Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG; ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VÀ SÁT HẠCH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định 66/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định về Nhà chức trách hàng không;

Căn cứ Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không.1

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với nhân viên hàng không, các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không.

Điều 3. Quy ước viết tắt

Trong Thông tư này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

1. ADS-B (Automatic Dependent Surveillance - Broadcast): giám sát phụ thuộc tự động - chế độ phát quảng bá.

2. AFTN (Aeronautical Fixed Telecommunication Network): mạng viễn thông cố định hàng không.

3. AIP (Aeronautical Information Publication): tập thông báo tin tức hàng không.

4. AIS (Aeronautical Information Service): dịch vụ thông báo tin tức hàng không.

5. AMHS (Air Traffic Service Message Handling System): hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu.

6. ATFM (Air Traffic Flow Management): quản lý luồng không lưu.

7. CNS (Communication, Navigation, Surveillance): thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.

8. DME (Distance Measuring Equipment): thiết bị đo cự ly.

9. FDP (Flight Plan Data Processing): xử lý hệ thống dữ liệu bay.

10. GBAS (Ground Based Augmentation System): hệ thống tăng cường độ chính xác của tín hiệu vệ tinh dẫn đường đặt trên mặt đất.

11. HF A/G (High Frequency Air/Ground): thông tin sóng ngắn không - địa.

12. IATA (International Air Transport Association): hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.

13. ICAO (International Civil Aviation Organization): tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.

14. ILS (Instrument Landing System): hệ thống hạ cánh bằng thiết bị.

15. ILS/DME/Marker (Instrument Landing System/Distance Measuring Equipment/Marker): hệ thống hạ cánh bằng thiết bị/thiết bị đo cự ly/đài chỉ mốc vô tuyến.

16. NDB (Non Directional Radio Beacon): đài dẫn đường vô hướng.

17. NOTAM (Notice to Airmen): điện văn thông báo hàng không.

18. OJT (On-Job-Training): thực tập tại vị trí làm việc.

19. PSR (Primary Surveillance Radar): ra đa giám sát sơ cấp.

20. RDP (Radar Data Processing): xử lý dữ liệu ra đa.

21. SSR (Secondary Surveillance Radar): ra đa giám sát thứ cấp.

22. VHF A/G (Very High Frequency Air/Ground): thông tin sóng cực ngắn không - địa.

23. VOR (Very High Frequency Omnidirectional Radio Range): đài vô tuyến đa hướng sóng cực ngắn.

24. VCCS (Voice Communication Control System): hệ thống chuyển mạch thoại.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Năng định là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng không.

2. Chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu là chương trình đào tạo, huấn luyện bao gồm 02 (hai) phần: kiến thức chung về hàng không dân dụng và nghiệp vụ nhân viên hàng không. Sau khi hoàn thành chương trình này, học viên được cấp chứng chỉ chuyên môn.

3. Chương trình huấn luyện năng định là chương trình huấn luyện dành cho nhân viên hàng không đã được cấp chứng chỉ chuyên môn để tham dự kỳ sát hạch cấp năng định theo quy định trong lĩnh vực chuyên ngành.

4. Chương trình huấn luyện định kỳ là chương trình huấn luyện nhắc lại các kiến thức đã được học và bổ sung cập nhật kiến thức mới chuyên ngành hàng không để nhân viên hàng không duy trì khả năng làm việc ở vị trí năng định đã được cấp.

5. Chương trình huấn luyện phục hồi là chương trình huấn luyện cho nhân viên hàng không có thời gian nghỉ giãn cách quá thời gian quy định để phục hồi khả năng đáp ứng công việc chuyên môn.

6. Chương trình huấn luyện chuyển loại là chương trình huấn luyện cho nhân viên hàng không khi chuyển đổi vị trí chuyên môn hoặc chuyển đổi vị trí năng định.

7. Chương trình huấn luyện bay làm quen là chương trình huấn luyện cho nhân viên không lưu tìm hiểu hoạt động của tổ lái trên buồng lái trong chuyến bay thương mại.

8.2 Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không (gọi tắt là cơ sở đào tạo) là cơ sở có đủ điều kiện hoạt động đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật.

9. Sát hạch nhân viên hàng không là việc kiểm tra để cấp giấy phép, năng định chuyên môn hoặc đánh giá để cấp chứng nhận trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không.

10.3 Đào tạo, huấn luyện trực tuyến là hình thức đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không được thực hiện thông qua phần mềm đào tạo, huấn luyện trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng mạng Internet.

11.4 Học liệu đào tạo, huấn luyện trực tuyến bao gồm giáo trình, tài liệu giảng dạy hoặc tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá được trình bày dưới hình thức các tập tin trình chiếu, hình ảnh, video, các ứng dụng tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học viên.

Điều 5. Thời gian giảng dạy, quy đổi thời gian giảng dạy5

1. Thời gian giảng dạy trong chương trình đào tạo, huấn luyện được tính bằng tiết học.

2. Quy đổi thời gian giảng dạy: 01 (một) tiết lý thuyết là 45 phút, 01 (một) tiết thực hành là 60 phút.

Chương II

NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

Điều 6. Chức danh nhân viên hàng không

1.6 Thành viên tổ lái bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.

2. Giáo viên huấn luyện bay.

3. Tiếp viên hàng không.

4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.

5. Nhân viên điều độ, khai thác bay.

6. Nhân viên không lưu.

7. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.

8. Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.

9. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.

10. Nhân viên khí tượng hàng không.

11. Nhân viên thiết kế phương thức bay.

12. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.

13. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.

14. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

15. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.

16. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.

Điều 7. Nhiệm vụ theo chức danh của nhân viên hàng không

1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh, duy trì trật tự, tuần tra, canh gác bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về an ninh hàng không.

2. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

3.7 Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện một hoặc một số các nhiệm vụ: giám sát, điều phối, phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa, tàu bay tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không nằm ngoài phạm vi ranh giới cảng hàng không, sân bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép.

4. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tại cảng hàng không, sân bay.

5. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 6 của Thông tư này thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.

Điều 8. Tiêu chuẩn nhân viên hàng không

1. Nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.

2. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 13 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

a) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích;

c) Được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.

3. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 14, 15 và 16 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

a) Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích;

c) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 14 Điều 6 của Thông tư này phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;

d) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 15 và 16 Điều 6 của Thông tư này phải có chứng chỉ chuyên môn chuyên ngành hàng không quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.

Điều 9. Chứng chỉ chuyên môn và Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh

1. Chứng chỉ chuyên môn quy định tại Thông tư này, bao gồm một trong các loại sau:

a) Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư này;

b) Chứng nhận của cơ sở đào tạo được ICAO, IATA công nhận; cơ sở đào tạo của nước ngoài đã được Cục Hàng không Việt Nam công nhận theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;

c) Chứng nhận điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không của cơ sở sản xuất, chế tạo phương tiện, thiết bị;

d) Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo pháp luật về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

2. Chứng chỉ chuyên môn quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này chỉ được công nhận tại Việt Nam với điều kiện người có văn bằng, chứng chỉ được đào tạo bổ sung các nội dung chưa được đào tạo theo chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu nghiệp vụ nhân viên hàng không tại cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép.

3. Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không quy định tại Thông tư này được cấp bởi Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm Thông tư này.

Điều 10. Giấy phép nhân viên hàng không

1.8 Giấy phép nhân viên hàng không được cấp cho cá nhân khi đảm bảo quy định tại Điều 8 của Thông tư này và đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.

2. Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm các nội dung sau đây:

a) Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Cơ quan cấp giấy phép;

c) Tên giấy phép;

d) Số giấy phép;

đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy phép (nếu có);

e) Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;

g) Năng định;

h) Chữ ký của người được cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;

i) Ảnh của người được cấp giấy phép được đóng dấu giáp lai;

k) Yêu cầu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không.

3. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 6 của Thông tư này khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép nhân viên hàng không còn hiệu lực.

4. Nhân viên hàng không không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp.

Điều 11. Danh mục và thời hạn hiệu lực của giấy phép và năng định nhân viên hàng không

1. Danh mục giấy phép, năng định nhân viên hàng không được quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy phép nhân viên hàng không chỉ có hiệu lực khi năng định còn hiệu lực, riêng đối với giấy phép nhân viên hàng không quy định tại khoản 14 Điều 6 Thông tư này có hiệu lực là 07 (bảy) năm.

