóm 8702.10 hoặc phân nhóm 8702.90, và xe có động cơ được phân loại ở phân nhóm 8704.21 hoặc phân nhóm 8704.31;

- Xe có động cơ được phân loại từ phân nhóm 8703.21 đến phân nhóm 8703.90; hoặc

- Xe có động cơ được phân loại ở nhóm 8711.

b) Kiểu xe có động cơ là tập hợp các xe có động cơ cùng kiểu và tên mẫu;

c) Chi phí lãi vay không cho phép là chi phí lãi suất của nhà sản xuất vượt quá 700 điểm cơ bản trên mức lợi tức từ các khoản nợ có kỳ hạn được phát hành bởi chính quyền trung ương của Nước thành viên nơi hàng hóa được sản xuất ra.

d) Phân bổ hợp lý là sự phân bổ phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.

đ) Tiền bản quyền là các hình thức thanh toán bao gồm thanh toán hỗ trợ kỹ thuật hoặc các thỏa thuận tương tự, được tạo ra nhằm sử dụng hoặc quyền sử dụng bất kỳ quyền tác giả; tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; bằng sáng chế; nhãn hiệu hàng hoá; thiết kế; kiểu mẫu; kế hoạch; công thức hoặc quy trình sản xuất bí mật, ngoại trừ các khoản chi trả dưới sự hỗ trợ kỹ thuật hoặc các thoả thuận tương tự mà có thể liên quan đến các dịch vụ cụ thể như:

- Đào tạo nhân sự, không phân biệt nơi đào tạo; hoặc

- Chế tạo, gia công, đặt khuôn, thiết kế phần mềm và dịch vụ điện toán tương tự, hoặc các dịch vụ khác, nếu được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.

e) Chương trình khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng là các chi phí liên quan đến khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi được liệt kê dưới đây:

- Bán hàng và xúc tiến tiếp thị; quảng cáo trên các phương tiện truyền thông; quảng cáo và nghiên cứu thị trường; tài liệu quảng cáo và trình diễn; triển lãm; hội nghị bán hàng, triển lãm và hội nghị thương mại; băng rôn; màn hình tiếp thị; các mẫu miễn phí; bán hàng, dịch vụ tiếp thị và sau bán hàng sử dụng tài liệu in ấn (tài liệu quảng cáo hàng hóa, ca-ta-lô, tài liệu kỹ thuật, bảng giá, hướng dẫn sử dụng dịch vụ và các thông tin hỗ trợ bán hàng); lập và bảo hộ lô-gô và thương hiệu; tài trợ; chi phí cộng thêm cho bán buôn và bán lẻ; và các hình thức giải trí;

- Các hình thức đẩy mạnh bán hàng và tiếp thị hàng hóa; người tiêu dùng; giảm giá cho người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng; và các hình thức khuyến khích buôn bán khác;

- Tiền lương, tiền công; tiền hoa hồng bán hàng; tiền thưởng; phúc lợi như y tế, bảo hiểm hoặc trợ cấp hưu trí; du lịch và chi phí sinh hoạt; và phí thành viên và chi phí dịch vụ để khuyến mãi, tiếp thị và chi phí nhân sự dịch vụ hậu mãi;

- Tuyển dụng và đào tạo về khuyến mãi, tiếp thị và chi phí nhân sự dịch vụ hậu mãi; đào tạo sau bán hàng cho nhân viên chăm sóc khách hàng, nếu các chi phí này được tính riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí nhà sản xuất;

- Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa;

- Vật tư văn phòng phẩm cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng, nếu các chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;

- Điện thoại, hòm thư điện tử và các thông tin liên lạc, nếu những chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;

- Tiền thuê và khấu hao của trung tâm phân phối và văn phòng dịch vụ hậu mãi, khuyến mãi;

- Phí bảo hiểm tài sản, các khoản thuế, chi phí điện nước, sửa chữa và chi phí bảo trì của trung tâm phân phối, văn phòng khuyến mãi, tiếp thị và sau bán hàng, nếu những chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hoá trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;

- Các khoản thanh toán của nhà sản xuất cho cá nhân khác để sửa chữa, bảo hành.

g) Chi phí vận chuyển và đóng gói là các chi phí phát sinh để đóng gói một hàng hóa cho lô hàng và để vận chuyển hàng hóa đó từ các điểm giao hàng trực tiếp cho người mua, không bao gồm chi phí để chuẩn bị và đóng gói hàng hóa để bán lẻ.

h) Tổng chi phí là tất cả chi phí sản phẩm, chi phí kỳ hạn và các chi phí khác phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên nơi:

- Chi phí sản phẩm là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất của hàng hoá, bao gồm trị giá nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí phân bổ trực tiếp.