Chương lII

ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

Điều 12. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

1. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không bao gồm:

a) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ ban đầu để cấp chứng chỉ chuyên môn;

b) Chương trình huấn luyện năng định nhân viên hàng không;

c) Chương trình huấn luyện phục hồi nhân viên hàng không;

d) Chương trình huấn luyện chuyển loại nhân viên hàng không;

đ) Chương trình huấn luyện định kỳ nhân viên hàng không;

e) Chương trình huấn luyện bay làm quen đối với kiểm soát viên không lưu.

2. Chương trình đào tạo, huấn luyện đối với các chức danh nhân viên hàng không tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 13 Điều 6 thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đối với các chức danh còn lại thực hiện theo quy định tại Phụ lục 04, Phụ lục 05 ban hành kèm Thông tư này.

Điều 13. Giáo trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

Giáo trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không do cơ sở đào tạo ban hành và phải phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 1 Điều 21 Thông tư này.

Điều 14. Công nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không ở nước ngoài

Cục Hàng không Việt Nam căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không, các điều ước quốc tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để công nhận cơ sở ở nước ngoài đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không của Việt Nam.

Điều 15. Đào tạo, huấn luyện trực tuyến nghiệp vụ nhân viên hàng không9

1. Hình thức đào tạo, huấn luyện trực tuyến chỉ áp dụng đối với các môn học lý thuyết.

2. Nội dung đào tạo, huấn luyện trực tuyến phải tuân thủ các nội dung của chương trình đào tạo, huấn luyện theo quy định tại Điều 12 và khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.

3. Học liệu đào tạo, huấn luyện trực tuyến được xây dựng theo Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không tại Điều 12 và khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.

4. Phần mềm đào tạo, huấn luyện trực tuyến tổ chức lớp học trên không gian mạng thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ (chia sẻ màn hình máy tính, thiết bị điện tử) và có chức năng sau:

a) Giúp giáo viên giảng bài, tổ chức lưu trữ, chuyển tải học liệu đào tạo, huấn luyện trực tuyến tới học viên; theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên; theo dõi và hỗ trợ học viên khai thác nội dung học tập từ học liệu đào tạo, huấn luyện trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học viên trong quá trình học tập;

b) Giúp học viên truy cập, khai thác nội dung học tập từ học liệu đào tạo, huấn luyện trực tuyến; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học viên khác trong không gian học tập;

c) Cho phép cơ sở đào tạo quản lý hồ sơ, tiến trình học tập, kết quả học tập của học viên và các hoạt động dạy của giáo viên; hỗ trợ quản lý các thông tin khác theo yêu cầu của cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.

5. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và tổ chức đào tạo, huấn luyện trực tuyến phải bảo đảm:

a) Đường truyền Internet phải đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng, không để xảy ra hiện tượng nghẽn mạng hay quá tải;

b) Thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt phần mềm đào tạo, huấn luyện trực tuyến;

c) An toàn thông tin, bảo mật đối với chương trình, tài liệu giảng dạy thuộc tài liệu hạn chế theo quy định của pháp luật.

6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến:

a) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến của học viên được thực hiện trực tiếp tại cơ sở đào tạo, huấn luyện. Trường hợp học viên không thể đến cơ sở đào tạo tại thời điểm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vì lý do bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện bằng hình thức trực tuyến;

b) Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hình thức trực tuyến phải bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan.

7. Hồ sơ đào tạo, huấn luyện trực tuyến được quản lý và lưu trữ tại cơ sở đào tạo, huấn luyện gồm có:

a) Hồ sơ có liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 6 của Điều này;

b) Dữ liệu về quá trình đào tạo, huấn luyện trực tuyến trên hệ thống đào tạo, huấn luyện trực tuyến;

c) Kế hoạch đào tạo, huấn luyện trực tuyến tại cơ sở đào tạo, huấn luyện theo các lớp học, môn học;

d) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học viên.

Chương IV

SÁT HẠCH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

Điều 16. Hội đồng sát hạch

1. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thành lập Hội đồng sát hạch để tổ chức sát hạch theo từng lĩnh vực chuyên môn và trình độ tiếng Anh để cấp giấy phép, năng định cho nhân viên hàng không.

2. Cục Hàng không Việt Nam được phép sử dụng cơ sở vật chất, chuyên gia của các tổ chức trong và ngoài nước để tổ chức sát hạch nhân viên hàng không.

3. Hội đồng làm việc phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong Hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng.

Điều 17. Nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch

1. Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng sát hạch.

2. Thành lập Tổ sát hạch theo từng lĩnh vực chuyên môn và trình độ tiếng Anh.

3. Tổ chức xây dựng kế hoạch sát hạch, quy trình sát hạch, nội dung sát hạch, đề và đáp án sát hạch trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành.

4. Tổ chức sát hạch và báo cáo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam kết quả sát hạch để cấp giấy phép, năng định chuyên môn, chứng nhận trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không.

5. Chủ tịch Hội đồng sát hạch chịu trách nhiệm về việc lựa chọn sát hạch viên và kết quả sát hạch trước Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.

6.10 Tổ chức chấm phúc khảo (nếu có) đối với bài sát hạch trên giấy và thông báo kết quả cho người đề nghị phúc khảo.

7.11 Lập Biên bản làm việc của Hội đồng sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 18. Nhiệm vụ của Tổ sát hạch12

1. Biên soạn câu hỏi, đề sát hạch lý thuyết, thực hành, đáp án và thang điểm phù hợp, báo cáo Hội đồng sát hạch.

2. Kiểm tra phương tiện, trang thiết bị, địa điểm sát hạch, phương án bảo đảm an toàn trong quá trình sát hạch.

3. Yêu cầu thí sinh chấp hành nội quy sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành.

4. Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo Hội đồng sát hạch.

5. Thực hiện việc sát hạch, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo Hội đồng sát hạch.

6. Sát hạch viên chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch theo sự phân công của Tổ sát hạch. Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm về kết quả của kỳ sát hạch và báo cáo kết quả sát hạch trước Hội đồng sát hạch.

Điều 19. Tiêu chuẩn sát hạch viên

1. Sát hạch viên chuyên môn có các tiêu chuẩn như sau:

a) Có tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống tốt, không vi phạm kỷ luật trong 03 (ba) năm gần nhất;

b) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực tham gia sát hạch;

c) Có kinh nghiệm ít nhất 03 (ba) năm làm việc ở vị trí chuyên môn phù hợp với lĩnh vực tham gia sát hạch.

2. Sát hạch viên tiếng Anh đáp ứng một trong các tiêu chuẩn như sau:

a) Là chuyên gia khai thác trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không tương ứng, có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm, có trình độ cử nhân Anh ngữ hoặc tương đương, có chứng chỉ đánh giá tiếng Anh hàng không do cơ sở đào tạo được ICAO hoặc Cục Hàng không Việt Nam công nhận;

b) Là giáo viên tiếng Anh có ít nhất 05 (năm) năm giảng dạy liên tục tại các trường đại học, có chứng nhận đánh giá tiếng Anh hàng không do cơ sở đào tạo được ICAO hoặc Cục Hàng không Việt Nam công nhận.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

1. Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam khi có sự thay đổi về các nội dung theo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật chuyên ngành hàng không.

2.13 Tổ chức biên soạn và ban hành giáo trình đào tạo, huấn luyện phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 1 Điều 21 của Thông tư này; quyết định hình thức đào tạo, huấn luyện trực tiếp hoặc đào tạo, huấn luyện trực tuyến.

3. Tổ chức thực hiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Thông tư này.

4. Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.

5.14 Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam về kết quả thực hiện hoạt động đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không, chi tiết như sau:

a) Tên báo cáo: kết quả đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không;

b) Nội dung báo cáo: các nội dung liên quan đến công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định tại Phụ lục 07, 07A, 07B;

c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp; gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

d) Tần suất báo cáo: định kỳ hàng năm;

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 20 tháng 12 hàng năm;

e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 năm thuộc kỳ báo cáo;

g) Mẫu đề cương báo cáo: theo quy định tại Phụ lục 07, 07A, 07B ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Lưu giữ hồ sơ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

Điều 21. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam

1. Ban hành chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không chi tiết.

2. Kiểm tra, giám sát việc sát hạch, cấp giấy phép, năng định chuyên môn, chứng nhận trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu và đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, sát hạch nhân viên hàng không.

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp

Các cơ sở đào tạo đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm hoàn thiện đầy đủ chương trình, giáo trình đào tạo, huấn luyện quy định tại Thông tư này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.

Điều 23. Hiệu lực thi hành15

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2018 và thay thế Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: Văn thư, PC (2).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC 01

MẪU CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
TRAINING ORGANIZATION
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Biểu trưng của cơ sở đào tạo, huấn luyện

 

 

 

Ảnh màu
(Color photo)

3 x 4 cm

 

CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
PROFESSIONAL CERTIFICATE
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
HEAD OF TRANING ORGANIZATION
CHỨNG NHẬN
CERTIFIES THAT

Ông/Bà (Mr/Ms): ................................................................................................................................

Ngày sinh (Date of birth):
............................................................................................................................................................

Nơi sinh (Place of birth):
............................................................................................................................................................

Đã hoàn thành khóa học ………………………………..Has successfully completed the course of: ....................................................................(Tên khóa học/Name of the course)

Thời gian khóa học từ ngày (from): ……………………………..đến ngày (to): ..................................

Tốt nghiệp loại (Grade): ...................................................................................................................

 

Số QĐ/Decision No:
Số vào sổ/Manual No:             /CCCM

………,day (ngày)... month (tháng)... year (năm)...
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
HEAD OF TRAINING ORGANIZATION

(Ký tên, đóng dấu/Sign and Stamp)

 

 

PHỤ LỤC 02

MẪU CHỨNG NHẬN TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MINISTRY OF TRANSPORT
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
CIVIL AVIATION AUTHORITY OF VIET NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

 

 

Ảnh màu
(Color photo)

3cm x 4cm

 

CHỨNG NHẬN TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH
CERTIFICATE OF ENGLISH LANGUAGE PROFICIENCY
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
DIRECTOR GENERAL OF CIVIL AVIATION AUTHORITY OF VIETNAM
CHỨNG NHẬN
CERTIFIES THAT

Ông/Bà (Mr/Ms): .............................................................................................................................

Ngày sinh (Date of birth):.................................................................................................................

Quốc tịch/Nationality:.......................................................................................................................

Đạt trình độ tiếng Anh mức/Has achieved English language proficiency level: ..............................

Dành cho/For: .................................................................................................................................

Có giá trị từ/Validity from:………………………………………đến/until: ..........................................

 

Số QĐ/Decision No:
Số vào sổ/Manual No:           

………, ngày…..tháng….năm….
…….., day…..month…..year…..

CỤC TRƯỞNG
DIRECTOR GENERAL
(Ký tên, đóng dấu/Sign and Stamp)

 

PHỤ LỤC 0316

DANH MỤC GIẤY PHÉP, NĂNG ĐỊNH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. Giấy phép, năng định nhân viên hàng không nhóm khai thác, bảo dưỡng tàu bay và thiết bị tàu bay

1. Giấy phép Người lái tàu bay tư nhân (PPL), Giấy phép Người lái tàu bay thương mại (CPL), Giấy phép Người lái tàu bay - tổ lái nhiều thành viên (MCPL), Giấy phép Người lái tàu bay vận tải hàng không thương mại (ATPL) gồm các năng định sau:

a) Năng định chủng loại tàu bay;

b) Năng định hạng tàu bay;

c) Năng định loại tàu bay;

d) Năng định khả năng bay bằng thiết bị.

2. Giấy phép Giáo viên huấn luyện bay (FI) gồm có năng định giáo viên chủng loại và hạng tàu bay.

3. Giấy phép Giáo viên mặt đất (huấn luyện bay lý thuyết dưới đất) gồm có năng định giáo viên mặt đất (giáo viên lý thuyết).

4. Giấy phép Nhân viên cơ giới trên không, Giấy phép Nhân viên dẫn đường trên không gồm có năng định sau:

a) Năng định chủng loại tàu bay;

b) Năng định hạng tàu bay;

c) Năng định loại tàu bay.

5. Giấy phép Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay gồm có các năng định sau:

a) Năng định hạng tàu bay cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay;

b) Năng định loại tàu bay cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay.

6. Giấy phép Nhân viên sửa chữa hàng không chuyên ngành gồm có năng định hạng tàu bay cho nhân viên sửa chữa hàng không chuyên ngành.

7. Giấy phép Nhân viên điều độ khai thác bay (FD) gồm có các năng định sau:

a) Năng định chủng loại tàu bay;

b) Năng định hạng tàu bay;

c) Năng định loại tàu bay.

II. Giấy phép, năng định nhân viên hàng không nhóm bảo đảm hoạt động bay

1. Giấy phép nhân viên không lưu với các năng định sau:

a) Thủ tục bay;

b) Kiểm soát tại sân bay;

c) Kiểm soát tiếp cận không có giám sát ATS;

d) Kiểm soát tiếp cận giám sát ATS;

đ) Kiểm soát đường dài không có giám sát ATS;

e) Kiểm soát đường dài giám sát ATS;

g) Thông báo, hiệp đồng bay;

h) ATFM;

i) Kíp trưởng không lưu ở các vị trí: thủ tục bay; kiểm soát tại sân bay; kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài; thông báo, hiệp đồng bay; ATFM;

k) Huấn luyện viên không lưu, huấn luyện viên ATFM;

l) Đánh tín hiệu;

m) Xử lý dữ liệu bay;

n) Khai thác liên lạc sóng ngắn không - địa (HF A/G);

o) Trợ giúp thủ tục kế hoạch bay.

2. Giấy phép nhân viên CNS với các năng định sau:

a) Khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G);

b) Khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF A/G);

c) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS);

d) Khai thác, bảo dưỡng VOR; đ) Khai thác, bảo dưỡng DME; e) Khai thác, bảo dưỡng NDB;

g) Khai thác, bảo dưỡng ILS (ILS/DME/Marker);

h) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống PSR;

i) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống SSR;

k) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống ADS-B;

l) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống xử lý dữ liệu bay;

m) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống xử lý dữ liệu ra đa, ADS-B, hệ thống ATM, hệ thống xử lý dữ liệu giám sát;

n) Khai thác, bảo dưỡng hệ thống đèn tín hiệu và biển báo tại sân bay;

o) Khai thác, bảo dưỡng GBAS;

p) Bay kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS); bay đánh giá phương thức bay;

q) Khai thác, bảo dưỡng VHF và VCCS (áp dụng cho đài kiểm soát không lưu tại cảng hàng không nội địa);

r) Kíp trưởng CNS.

3. Giấy phép nhân viên khí tượng hàng không với các năng định sau:

a) Dự báo khí tượng hàng không;

b) Quan trắc khí tượng hàng không;

c) Kíp trưởng khí tượng hàng không.

4. Giấy phép nhân viên AIS với các năng định sau:

a) AIS sân bay;

b) NOTAM;

c) AIP;

d) Kíp trưởng AIS sân bay; kíp trưởng NOTAM.

5. Giấy phép nhân viên hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn HKDD với các năng định sau:

a) Nhân viên Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không;

b) Nhân viên Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Khẩn nguy sân bay.

6. Giấy phép nhân viên thiết kế phương thức bay.

7. Giấy phép nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không với các năng định sau:

a) Bản đồ, sơ đồ hàng không;

b) Dữ liệu hàng không.

III. Giấy phép, năng định nhân viên hàng không nhóm điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay

Giấy phép nhân viên hàng không nhóm điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay với các năng định sau:

1. Điều khiển xe/moóc băng chuyền.

2. Điều khiển xe ô tô thông thường (xe tải, xe bán tải, xe chở khách trên khu bay từ 4 đến dưới 30 chỗ, xe cứu thương, xe dẫn tàu bay).

3. Điều khiển xe chở khách trên khu bay từ 30 chỗ trở lên.

4. Điều khiển xe suất ăn.

5. Điều khiển xe cấp nước sạch.

6. Điều khiển xe chữa cháy.

7. Điều khiển xe đầu kéo.

8. Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay dùng cần kéo đẩy.

9. Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay không dùng cần kéo đẩy.

10. Điều khiển xe nâng hàng.

11. Điều khiển xe xúc nâng.

12. Điều khiển xe phục vụ hành khách hạn chế khả năng di chuyển.

13. Điều khiển xe/moóc phun sơn.

14. Điều khiển xe thang.

15. Điều khiển xe trung chuyển thùng hàng.

16. Điều khiển xe hút vệ sinh.

17. Điều khiển xe tra nạp nhiên liệu cho các phương tiện hoạt động trên khu bay.

18. Điều khiển xe tra nạp nhiên liệu tàu bay.

19. Điều khiển xe truyền tiếp nhiên liệu.

20. Điều khiển xe cần cẩu.

21. Điều khiển xe cắt cỏ.

22. Điều khiển xe tẩy vệt cao su và vệt sơn.

23. Điều khiển xe/moóc nâng phục vụ kỹ thuật tàu bay.

24. Điều khiển xe nâng vật tư, hàng hóa rời.