- Chi phí kỳ hạn là những chi phí, trừ chi phí sản phẩm, được tính vào chi phí trong kỳ phát sinh như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tổng hợp.

- Chi phí khác là tất cả các chi phí được ghi sổ của nhà sản xuất mà không phải là chi phí sản phẩm hoặc chi phí kỳ hạn như lãi suất.

Tổng chi phí không bao gồm lợi nhuận thu được bởi các nhà sản xuất, bất kể chúng được giữ lại bởi các nhà sản xuất hoặc chi trả cho cá nhân khác như cổ tức, hoặc nộp thuế trên các khoản lợi nhuận, bao gồm thuế trên các khoản thu từ vốn.

Điều 13. Cộng gộp

1. Hàng hóa được coi là có xuất xứ trong trường hợp hàng hóa được sản xuất tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên bởi một hay nhiều nhà sản xuất, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định tại Điều 5 và các quy định khác tại Thông tư này.

2. Hàng hóa hoặc nguyên liệu có xuất xứ tại một hay nhiều Nước thành viên được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa khác tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác được coi là có xuất xứ tại lãnh thổ của Nước thành viên đó.

3. Quá trình sản xuất nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên bởi một hay nhiều nhà sản xuất được tính vào thành phần có xuất xứ của hàng hóa khi xác định xuất xứ hàng hóa, không tính đến quá trình sản xuất đủ để nguyên liệu trở thành có xuất xứ.

Điều 14. De Minimis

1. Trừ trường hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, hàng hóa có chứa nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng được quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu trị giá của tất cả các nguyên liệu nói trên không vượt quá 10% trị giá hàng hóa, được định nghĩa tại khoản 13 Điều 3 Thông tư này và hàng hóa đáp ứng các quy định khác tại Thông tư này.

2. Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng khi sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất hàng hóa khác.

3. Trường hợp hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá nguyên liệu không có xuất xứ đó được tính vào trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi tính hàm lượng giá trị khu vực.

4. Đối với hàng dệt may, áp dụng theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.

Điều 15. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau

Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau được coi là có xuất xứ trong trường hợp:

1. Chia tách thực tế từng hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau.

2. Áp dụng các nguyên tắc kế toán về quản lý kho được thừa nhận trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi nếu hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau được trộn lẫn, với điều kiện nguyên tắc kế toán về quản lý kho được lựa chọn sử dụng phải áp dụng trong suốt năm tài khóa đó.

Điều 16. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng

1. Theo quy định tại Điều này:

a) Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí xuất xứ thuần túy hay đáp ứng quy trình sản xuất hoặc chuyển đổi mã số hàng hóa được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, xuất xứ của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này không được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

b) Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này được tính là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, xét theo từng trường hợp.

2. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng của hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều này được coi là có xuất xứ cùng với hàng hóa mà chúng đi kèm.

3. Theo quy định tại Điều này, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng được tính đến khi:

a) Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng được phân loại, đi kèm và cùng hóa đơn với hàng hóa đó;

b) Chủng loại, số lượng và trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng phù hợp với hàng hóa theo thông lệ.

Điều 17. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để bán lẻ

1. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này hay hàng hóa có xuất xứ thuần túy, vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa để bán lẻ phân loại cùng hàng hóa được coi là có xuất xứ.

2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá vật liệu, bao bì đóng gói hàng hóa để bán lẻ được phân loại cùng hàng hóa được tính là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, xét theo từng trường hợp.

Điều 18. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển

Vật liệu, bao bì đóng gói hàng hóa để vận chuyển không được tính khi xác định xuất xứ của hàng hóa.

Điều 19. Nguyên liệu gián tiếp

Nguyên liệu gián tiếp được coi là có xuất xứ mà không cần xét đến việc nó được sản xuất ở đâu.

Điều 20. Bộ hàng hóa

1. Đối với bộ hàng hóa được phân loại theo quy tắc 3a hoặc 3b của Quy tắc tổng quát của Hệ thống hài hoà về mô tả và mã hóa hàng hóa, xuất xứ của bộ hàng hóa được xác định theo Quy tắc cụ thể mặt hàng áp dụng cho bộ hàng hóa đó.

2. Đối với bộ hàng hóa được phân loại theo quy tắc 3c của Quy tắc tổng quát của Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa, bộ hàng hóa đó chỉ được coi là có xuất xứ nếu từng hàng hóa trong bộ hàng hóa có xuất xứ. Bộ hàng hóa và các hàng hóa trong bộ hàng hóa đó phải đáp ứng các quy định khác tại Thông tư này.

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, đối với một bộ hàng hóa được phân loại theo quy tắc 3c của Quy tắc tổng quát của Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa, bộ hàng hóa đó được coi là có xuất xứ nếu trị giá hàng hóa không có xuất xứ trong bộ hàng hóa không vượt quá 10% trị giá của bộ hàng hóa đó.

4. Theo quy định tại khoản 3 Điều này, trị giá hàng hóa không có xuất xứ trong bộ hàng hóa và trị giá bộ hàng hóa được tính như cách tính giá nguyên liệu không có xuất xứ và trị giá hàng hóa.

Điều 21. Quá cảnh và chuyển tải

1. Hàng hóa được vận chuyển tới Nước thành viên nhập khẩu vẫn được giữ nguyên xuất xứ nếu không quá cảnh, chuyển tải qua lãnh thổ của Nước không phải thành viên.

2. Trường hợp hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều Nước không phải thành viên, hàng hóa đó được giữ nguyên xuất xứ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất, gia công nào bên ngoài lãnh thổ các Nước thành viên, trừ trường hợp:

- Bốc, dỡ hàng, chia tách lô hàng, lưu kho, dán nhãn hoặc đánh dấu theo yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu; hoặc

- Các hoạt động cần thiết khác để bảo quản tốt hàng hóa hoặc để vận chuyển hàng hóa tới lãnh thổ của Nước thành viên nhập khẩu.

b) Dưới sự giám sát của cơ quan hải quan trong lãnh thổ của Nước không phải thành viên.

Chương III

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 22. Cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp:

a) Riêng cho từng lô hàng vào lãnh thổ của một Nước thành viên;

b) Chung cho nhiều lô hàng đối với hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời gian không quá 12 tháng trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong vòng 1 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu.

Điều 23. Các khác biệt trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu sẽ không từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa vì lỗi nhỏ hoặc các khác biệt trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó.

2. Lỗi nhỏ hoặc các khác biệt trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu quy định.

Điều 24. Miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Thương nhân được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp sau:

a) Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không vượt quá 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ hoặc trị giá tương đương với đồng tiền của Nước thành viên nhập khẩu hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu nếu có quy định về trị giá được miễn chứng từ cao hơn;

b) Hàng hóa đã được Nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Thương nhân không được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp việc nhập khẩu là một phần thuộc một chuỗi các hoạt động nhập khẩu được tiến hành hoặc đã lên kế hoạch nhằm trốn tránh quy định nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước thành viên nhập khẩu để hưởng ưu đãi thuế quan.

Điều 25. Nghĩa vụ liên quan đến xuất khẩu

1. Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp sai thông tin trong chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Trường hợp nhà xuất khẩu, nhà sản xuất nhận thấy những thông tin, dữ liệu trong chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa chính xác hoặc chưa đáp ứng các quy định về xuất xứ, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản kịp thời cho nhà nhập khẩu và cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu.

Điều 26. Lưu trữ hồ sơ

Cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP và thương nhân phải lưu trữ hồ sơ, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày cấp dưới bất kỳ hình thức nào để truy xuất nhanh chóng, bao gồm điện tử, quang học, từ tính, hoặc bằng văn bản theo quy định pháp luật của Việt Nam.

Điều 27. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa

1. Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu bằng các hình thức sau:

a) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa;

b) Yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa;

c) Yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa;

d) Kiểm tra, xác minh thực tế cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hoá;

đ) Các hình thức khác so với quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu và Nước thành viên có trụ sở của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu.