25. Điều khiển xe vệ sinh sân đường, khu bay (xe ép rác, xe quét đường, xe hút bồn, xe rửa đường, xe phun nước).

26. Điều khiển máy xúc đào.

27. Điều khiển phương tiện phục vụ khai thác khu bay (xe trám khe Mastic, xe đo ma sát).

28. Điều khiển các loại cẩu và thiết bị nâng.

29. Điều khiển xe nâng tự hành, thang nâng người.

30. Điều khiển xe bán tải kéo rơ moóc.

31. Điều khiển xe cấp điện cho tàu bay.

32. Điều khiển xe cấp khí khởi động tàu bay.

33. Điều khiển xe điều hòa không khí.

34. Vận hành thiết bị thùng nâng xe suất ăn.

35. Vận hành thang kéo đẩy tay.

36. Vận hành cầu hành khách.

37. Vận hành thiết bị cấp điện cho tàu bay.

38. Vận hành thiết bị cấp khí khởi động tàu bay.

39. Vận hành thiết bị tra nạp nhiên liệu.

40. Vận hành thiết bị thủy lực phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay.

41. Vận hành thiết bị điều hòa không khí.

42. Vận hành thiết bị chiếu sáng di động.

43. Vận hành thiết bị cấp khí nén, khí ô xy, khí ni tơ.

44. Vận hành băng chuyền kéo đẩy tay.

45. Vận hành thiết bị cấp nước sạch.

46. Vận hành thiết bị hút vệ sinh.

47. Vận hành thiết bị nâng người.

48. Điều khiển xe chở người 4 bánh có gắn động cơ.

IV. Giấy phép, năng định nhân viên hàng không nhóm kiểm soát an ninh hàng không

1. An ninh soi chiếu.

2. An ninh kiểm soát.

3. An ninh cơ động.

 

PHỤ LỤC 0417

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG NHÓM KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

A. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN BAN ĐẦU

CHƯƠNG I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

1. Mục tiêu

Trang bị cho người học những nội dung kiến thức chung về hàng không dân dụng và kỹ năng cơ bản về lĩnh vực khai thác cảng hàng không, sân bay trước khi tham gia đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp Quyết định công nhận kết quả hoàn thành khóa học.

2. Đối tượng

Học viên là người do các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay chỉ định tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nhóm khai thác cảng hàng không, sân bay.

3. Nội dung, thời lượng

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

thuyết

1

Khái quát chung về hàng không dân dụng

08

08

2

Pháp luật về hàng không dân dụng

08

08

3

An ninh hàng không (theo quy định của pháp luật về an ninh hàng không dân dụng)

 

 

4

An toàn hàng không

24

24

5

Công tác khẩn nguy tại cảng hàng không, sân bay

04

04

6

Hàng nguy hiểm (theo quy định của pháp luật về an toàn hàng không và IATA)

 

 

 

Kiểm tra (áp dụng cho từng nội dung)

01

01

CHƯƠNG II. NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

1. Mục tiêu

Trang bị cho người học những nội dung kiến thức về chức trách, nhiệm vụ, kỹ năng nghiệp vụ về lĩnh vực khai thác cảng hàng không, sân bay. Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp chứng chỉ chuyên môn cho từng loại nghiệp vụ được đào tạo, huấn luyện.

2. Đối tượng

Học viên là người do các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay chỉ định tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nhóm khai thác cảng hàng không, sân bay đã hoàn thành đào tạo, huấn luyện “Kiến thức chung về hàng không, dân dụng”.

Mục 1. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay

1. Nội dung, thời lượng

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

I

Kiến thức chung về phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không

12

12

 

II

Chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

1

Điều khiển xe/moóc băng chuyền

32

16

16

2

Điều khiển xe ô tô thông thường (xe tải, xe bán tải, xe chở khách trên khu bay từ 4 đến dưới 30 chỗ, xe cứu thương, xe dẫn tàu bay)

16

08

08

3

Điều khiển xe chở khách trên khu bay từ 30 chỗ trở lên

16

08

08

4

Điều khiển xe suất ăn

48

16

32

5

Điều khiển xe cấp nước sạch

20

08

12

6

Điều khiển xe chữa cháy

64

32

32

7

Điều khiển xe đầu kéo

68

12

56

8

Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay dùng cần kéo đẩy

128

16

112

9

Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay không dùng cần kéo đẩy.

54

16

38

10

Điều khiển xe nâng hàng

72

16

56

11

Điều khiển xe xúc nâng

24

8

16

12

Điều khiển xe phục vụ hành khách hạn chế khả năng di chuyển

48

16

32

13

Điều khiển xe/moóc phun sơn

36

12

24

14

Điều khiển xe thang

56

16

40

15

Điều khiển xe trung chuyển thùng hàng

20

04

16

16

Điều khiển xe hút vệ sinh

20

08

12

17

Điều khiển xe tra nạp nhiên liệu cho các phương tiện hoạt động trên khu bay

24

08

16

18

Điều khiển xe tra nạp nhiên liệu tàu bay

64

30

34

19

Điều khiển xe truyền tiếp nhiên liệu

40

16

24

20

Điều khiển xe cần cẩu

50

16

34

21

Điều khiển xe cắt cỏ

32

12

20

22

Điều khiển xe tẩy vệt cao su và vệt sơn

36

12

24

23

Điều khiển xe/moóc nâng phục vụ kỹ thuật tàu bay

50

17

33

24

Điều khiển xe nâng vật tư, hàng hóa rời

48

16

32

25

Điều khiển xe vệ sinh sân đường, khu bay (xe ép rác, xe quét đường, xe hút bồn, xe rửa đường, xe phun nước)

36

12

24

26

Điều khiển máy xúc đào

32

08

24

27

Điều khiển phương tiện phục vụ khai thác khu bay (xe trám khe mastic, xe đo ma sát)

16

08

08

28

Điều khiển các loại cẩu và thiết bị nâng

40

16

24

29

Điều khiển xe nâng tự hành, thang nâng người

32

08

24

30

Điều khiển xe bán tải kéo rơ moóc

16

08

08

31

Điều khiển xe cấp điện cho tàu bay

32

16

16

32

Điều khiển xe cấp khí khởi động tàu bay

32

16

16

33

Điều khiển xe điều hòa không khí

32

16

16

34

Vận hành thiết bị thùng nâng xe suất ăn

24

8

16

35

Vận hành thang kéo đẩy tay

24

08

16

36

Vận hành cầu hành khách

116

68

48

37

Vận hành thiết bị cấp điện cho tàu bay

16

8

8

38

Vận hành thiết bị cấp khí khởi động tàu bay

16

8

8

39

Vận hành thiết bị tra nạp nhiên liệu

68

34

34

40

Vận hành thiết bị thủy lực phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay

56

17

39

41

Vận hành thiết bị điều hòa không khí

16

8

8

42

Vận hành thiết bị chiếu sáng di động

24

06

18

43

Vận hành thiết bị cấp khí nén, khí ôxy, khí nitơ

51

16

35

44

Vận hành băng chuyền kéo đẩy tay

24

08

16

45

Vận hành thiết bị cấp nước sạch

10

4

6

46

Vận hành thiết bị hút vệ sinh

10

4

6

47

Vận hành thiết bị nâng người

32

08

24

48

Điều khiển xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

16

08

08

III

Kiểm tra (áp dụng cho từng loại nghiệp vụ)

03

02

01

Mục 2. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay

1. Nội dung, thời lượng

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

1

Nghiệp vụ giám sát dịch vụ chuyến bay đi

80

56

24

2

Nghiệp vụ giám sát dịch vụ chuyến bay đến

48

32

16

3

Nghiệp vụ giám sát dịch vụ sân đỗ

80

56

24

4

Nghiệp vụ thông thoại

28

12

16

5

Nghiệp vụ phục vụ hành khách chuyến bay đến

92

52

40

6

Nghiệp vụ phục vụ hành khách ra tàu bay

104

56

48

7

Nghiệp vụ làm thủ tục hành khách quốc nội

178

98

80

8

Nghiệp vụ làm thủ tục hành khách quốc tế

166

116

50

9

Nghiệp vụ phục vụ hành lý

48

24

24

10

Nghiệp vụ phục vụ hành lý bất thường (*)

88

48

40

11

Nghiệp vụ cân bằng trọng tải

124

84

40

12

Nghiệp vụ quản lý, khai thác thùng/mâm

88

44

44

13

Nghiệp vụ hướng dẫn chất xếp tại tàu bay

112

72

40

14

Nghiệp vụ chất xếp tại tàu bay

72

40

32

15

Nghiệp vụ tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa ra tàu bay

96

80

16

16

Nghiệp vụ vệ sinh tàu bay

48

16

32

17

Nghiệp vụ điều phối chuyến bay

88

64

24

18

Nghiệp vụ thủ tục và tài liệu hàng nhập

72

40

32

19

Nghiệp vụ kiểm đếm hàng nhập

64

40

24

20

Nghiệp vụ trả hàng nhập

64

40

24

21

Nghiệp vụ thủ tục, tài liệu hàng xuất

64

40

24

22

Nghiệp vụ chấp nhận hàng

64

40

24

23

Nghiệp vụ xuất hàng

64

40

24

24

Nghiệp vụ chất xếp hàng hóa

80

56

24

25

Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa, tài liệu

64

40

24

26

Nghiệp vụ hướng dẫn và giám sát chất xếp hàng hóa trong nhà ga

64

40

24

27

Nghiệp vụ phục vụ hàng hóa đặc biệt

40

40

 

 

Kiểm tra (áp dụng cho từng loại nghiệp vụ)

03

02

01

(*) Áp dụng cho học viên đã học một trong các nghiệp vụ phục vụ hành khách chuyến bay đến, nghiệp vụ phục vụ hành khách ra tàu bay, nghiệp vụ làm thủ tục hành khách quốc nội, nghiệp vụ làm thủ tục hành khách quốc tế.