2. Khi tiến hành kiểm tra, xác minh, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu trực tiếp tiếp nhận thông tin từ cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

3. Văn bản đề nghị cung cấp thông tin hoặc kiểm tra, xác minh thực tế tại cơ sở sản xuất theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này phải thể hiện bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ chính thức của Nước thành viên được đề nghị cung cấp. Văn bản đề nghị bao gồm:

a) Thông tin đầy đủ của các tổ chức, cơ quan Chính phủ;

b) Nêu rõ lý do, bao gồm cả các vấn đề cụ thể mà Nước thành viên đề nghị muốn làm rõ, giải quyết trong quá trình kiểm tra, xác minh;

c) Đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa thuộc diện kiểm tra, xác minh;

d) 1 bản sao tài liệu, chứng từ liên quan đã được nộp cho lô hàng, kể cả chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

đ) Trường hợp kiểm tra, xác minh thực tế tại cơ sở sản xuất, văn bản phải nêu rõ thời gian dự kiến, địa điểm, mục đích kiểm tra xác minh và việc kiểm tra phải được sự đồng ý của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

4. Trường hợp Nước thành viên nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phải thông báo cho nhà nhập khẩu về việc kiểm tra, xác minh.

5. Trường hợp kiểm tra, xác minh theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phải:

a) Đảm bảo văn bản đề nghị cung cấp thông tin hoặc chứng từ được rà soát trong quá trình kiểm tra, xác minh thực tế giới hạn trong phạm vi thông tin và chứng từ nhằm mục đích kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa;

b) Mô tả đầy đủ chi tiết thông tin hoặc chứng từ để cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất xác định thông tin và chứng từ cần thiết để phản hồi;

c) Cho phép cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất phản hồi thông tin ít nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều này;

d) Cho phép nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đồng ý hoặc từ chối đề nghị kiểm tra, xác minh thực tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; và

đ) Đưa ra quyết định sau khi kiểm tra, xác minh nhanh nhất có thể và chậm nhất 90 ngày sau khi nhận được thông tin cần thiết bao gồm bất kỳ thông tin nào nhận được theo quy định tại khoản 8 Điều này và chậm nhất 365 ngày sau ngày đề nghị cung cấp thông tin lần đầu tiên hoặc đề nghị khác theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trong một số trường hợp đặc biệt như thông tin, kỹ thuật có liên quan rất phức tạp, Nước thành viên có thể kéo dài thời hạn 365 ngày theo quy định pháp luật của nước đó.

6. Trường hợp Nước thành viên nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này:

a) Nước thành viên nhập khẩu theo quy định và pháp luật của mình thông báo cho Nước thành viên nơi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có trụ sở và quy định của Nước thành viên nhập khẩu. Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu quyết định hình thức và thời gian thông báo cho Nước thành viên nơi mà nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có trụ sở về việc thực hiện kiểm tra, xác minh;

b) Nước thành viên nơi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có trụ sở, nếu thấy cần thiết và phù hợp với pháp luật của mình, có thể hỗ trợ quá trình kiểm tra, xác minh theo đề nghị của Nước thành viên nhập khẩu. Việc hỗ trợ này có thể bao gồm việc cung cấp đầu mối liên lạc cho việc kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất, cho Nước thành viên nhập khẩu hoặc các hoạt động khác để Nước thành viên nhập khẩu có thể đưa ra quyết định về xuất xứ của hàng hóa. Nước thành viên nhập khẩu không từ chối yêu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan chỉ với lý do Nước thành viên nơi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có trụ sở không hỗ trợ việc kiểm tra, xác minh.

7. Trước khi ra quyết định bằng văn bản, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phải thông báo kết quả kiểm tra xác minh cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã trực tiếp cung cấp thông tin. Nước thành viên nhập khẩu sẽ cho phép cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất ít nhất 30 ngày để bổ sung thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trước khi từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan.

8. Nước thành viên nhập khẩu phải:

a) Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu kết luận về xuất xứ hàng hóa, trong đó nêu rõ cơ sở đưa ra kết luận;

b) Thông báo cho nhà nhập khẩu văn bản kết luận về xuất xứ hàng hóa, trong đó nêu rõ cơ sở đưa ra kết luận;

c) Thông báo cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã cung cấp thông tin kết luận về xuất xứ hàng hóa, trong đó nêu rõ cơ sở đưa ra kết luận.

9. Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa giống hệt nhau mà cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phát hiện chuỗi hành vi của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất về việc giả mạo hoặc không hợp tác trong quá trình kiểm tra, xác minh xuất xứ, Nước thành viên đó có thể dừng cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa giống hệt nhau đó. “Hàng hóa giống hệt nhau” là hàng hóa giống nhau ở tất cả các khía cạnh liên quan tới quy tắc xuất xứ.

Điều 28. Bảo mật

Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đảm bảo bảo mật thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa, tránh gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương IV

QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY

Điều 29. De Minimis hàng dệt may

1. Hàng dệt may không thuộc từ Chương 61, 62, 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ, không đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu tổng trọng lượng của các nguyên liệu không có xuất xứ đó không vượt quá 10% tổng trọng lượng của hàng hóa và hàng hóa đáp ứng các quy định khác tại Chương này và Chương II Thông tư này.

2. Hàng dệt may thuộc các Chương 61, 62, 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa sử dụng xơ hoặc sợi không có xuất xứ trong quá trình sản xuất ra thành phần quyết định đến phân loại mã số hàng hóa đó không đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, vẫn được coi là có xuất xứ nếu tổng trọng lượng của xơ hoặc sợi đó không vượt quá 10% tổng trọng lượng của thành phần đó và hàng hóa đáp ứng tất cả các quy định khác tại Thông tư này.

3. Hàng hóa quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này có chứa sợi co giãn trong thành phần chính xác định phân loại mã số hàng hóa được coi là có xuất xứ khi sợi co giãn đó được xe toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.

4.5.Điều 30. Bộ hàng hóa

1. Ngoại trừ quy tắc cụ thể mặt hàng đối với hàng dệt may quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, hàng dệt may được phân loại là hàng hóa được đóng thành bộ để bán lẻ theo quy định tại Quy tắc 3 của Quy tắc chung diễn giải Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa không được coi là có xuất xứ trừ khi mỗi hàng hóa trong bộ hàng hóa đó có xuất xứ hoặc tổng trị giá của hàng hóa không có xuất xứ trong bộ hàng hóa đó không vượt quá 10% trị giá của bộ hàng hóa.

2. Theo quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Trị giá hàng hóa không có xuất xứ trong bộ hàng hóa được xác định tương tự cách xác định trị giá nguyên liệu không có xuất xứ quy định tại Thông tư này;

b) Trị giá bộ hàng hóa được xác định tương tự như cách xác định trị giá hàng hóa quy định tại Thông tư này.

Điều 31. Danh mục nguồn cung thiếu hụt

1. Để xác định hàng dệt may có xuất xứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư này, nguyên liệu được liệt kê tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này là có xuất xứ với điều kiện nguyên liệu đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào, kể cả yêu cầu sản phẩm đầu ra được quy định tại Phụ lục này.

2. Khi hàng dệt may có xuất xứ dựa trên việc kết hợp nguyên liệu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này được hưởng ưu đãi thuế quan, Nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, số thứ tự hoặc mô tả của nguyên liệu tại Phụ lục này trong bộ hồ sơ nhập khẩu.

3. Nguyên liệu không có xuất xứ được liệt kê trong bảng “Tạm thời” tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này có thể được coi là có xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Cấp C/O đối với hàng hóa xuất khẩu trước ngày Thông tư có hiệu lực

Cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu.

Điều 33. Hiệu lực thi hành[9]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 3 năm 2019.

2. Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban về Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ và Hội đồng CPTPP trong khuôn khổ thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.

3. Các nội dung nêu tại khoản 2 Điều này được thông báo đến các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thông qua cơ quan đầu mối quy định tại Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chỉ định các cơ quan đầu mối để triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Bộ Tư pháp (để theo dõi);
- Văn phòng Bộ (để đăng website Bộ Công Thương);
- Vụ Pháp chế (để đăng CSDLVBPL);
- Lưu: VT, XNK, PC.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

 



span', 'dctk > span', 'dctd > span']; var hasChild = selectors.some(function(selector) { return clickedElement.closest(selector).find('span').length > 0; }); if (!hasChild) { var totalSubLevels = 1; } else { function findMatchingParent(element) { var parent = element.parent(); if (parent.length === 0) return null; for (var i = 0; i < selectors.length; i++) { if (parent.is(selectors[i])) { superLevel++; return parent; } } return findMatchingParent(parent); } var parentElement = findMatchingParent(clickedElement); while (parentElement !== null) { level++; parentElement = findMatchingParent(parentElement); } var closestElement = clickedElement.closest(selectors.join(', ')); var nodeName = closestElement.prop('nodeName').toLowerCase(); var className = closestElement.attr('class'); var textContent = closestElement.text().trim(); var address = selectors.find(function(selector) { return closestElement.is(selector); }); var totalSubLevels = closestElement.find('span').length + 1; var parent_id = closestElement.parent().attr('id'); var variableName = 'parent_id_' + level; // Gán giá trị của parent_id cho biến động này window[variableName] = parent_id; } if (totalSubLevels>1) { var dynamicVars = {}; var variableName = 'parent_id_' + level; dynamicVars[variableName] = parent_id; var buble_id = dynamicVars[variableName]; } else { buble_id = 'dc_' + $(this).parent().attr('id'); } if ($this.next('.pointy').length === 0) { $this.after('