Mục 3. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay

1. Nội dung, thời lượng

Thời gian thực hành, kiểm tra thực hành tính theo nhóm, tối đa 10 học viên.

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

thuyết

Thực hành

I

Chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

1

Kiến thức chung về về công tác cứu nạn, chữa cháy

08

08

 

2

Nghiệp vụ cứu nạn, chữa cháy tại Cảng hàng không, sân bay

76

42

34

II

Kiểm tra (áp dụng cho từng nội dung)

04

02

02

B. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN ĐỊNH KỲ

CHƯƠNG I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố, nhắc lại kiến thức và kỹ năng cho học viên đã tham gia khóa đào tạo, huấn luyện ban đầu; cập nhật bổ sung kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, các quy chế, quy định có liên quan để giúp cho nhân viên duy trì đủ điều kiện làm việc ở vị trí công việc chuyên môn theo quy định. Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp Quyết định công nhận kết quả hoàn thành khóa học.

2. Đối tượng

Học viên là nhân viên do các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay chỉ định tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện định kỳ nghiệp vụ nhân viên hàng không nhóm khai thác cảng hàng không, sân bay đã có chứng chỉ chuyên môn, có giấy phép và năng định còn hiệu lực, có thời gian làm việc liên tục không quá 36 tháng ở vị trí phù hợp.

3. Nội dung, thời lượng: Được quy định cụ thể tại biểu dưới đây.

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Lý thuyết

1

Pháp luật về hàng không dân dụng

02

02

2

An ninh hàng không (theo quy định của pháp luật về an ninh hàng không dân dụng)

 

 

3

An toàn hàng không

04

04

4

Công tác khẩn nguy tại cảng hàng không, sân bay

02

02

5

Hàng nguy hiểm (theo quy định của pháp luật về an toàn hàng không và IATA)

 

 

 

Kiểm tra (áp dụng cho từng nội dung)

01

01

CHƯƠNG II. NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố, nhắc lại kiến thức và kỹ năng cho học viên đã tham gia khóa đào tạo, huấn luyện ban đầu; cập nhật bổ sung kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, các quy chế, quy định có liên quan; luyện tập thực hành để giúp cho nhân viên duy trì đủ điều kiện làm việc ở vị trí công việc chuyên môn theo quy định. Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp Quyết định công nhận kết quả hoàn thành khóa học.

2. Đối tượng

Học viên là nhân viên do các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay chỉ định tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện định kỳ nghiệp vụ nhân viên hàng không nhóm khai thác cảng hàng không, sân bay đã có chứng chỉ chuyên môn, có giấy phép và năng định còn hiệu lực, có thời gian làm việc liên tục không quá 36 tháng ở vị trí phù hợp.

Mục 1. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay

1. Nội dung, thời lượng

Số

Nội dung

Thời

Trong đó

thuyết

Thực hành

I

Chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

1

Điều khiển xe/moóc băng chuyền

05

04

01

2

Điều khiển xe ô tô thông thường (xe tải, xe bán tải, xe chở khách trên khu bay từ 4 đến dưới 30 chỗ, xe cứu thương, xe dẫn tàu bay)

05

04

01

3

Điều khiển xe chở khách trên khu bay từ 30 chỗ trở lên

05

04

01

4

Điều khiển xe suất ăn

05

04

01

5

Điều khiển xe cấp nước sạch

05

04

01

6

Điều khiển xe chữa cháy

05

04

01

7

Điều khiển xe đầu kéo

05

04

01

8

Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay dùng cần kéo đẩy

05

04

01

9

Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay không dùng cần kéo đẩy.

05

04

01

10

Điều khiển xe nâng hàng

05

04

01

11

Điều khiển xe xúc nâng

05

04

01

12

Điều khiển xe phục vụ hành khách hạn chế khả năng di chuyển

05

04

01

13

Điều khiển xe/moóc phun sơn

05

04

01

14

Điều khiển xe thang

05

04

01

15

Điều khiển xe trung chuyển thùng hàng

05

04

01

16

Điều khiển xe hút vệ sinh

05

04

01

17

Điều khiển xe tra nạp nhiên liệu cho các phương tiện hoạt động trên khu bay

05

04

01

18

Điều khiển xe tra nạp nhiên liệu tàu bay

12

06

06

19

Điều khiển xe truyền tiếp nhiên liệu

05

04

01

20

Điều khiển xe cần cẩu

14

12

02

21

Điều khiển xe cắt cỏ

05

04

01

22

Điều khiển xe tẩy vệt cao su và vệt sơn

05

04

01

23

Điều khiển xe/moóc nâng phục vụ kỹ thuật tàu bay

05

04

01

24

Điều khiển xe nâng vật tư, hàng hóa rời

05

04

01

25

Điều khiển xe vệ sinh sân đường, khu bay (xe ép rác, xe quét đường, xe hút bồn, xe rửa đường, xe phun nước)

05

04

01

26

Điều khiển máy xúc đào

05

04

01

27

Điều khiển phương tiện phục vụ khai thác khu bay (xe trám khe mastic, xe đo ma sát)

05

04

01

28

Điều khiển các loại cẩu và thiết bị nâng

05

04

01

29

Điều khiển xe nâng tự hành, thang nâng người

05

04

01

30

Điều khiển xe bán tải kéo rơ mooc

05

04

01

31

Điều khiển xe cấp điện cho tàu bay

05

04

01

32

Điều khiển xe cấp khí khởi động tàu bay

05

04

01

33

Điều khiển xe điều hòa không khí

05

04

01

34

Vận hành thiết bị thùng nâng xe suất ăn

03

02

01

35

Vận hành thang kéo đẩy tay

05

04

01

36

Vận hành cầu hành khách

05

04

01

37

Vận hành thiết bị cấp điện cho tàu bay

03

02

01

38

Vận hành thiết bị cấp khí khởi động tàu bay

03

02

01

39

Vận hành thiết bị tra nạp nhiên liệu

12

06

06

40

Vận hành thiết bị thủy lực phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay

14

12

02

41

Vận hành thiết bị điều hòa không khí

03

02

01

42

Vận hành thiết bị chiếu sáng di động

05

04

01

43

Vận hành thiết bị cấp khí nén, khí ôxy, khí nitơ

14

12

02

44

Vận hành băng chuyền kéo đẩy tay

05

04

01

45

Vận hành thiết bị cấp nước sạch

03

02

01

46

Vận hành thiết bị hút vệ sinh

03

02

01

47

Vận hành thiết bị nâng người

05

04

01

48

Điều khiển xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

05

04

01

II

Kiểm tra (áp dụng cho từng loại nghiệp vụ)

02

01

01

Mục 2. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay

1. Nội dung, thời lượng

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

I

Chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

1

Nghiệp vụ giám sát dịch vụ chuyến bay đi

04

03

01

2

Nghiệp vụ giám sát dịch vụ chuyến bay đến

04

03

01

3

Nghiệp vụ giám sát dịch vụ sân đỗ

04

03

01

4

Nghiệp vụ thông thoại

04

03

01

5

Nghiệp vụ phục vụ hành khách chuyến bay đến

04

03

01

6

Nghiệp vụ phục vụ hành khách ra tàu bay

04

03

01

7

Nghiệp vụ làm thủ tục hành khách quốc nội

04

03

01

8

Nghiệp vụ làm thủ tục hành khách quốc tế

04

03

01

9

Nghiệp vụ phục vụ hành lý

04

03

01

10

Nghiệp vụ phục vụ hành lý bất thường

04

03

01

11

Nghiệp vụ cân bằng trọng tải

04

03

01

12

Nghiệp vụ quản lý, khai thác thùng/mâm

04

03

01

13

Nghiệp vụ hướng dẫn chất xếp tại tàu bay

04

03

01

14

Nghiệp vụ chất xếp tại tàu bay

04

03

01

15

Nghiệp vụ tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa ra tàu bay

04

03

01

16

Nghiệp vụ vệ sinh tàu bay

04

03

01

17

Nghiệp vụ điều phối chuyến bay

04

03

01

18

Nghiệp vụ thủ tục và tài liệu hàng nhập

08

07

01

19

Nghiệp vụ kiểm đếm hàng nhập

08

07

01

20

Nghiệp vụ trả hàng nhập

08

07

01

21

Nghiệp vụ thủ tục, tài liệu hàng xuất

08

07

01

22

Nghiệp vụ chấp nhận hàng

08

07

01

23

Nghiệp vụ xuất hàng

08

07

01

24

Nghiệp vụ chất xếp hàng hóa

08

07

01

25

Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa, tài liệu

08

07

01

26

Nghiệp vụ hướng dẫn và giám sát chất xếp hàng hóa trong nhà ga

08

07

01

27

Nghiệp vụ phục vụ hàng hóa đặc biệt

08

08

 

II

Kiểm tra (áp dụng cho từng loại nghiệp vụ)

02

01

01

Mục 3. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay

1. Nội dung, thời lượng

Thời gian thực hành, kiểm tra thực hành tính theo nhóm, tối đa 10 học viên.

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

thuyết

Thực hành

I

Chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

1

Kiến thức chung về về công tác cứu nạn, chữa cháy

04

04

 

2

Nghiệp vụ cứu nạn, chữa cháy tại Cảng hàng không, sân bay

22

08

14

II

Kiểm tra (áp dụng cho từng nội dung)

02

01

01

C. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN PHỤC HỒI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

CHƯƠNG I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

1. Mục tiêu

Phục hồi các kiến thức và kỹ năng cho học viên đã được đào tạo, huấn luyện kiến thức ban đầu; cập nhật bổ sung kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, các quy chế, quy định có liên quan để giúp cho nhân viên phục hồi đủ điều kiện làm việc ở vị trí công việc chuyên môn theo quy định. Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp Quyết định công nhận kết quả hoàn thành khóa học.

2. Đối tượng

Học viên là nhân viên do các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay chỉ định tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên hàng không nhóm khai thác cảng hàng không, sân bay đã có chứng chỉ chuyên môn, có giấy phép và năng định còn hiệu lực nhưng có thời gian nghỉ dãn cách từ 03 tháng trở lên đối với nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay và từ 06 tháng trở lên đối với nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.

3. Nội dung, thời lượng

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Lý thuyết

1

Pháp luật về hàng không dân dụng

02

02

2

An toàn hàng không

04

04

3

Công tác khẩn nguy tại cảng hàng không, sân bay

04

04

4

Hàng nguy hiểm (theo quy định của pháp luật về an toàn hàng không và IATA)

 

 

 

Kiểm tra (áp dụng cho từng nội dung)

01

01

CHƯƠNG II. NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

1. Mục tiêu

Phục hồi các kiến thức và kỹ năng cho học viên đã được đào tạo, huấn luyện kiến thức ban đầu; cập nhật bổ sung kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, các quy chế, quy định có liên quan; luyện tập thực hành để giúp cho nhân viên phục hồi đủ điều kiện làm việc ở vị trí công việc chuyên môn theo quy định. Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp Quyết định công nhận kết quả hoàn thành khóa học.

2. Đối tượng

Học viên là nhân viên do các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay chỉ định tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên hàng không nhóm khai thác cảng hàng không, sân bay đã có chứng chỉ chuyên môn, có giấy phép và năng định còn hiệu lực nhưng có thời gian nghỉ dãn cách từ 03 tháng trở lên đối với nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay và từ 06 tháng trở lên đối với nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.

Mục 1. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay

1. Nội dung, thời lượng

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

I

Chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

1

Điều khiển xe/moóc băng chuyền

08

04

04

2

Điều khiển xe ô tô thông thường (xe tải, xe bán tải, xe chở khách trên khu bay từ 4 đến dưới 30 chỗ, xe cứu thương, xe dẫn tàu bay)

08

04

04

3

Điều khiển xe chở khách trên khu bay từ 30 chỗ trở lên

08

04

04

4

Điều khiển xe suất ăn

24

08

16

5

Điều khiển xe cấp nước sạch

08

04

04

6

Điều khiển xe chữa cháy

40

08

32

7

Điều khiển xe đầu kéo

24

08

16

8

Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay dùng cần kéo đẩy

24

08

16

9

Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay không dùng cần kéo đẩy.

24

08

16

10

Điều khiển xe nâng hàng

24

08

16

11

Điều khiển xe xúc nâng

08

04

04

12

Điều khiển xe phục vụ hành khách hạn chế khả năng di chuyển

24

08

16

13

Điều khiển xe/moóc phun sơn

16

08

08

14

Điều khiển xe thang

24

08

16

15

Điều khiển xe trung chuyển thùng hàng

08

04

04

16

Điều khiển xe hút vệ sinh

08

04

04

17

Điều khiển xe tra nạp nhiên liệu cho các phương tiện hoạt động trên khu bay

08

04

04

18

Điều khiển xe tra nạp nhiên liệu tàu bay

16

10

06

19

Điều khiển xe truyền tiếp nhiên liệu

18

12

06

20

Điều khiển xe cần cẩu

28

12

16

21

Điều khiển xe cắt cỏ

16

08

08

22

Điều khiển xe tẩy vệt cao su và vệt sơn

16

08

08

23

Điều khiển xe/mooc nâng phục vụ kỹ thuật tàu bay

28

12

16

24

Điều khiển xe nâng vật tư, hàng hóa rời

24

08

16

25

Điều khiển xe vệ sinh sân đường, khu bay (xe ép rác, xe quét đường, xe hút bồn, xe rửa đường, xe phun nước)

12

04

08

26

Điều khiển máy xúc đào

12

04

08

27

Điều khiển phương tiện phục vụ khai thác khu bay (xe trám khe Mastic, xe đo ma sát)

08

04

04

28

Điều khiển các loại cẩu và thiết bị nâng

16

08

08

29

Điều khiển xe nâng tự hành, thang nâng người

12

04

08

30

Điều khiển xe bán tải kéo rơ moóc

08

04

04

31

Điều khiển xe cấp điện cho tàu bay

16

08

08

32

Điều khiển xe cấp khí khởi động tàu bay

16

08

08

33

Điều khiển xe điều hòa không khí

16

08

08

34

Vận hành thiết bị thùng nâng xe suất ăn

12

04

08

35

Vận hành thang kéo đẩy tay

05

04

01

36

Vận hành cầu hành khách

24

08

16

37

Vận hành thiết bị cấp điện cho tàu bay

08

04

04

38

Vận hành thiết bị cấp khí khởi động tàu bay

08

04

04

39

Vận hành thiết bị tra nạp nhiên liệu

16

10

06

40

Vận hành thiết bị thủy lực phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay

28

12

16

41

Vận hành thiết bị điều hòa không khí

08

04

04

42

Vận hành thiết bị chiếu sáng di động

28

12

16

43

Vận hành thiết bị cấp khí nén, khí ôxy, khí Nitơ

28

12

16

44

Vận hành băng chuyền kéo đẩy tay

05

04

01

45

Vận hành thiết bị cấp nước sạch

06

04

02

46

Vận hành thiết bị hút vệ sinh

06

04

02

47

Vận hành thiết bị nâng người

12

04

08

48

Điều khiển xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

08

04

04

II

Kiểm tra (áp dụng cho từng loại nghiệp vụ)