'); } var $pointer = $this.next('.pointer'); var $canvas = $this.next('canvas'); var $pointy = $canvas.next('div.pointy'); if ($pointy.is(':visible')) { } if ($pointer.is(':visible')) { } else { if ($('#ajax_tra_cuu').is(':visible')) { $('#ajax_tra_cuu').hide(); } $("#right_info_col").css('height', '1px'); $('#rightdocinfo').hide('slow'); $('#r-toc').hide('slow'); if ($('button#toggleSidebar').length) { if (parseInt($('#customSidebar').css('right'),10) == 0) { $('#customSidebar').animate({ right: '-280px' }, 500); $('#toggleSidebar').html(''); } else { } } if ($pointy.is(':visible')) { var $pointer = $canvas.next('.pointer'); if ($pointer.is(':visible')) { $pointer.hide(); $canvas.hide(); } else { } } else { if ($canvas.length==1) { var $canvas = $this.next('canvas'); var $pointer = $canvas.next('.pointer'); if ($pointer.length>0) { $pointer.show(); $canvas.show(); } $('.pointer').removeClass('pointy-active'); $('.pointer').css({'z-index':1}); $('canvas.pointy').removeClass('pointy-active'); $('canvas.pointy').css({'z-index':1}); $pointer.css({'z-index':9999}); $canvas.css({'z-index':9999}); if (level==0) { if (totalSubLevels==1) { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $(window).height() / 4; } else { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $('#nav-tab-vb').height()-10; } $('html,body').animate({ scrollTop: scrollTop_offset }, 'slow'); } } else { $pointer.show(); if ($pointy.length==0) { var elementOffset = $(this).position().top; var windowHeight = $(window).height()-20 - $('#nav-tab-vb').height(); if (level>0 && e.originalEvent === undefined) { //clicked by js var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/(level+1), 450)); var newTop = elementOffset - (pointerHeight / 2); var maxTop = $(document).height() - pointerHeight; newTop = Math.max(0, Math.min(newTop, maxTop)); } else { var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); var newTop = elementOffset - (pointerHeight / 2); var maxTop = $(document).height() - pointerHeight; newTop = Math.max(0, Math.min(newTop, maxTop)); } if (level>0 && e.originalEvent === undefined) { newTop = newTop+pointerHeight+10; } var position = $this.position(); $pointer.css({ left: $('#doc-left-col, #noi_dung_dk').width() + 50 + "px", width: $('#doc-right-col').width()-30, height: pointerHeight, 'z-index': 9999, top: newTop + "px" }); $this.pointy({ pointer: $pointer, defaultClass: 'zindex', activeClass: 'pointy-active', arrowWidth: 20 }); var initialTop = $pointer.position().top; $pointer.draggable({ containment: 'document', drag: function() { if (screen.width<1280) { var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); } $this.trigger('pointy-update'); } }); $pointer.on('click', '.close_pointy', function(e) { $pointer.hide(); $pointer.prev('canvas.pointy').hide(); }); var isDragging = false, startX, startY, offsetX, offsetY; var startDragging = function(e) { if (checkIfScrollingContent(e)) return; if ($(e.target).is('.close_pointy')) { return; } isDragging = true; var touch = e.originalEvent.touches[0]; var pos = $pointer.position(); startX = touch.pageX; startY = touch.pageY; offsetX = startX - pos.left; offsetY = startY - pos.top-$pointer.height()-$pointer.height()/1.365; var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); //e.preventDefault(); }; var duringDragging = function(e) { if (checkIfScrollingContent(e)) return; if (isDragging) { var touch = e.originalEvent.touches[0]; var moveX = touch.pageX; var moveY = touch.pageY; if (screen.width<1280) { var newLeft = moveX - offsetX; var newTop = moveY - offsetY-$pointer.height()-$pointer.height()/1.365; if (newLeft < 0) { newLeft = 0; } else if (newLeft + $pointer.outerWidth() > $(window).width()) { newLeft = $(window).width() - $pointer.outerWidth(); } if (newTop < initialTop) { newTop = initialTop; } $pointer.css({ left: newLeft, top: newTop }); } else { var newLeft = moveX - offsetX; var newTop = moveY - offsetY-$pointer.height()-$pointer.height()/1.365; if (newLeft < 0) { newLeft = 0; } else if (newLeft + $pointer.outerWidth() > $(window).width()) { newLeft = $(window).width() - $pointer.outerWidth(); } $pointer.css({ left: newLeft, top: newTop }); } $pointer.prev('canvas.pointy').hide(); //e.preventDefault(); } }; var stopDragging = function(e) { $pointer.prev('canvas.pointy').show(); if (checkIfScrollingContent(e)) return; if (screen.width<1280) { var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); } $this.trigger('pointy-update'); }; function checkIfScrollingContent(e) { if ($(e.target).closest('.list_tds').length > 0) { //e.stopPropagation(); return true; } return false; } $pointer.on('touchstart', startDragging); $pointer.on('touchmove', duringDragging); $pointer.on('touchend', stopDragging); var updatePointerPosition = function() { var offset = $this.position(); var windowHeight = $(window).height() - $('#nav-tab-vb').height()-20; var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); var elementOffset = $this.position().top; var newTop = elementOffset - (pointerHeight / 2); var maxTop = $(document).height() - pointerHeight; newTop = Math.max(0, Math.min(newTop, maxTop)); $pointer.css({ left: $('#doc-left-col, #noi_dung_dk').width() + 50 + "px", width: $('#doc-right-col').width() - 30, height: pointerHeight, top: newTop + "px" }); }; $(window).on('resize orientationchange', function() { updatePointerPosition(); var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); $this.trigger('pointy-update'); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); }); } } } if ($pointer.is(':visible')) { if (level==0) { if (totalSubLevels==1) { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $(window).height() / 4; } else { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $('#nav-tab-vb').height()-10; } $('html,body').animate({ scrollTop: scrollTop_offset }, 'slow'); } } } $pointer.css('opacity', '1'); $('.pointy').click(function(e) { //e.preventDefault(); //e.stopPropagation(); }); var parent = $(this).parent(); var dataCT = parent.attr('data-ct'); var dataDC = parent.attr('data-dc'); var dataTN = parent.attr('data-tn'); var loai_buble = parent.prop('nodeName').toLowerCase(); var text_html = $(this).text(); if (loai_buble=='cttd' || loai_buble=='a') { pointer_html = ''; } else if(loai_buble=='dctd') { if (this.hasAttribute('o-title')) { tieu_de_dan_chieu = $(this).attr('o-title'); } else { tieu_de_dan_chieu = text_html; } pointer_html = ''; } else if(loai_buble=='dctk') { pointer_html = ''; } if ($pointer.find('#chu_thich_buble_'+buble_id).length) { } else { $pointer.html(pointer_html); } if (loai_buble=='cttd' || loai_buble=='a') { var load_cttd = setInterval(function(){ if (!$pointer.find('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_'+buble_id+'_loading').length) { $.ajax({ type: 'POST', url: '/ajax/vanban/chu-thich/', data: { 'ndct': dataCT, 'id_ct': buble_id, 'dc_text': text_html }, success: function(response) { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).html(response); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} clearInterval(load_cttd); } }); $('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_loading').addClass('dc_'+buble_id+'_loading'); } },500); } else if(loai_buble=='dctd') { var load_cttd = setInterval(function(){ if ($pointer.find('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_loading').length){ if (dataDC.length == 32) { $.ajax({ type: 'POST', url: '/ajax/public/dan-chieu/' + dataDC, data: { 'text_dan_chieu': text_html }, success: function(response) { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).html(response); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} clearInterval(load_cttd); } }); } else { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).load('/ajax/public/dan-chieu/' + dataDC + '/'); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} clearInterval(load_cttd); } } else { clearInterval(load_cttd); } },500); } else if(loai_buble=='dctk') { if ($('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_loading').length){ $.ajax({ type: 'POST', url: '/ajax/vanban/chu-thich/', data: { 'ndct': dataCT, 'id_ct': buble_id, 'loai_hd': 'noi_dung_tham_khao', 'dc_text': text_html }, success: function(response) { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).html(response); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} } }); } } $('.pointer').removeClass('pointy-active'); $('.pointer').css({'z-index':1}); $('canvas.pointy').removeClass('pointy-active'); $('canvas.pointy').css({'z-index':1}); $pointer.css({'z-index':9999}); $canvas.css({'z-index':9999}); $('.pointer').on('mouseenter mouseleave click touchstart', function() { // Khi di chuột vào $('.pointer').removeClass('pointy-active'); $('.pointer').css({'z-index':1}); $(this).css({'z-index':9999}); $('canvas.pointy').removeClass('pointy-active'); $('canvas.pointy').css({'z-index':1}); $(this).prev('canvas.pointy').addClass('pointy-active'); $(this).prev('canvas.pointy').css({'z-index':9999}); } ); var list_tds_max_height_interval = setInterval(function(){ if ($pointer.find('.list_tds').length) { var windowHeight = $(window).height()-20 - $('#nav-tab-vb').height(); var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); $pointer.find('.list_tds').css('max-height', pointerHeight + 'px'); clearInterval(list_tds_max_height_interval); } },50); $(window).resize(function() { if ($(document).width()<=768) { $pointer.hide(); $pointer.prev('canvas.pointy').hide(); } var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); var list_tds_max_height_interval = setInterval(function(){ if ($pointer.find('.list_tds').length) { var windowHeight = $(window).height()-20 - $('#nav-tab-vb').height(); var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); $pointer.find('.list_tds').css('max-height', pointerHeight + 'px'); clearInterval(list_tds_max_height_interval); } },50); }); var parentElement = $(this).parent(); var selectors = 'cttd.chuthichtudong > span, a.chuthichtudong > span, dctk > span, dctd > span'; // Find and click all matching child elements parentElement.find(selectors).each(function() { //$(this).click(); }); var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); }); }); function random_string_id(numstr) { var text = ""; var possible = "abcdefghijklmnopqrstuvwxyz0123456789"; for (var i = 0; i < numstr; i++) text += possible.charAt(Math.floor(Math.random() * possible.length)); return text; } let lastChosen = null; let lastChosentr = null; function scroll_den_hd(ndsh_dich_address) { if (lastChosen) { $(lastChosen).css('background-color', ''); } if (lastChosentr) { $(lastChosentr).css('background-color', ''); } lastChosen = $('[href="javascript:scroll_den_hd(\'' + ndsh_dich_address + '\')"]'); lastChosentr = $('[data-ct="' + ndsh_dich_address + '"]'); $(lastChosen).css('background-color', 'yellow'); $(lastChosentr).css('background-color', 'yellow'); var targetElement = $('[address="' + ndsh_dich_address + '"]'); $('.selected_dchd').removeClass('selected_dchd'); targetElement.addClass('selected_dchd'); targetElement.children('p').children('cttd').click(); targetElement.children('cttd').click(); targetElement.children('p').children('dctk').click(); targetElement.children('dctk').click(); } $(document).ready(function() { $(document).on('click', 'cttd.chuthichtudong span, a.chuthichtudong span, dctk span, dctd span', function() { $('#modal_noi_dung_tra_phi .modal-dialog.zoom').removeAttr('style'); $('.pointer, canvas').css({ 'z-index': '50', 'important': true }); }); });