02

01

01

Mục 2. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay

1. Nội dung, thời lượng

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

I

Chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

1

Nghiệp vụ giám sát dịch vụ chuyến bay đi

04

03

01

2

Nghiệp vụ giám sát dịch vụ chuyến bay đến

04

03

01

3

Nghiệp vụ giám sát dịch vụ sân đỗ

04

03

01

4

Nghiệp vụ thông thoại

04

03

01

5

Nghiệp vụ phục vụ hành khách chuyến bay đến

04

03

01

6

Nghiệp vụ phục vụ hành khách ra tàu bay

04

03

01

7

Nghiệp vụ làm thủ tục hành khách quốc nội

04

03

01

8

Nghiệp vụ làm thủ tục hành khách quốc tế

04

03

01

9

Nghiệp vụ phục vụ hành lý

04

03

01

10

Nghiệp vụ phục vụ hành lý bất thường

04

03

01

11

Nghiệp vụ cân bằng trọng tải

04

03

01

12

Nghiệp vụ quản lý, khai thác thùng/mâm

04

03

01

13

Nghiệp vụ hướng dẫn chất xếp tại tàu bay

04

03

01

14

Nghiệp vụ chất xếp tại tàu bay

04

03

01

15

Nghiệp vụ tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa ra tàu bay

08

07

01

16

Nghiệp vụ vệ sinh tàu bay

04

03

01

17

Nghiệp vụ điều phối chuyến bay

04

03

01

18

Nghiệp vụ thủ tục và tài liệu hàng nhập

08

06

02

19

Nghiệp vụ kiểm đếm hàng nhập

08

06

02

20

Nghiệp vụ trả hàng nhập

08

06

02

21

Nghiệp vụ thủ tục, tài liệu hàng xuất

08

06

02

22

Nghiệp vụ chấp nhận hàng

08

06

02

23

Nghiệp vụ xuất hàng

08

06

02

24

Nghiệp vụ chất xếp hàng hóa

08

06

02

25

Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa, tài liệu

08

06

02

26

Nghiệp vụ hướng dẫn và giám sát chất xếp hàng hóa trong nhà ga

08

06

02

27

Nghiệp vụ phục vụ hàng hóa đặc biệt

08

08

 

II

Kiểm tra (áp dụng cho từng loại nghiệp vụ)

02

01

01

Mục 3. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay

1. Nội dung, thời lượng

Thời gian thực hành, kiểm tra thực hành tính theo nhóm, tối đa 10 học viên.

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

thuyết

Thực hành

I

Chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

1

Kiến thức chung về về công tác cứu nạn, chữa cháy

04

04

 

2

Nghiệp vụ cứu nạn, chữa cháy tại Cảng hàng không, sân bay

50

16

34

II

Kiểm tra (áp dụng cho từng nội dung)

02

01

01

 

PHỤ LỤC 0518

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG NHÓM BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

A. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BAN ĐẦU ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN

1. Mục tiêu: Trang bị cho người học những nội dung kiến thức chung về hàng không dân dụng, các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng cơ bản về lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay. Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp chứng chỉ chuyên môn, được tham gia huấn luyện để kiểm tra cấp giấy phép và năng định tại các vị trí công việc chuyên môn phù hợp.

2. Đối tượng: Học viên là người do doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay tuyển dụng để đào tạo, đáp ứng các yêu cầu về trình độ học vấn, tiếng Anh, độ tuổi, sức khỏe và các yêu cầu nghề nghiệp do doanh nghiệp quy định..

3. Nội dung:

Phần I. Kiến thức chung về hàng không: trang bị cho học viên các kiến thức chung về hàng không dân dụng và kỹ năng cơ bản trước khi tham gia đào tạo kiến thức chuyên ngành.

Phần II. Kiến thức chuyên ngành: trang bị cho học viên các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng cơ bản phù hợp lĩnh vực chứng chỉ chuyên môn.

Phần III. Thực hành, tham quan.

Phần IV. Ôn tập, kiểm tra.

4. Thời lượng: Thời lượng được quy định cụ thể tại biểu dưới đây.

Trong trường hợp người học đã có chứng chỉ chuyên môn của một chuyên ngành có nhiều nội dung liên quan đến chứng chỉ chuyên môn đề nghị cấp mới, áp dụng thời gian đào tạo tối thiểu đối với chứng chỉ chuyên môn mới đó (học viên không phải học lại những nội dung đã học mà chỉ cần học bổ sung những nội dung chưa được học).

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Lý thuyết

Thực hành, tham quan

Ôn tập, kiểm tra

Kiến thức chung về hàng không

Chuyên ngành

I

Nhân viên không lưu

 

 

 

 

 

1

Kiểm soát viên không lưu tại sân bay, tiếp cận, đường dài

1.597

80

1.067

400

50

2

Nhân viên thông báo, hiệp đồng bay

960

80

800

60

20

3

Nhân viên thông báo, hiệp đồng bay (đối tượng đang làm việc tại vị trí thông báo, hiệp đồng bay và xử lý số liệu điều hành bay đã có kinh nghiệm làm việc tại các vị trí này)

480

80

320

60

20

4

Nhân viên đánh tín hiệu

448

80

262

96

10

5

Nhân viên xử lý dữ liệu bay

640

80

316

204

40

6

Nhân viên xử lý dữ liệu bay (đối tượng đang làm việc tại vị trí AFTN, đã được cấp năng định AFTN)

400

30

224

122

24

7

Nhân viên xử lý dữ liệu bay (đối tượng đang làm việc tại vị trí FDP)

170

08

100

50

12

8

Nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay

500

84

356

44

16

II

Nhân viên AIS

798

80

539

159

20

III

Nhân viên CNS

 

 

 

 

 

1

Thông tin

234

80

120

24

10

2

Dẫn đường

274

80

160

24

10

3

Giám sát

274

80

160

24

10

4

Xử lý dữ liệu

274

80

160

24

10

5

Điện nguồn

246

80

111

45

10

IV

Nhân viên khí tượng hàng không

384

93

180

101

10

V

Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng

 

 

 

 

 

1

Nhân viên Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không

745

80

549

96

20

2

Nhân viên Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Khẩn nguy sân bay

370

80

100

170

20

VI

Nhân viên thiết kế phương thức bay

808

80

549

159

20

VII

Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không

808

80

549

159

20

B. CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NĂNG ĐỊNH

1. Mục tiêu: Trang bị cho học viên các kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết và thực tập tại vị trí làm việc được phân công. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên đủ điều kiện tham gia kỳ sát hạch để cấp giấy phép, năng định tại các vị trí công việc chuyên môn phù hợp như được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và bảo đảm hoạt động bay.

2. Đối tượng: Học viên đã được cấp chứng chỉ chuyên môn phù hợp với vị trí năng định tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên Hàng không của Việt Nam hoặc nước ngoài được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép hoặc công nhận.

3. Nội dung:

Phần I. Lý thuyết

Phần II. Thực hành

Phần III. Thực tập và huấn luyện tại vị trí làm việc (OJT)

Phần IV: Ôn tập, kiểm tra

4. Thời lượng:

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

Ôn tập, kiểm tra

Lý thuyết

Thực hành

OJT

I

Nhân viên không lưu

 

 

 

 

 

1

Kiểm soát tại sân bay

1600

320

640

560

80

2

Kiểm soát đường dài

1600

320

640

560

80

3

Kíp trưởng không lưu ở các vị trí kiểm soát tại sân bay, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài

960

56

894

10

4

Thủ tục bay tại sân bay quốc tế

960

240

220

480

20

5

Thủ tục bay tại sân bay nội địa

480

174

100

186

20

6

Kíp trưởng thủ tục bay

480

120

100

240

20

7

Thông báo, hiệp đồng bay

960

320

300

320

20

8

Kíp trưởng thông báo, hiệp đồng bay

480

56

414

10

9

ATFM

1440

240

240

940

20

10

Kíp trưởng ATFM

960

56

894

10

11

Đánh tín hiệu

480

80

120

270

10

12

Khai thác liên lạc sóng ngắn không - địa (HF A/G)

960

46

50

854

10

13

Xử lý dữ liệu bay (FDP)

480

46

50

374

10

14

Huấn luyện viên không lưu

1440

56

1374

10

15

Huấn luyện viên ATFM

1440

56

1374

10

16

Nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay

520

175

40

285

20

II

Nhân viên AIS

 

 

 

 

 

1

AIS sân bay

960

240

220

480

20

2

Kíp trưởng AIS sân bay

480

120

100

240

20

3

NOTAM

960

240

220

480

20

4

Kíp trưởng NOTAM

480

120

100

240

20

5

AIP

960

240

220

480

20

III

Nhân viên CNS

 

 

 

 

 

1

Khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF A/G)

480

32

24

400

24

2

Khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G)

480

24

16

416

24

3

Kíp trưởng CNS

480

38

20

398

24

4

Khai thác, bảo dưỡng VHF và VCCS (áp dụng cho đài kiểm soát không lưu tại Cảng hàng không nội địa)

480

42

32

382

24

5

Khai thác, bảo dưỡng hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS)

480

32

24

400

24

6

Khai thác, bảo dưỡng NDB

480

24

24

408

24

7

Khai thác, bảo dưỡng VOR

480

24

24

408

24

8

Khai thác, bảo dưỡng DME

480

24

24

408

24

9

Khai thác, bảo dưỡng ILS (ILS/DME/Marker)

960

40

40

856

24

10

Khai thác, bảo dưỡng hệ thống PSR/SSR

960

40

40

856

24

11

Khai thác, bảo dưỡng hệ thống ADS-B

480

24

24

408

24

12

Khai thác, bảo dưỡng hệ thống xử lý dữ liệu ra đa, ADS-B, hệ thống ATM, hệ thống xử lý dữ liệu giám sát/hệ thống xử lý dữ liệu bay

960

40

40

856

24

13

Khai thác, bảo dưỡng hệ thống đèn tín hiệu và biển báo tại sân bay

480

40

40

376

24

14

Bay kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị CNS; bay đánh giá phương thức bay

960

160

80 (SIM bay HC)

696

24

IV

Nhân viên khí tượng hàng không

 

 

 

 

 

1

Quan trắc khí tượng hàng không

960

80

80

776

24

2

Dự báo khí tượng hàng không

1440

160

160

1080

40

3

Kíp trưởng khí tượng hàng không

960

80

80

776

24

V

Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng

 

 

 

 

 

1

Nhân viên Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không

960

160

200

580

20

2

Nhân viên Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không (đã có chứng chỉ chuyên môn không lưu, tổ bay)

640

120

200

300

20

3

Nhân viên Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Khẩn nguy sân bay

480

80

100

280

20

VI

Nhân viên thiết kế phương thức bay

 

 

 

 

 

 

Thiết kế phương thức bay

960

240

220

480

20

VII

Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không

 

 

 

 

 

1

Nhân viên bản đồ, sơ đồ hàng không

960

240

220

480

20

2

Nhân viên dữ liệu hàng không

960

240

220

480

20

C. CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CHUYỂN LOẠI NĂNG ĐỊNH

1. Mục tiêu: Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn dành cho nhân viên đã có năng định và đang làm việc tại vị trí chuyên môn này chuyển sang vị trí chuyên môn khác nhưng chưa được huấn luyện phù hợp để có thể được phép tham gia kiểm tra để cấp năng định.

2. Đối tượng: Nhân viên đã có năng định vị trí chuyên môn, xin dự kiểm tra cấp năng định ở vị trí chuyên môn khác.

3. Nội dung:

Phần I. Lý thuyết

Phần II. Thực hành

Phần III. Thực tập tại vị trí làm việc (OJT)

Phần IV. Ôn tập, kiểm tra

4. Thời lượng:

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

Ôn tập, kiểm tra

Lý thuyết

Thực hành

OJT

I

Nhân viên không lưu

 

 

 

 

 

1

Từ các vị trí kiểm soát không lưu về vị trí kiểm soát tiếp cận

355

95

160

90

10

2

Từ vị trí kiểm soát tiếp cận không có giám sát ATS sang vị trí kiểm soát tiếp cận giám sát ATS

220

40

80

90

10

3

Từ các vị trí kiểm soát không lưu về vị trí kiểm soát tại sân bay

350

90

160

90

10

4

Từ các vị trí kiểm soát không lưu về vị trí kiểm soát đường dài

390

80

120

180

10

5

Từ vị trí kiểm soát đường dài không có giám sát ATS sang vị trí kiểm soát đường dài giám sát ATS

220

40

80

90

10

6

Từ các vị trí kiểm soát không lưu về vị trí nhân viên thủ tục bay

250

80

80

80

10

7

Từ các vị trí kiểm soát không lưu sang vị trí nhân viên thông báo, hiệp đồng bay

250

80

80

80

10

8

Từ vị trí nhân viên thông báo, hiệp đồng bay sang nhân viên ATFM

300

100

90

100

10

9

Từ vị trí kiểm soát viên không lưu sang vị trí nhân viên ATFM

275

120

60

90

05

II

Nhân viên AIS

 

 

 

 

 

 

Nhân viên AIS tham dự huấn luyện chuyển loại năng định (từ năng định thứ 2 trở lên) không phải học lại những nội dung đã học mà chỉ cần học bổ sung những nội dung chưa được học hoặc mới được cập nhật

 

 

 

 

 

1

Từ vị trí nhân viên AIS sân bay sang vị trí nhân viên NOTAM

200

40

100

50

10

2

Từ vị trí nhân viên AIS sân bay sang vị trí nhân viên AIP

200

40

100

50

10

3

Từ vị trí nhân viên NOTAM sang vị trí nhân viên AIS sân bay

200

40

100

50

10

4

Từ vị trí nhân viên NOTAM sang vị trí nhân viên AIP

200

40

100

50

10

5

Từ vị trí nhân viên AIP sang vị trí nhân viên AIS sân bay

200

40

100

50

10

6

Từ vị trí nhân viên AIP sang vị trí nhân viên NOTAM

200

40

100

50

10

III

Nhân viên CNS

 

 

 

 

 

 

Nhân viên CNS tham dự huấn luyện chuyển loại năng định (từ năng định thứ 2 trở lên) không phải học lại những nội dung đã học mà chỉ cần học bổ sung những nội dung chưa được học hoặc mới được cập nhật

 

 

 

 

 

1

Từ các vị trí khai thác bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G), khai thác, bảo dưỡng hệ thống chuyển mạch thoại VCCS sang vị trí khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF A/G)

86

24

16

40

06

2

Từ các vị trí khai thác, bảo dưỡng hệ thống chuyển mạch thoại VCCS, khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF A/G) sang vị trí khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G)

86

24

16

40

06

3

Từ các vị trí khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G), khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF A/G) sang vị trí khai thác, bảo dưỡng hệ thống chuyển mạch thoại VCCS

126

40

40

40

06

4

Từ các vị trí khai thác, bảo dưỡng VOR, khai thác, bảo dưỡng DME, khai thác, bảo dưỡng ILS (ILS/DME/ Marker) sang vị trí khai thác, bảo dưỡng NDB

86

24

16

40

06

5

Từ các vị trí khai thác, bảo dưỡng NDB, khai thác, bảo dưỡng DME, khai thác, bảo dưỡng ILS (ILS/DME/ Marker) sang vị trí khai thác, bảo dưỡng VOR

86

24

16

40

06

6

Từ các vị trí khai thác, bảo dưỡng VOR, khai thác, bảo dưỡng NDB, khai thác, bảo dưỡng ILS (ILS/DME/ Marker) sang vị trí khai thác, bảo dưỡng DME

86

24

16

40

06

7

Từ các vị trí khai thác, bảo dưỡng VOR, khai thác, bảo dưỡng DME, khai thác, bảo dưỡng NDB sang vị trí khai thác, bảo dưỡng ILS (ILS/ DME/Marker)

86

24

16

40

06

8

Từ vị trí khai thác, bảo dưỡng hệ thống ADS-B sang vị trí khai thác, bảo dưỡng hệ thống PSR/SSR

126

40

40

40

06

9

Từ vị trí khai thác, bảo dưỡng hệ thống PSR/SSR sang vị trí khai thác, bảo dưỡng hệ thống ADS-B

86

24

16

40

06

10

Từ vị trí khai thác mạng AFTN, khai thác AMHS sang vị trí khai thác, bảo dưỡng hệ thống xử lý dữ liệu ra đa, ADS-B, hệ thống ATM, hệ thống xử lý dữ liệu giám sát/hệ thống xử lý dữ liệu bay

126

40

40

40

06

IV

Nhân viên khí tượng hàng không

 

 

 

 

 

1

Từ vị trí quan trắc khí tượng hàng không sang vị trí dự báo khí tượng hàng không

960

240

120

590

10

2

Từ vị trí dự báo khí tượng hàng không sang vị trí quan trắc khí tượng hàng không

120

40

32

40

08

V

Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không

 

 

 

 

 

1

Từ vị trí nhân viên bản đồ, sơ đồ hàng không về vị trí nhân viên dữ liệu hàng không

250

50

120

74

06

2

Từ vị trí nhân viên dữ liệu hàng không về vị trí nhân viên bản đồ, sơ đồ hàng không

250

50

120

74

06

D. CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN ĐỊNH KỲ

1. Mục tiêu: Do cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thực hiện nhằm củng cố, nhắc lại cho nhân viên đang làm việc tại vị trí chuyên môn các kiến thức và kỹ năng đã được học; cập nhập, bổ sung kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, các quy chế, quy định có liên quan; luyện tập thực hành để giúp cho nhân viên duy trì đủ điều kiện làm việc ở vị trí công việc chuyên môn theo quy định.

2. Đối tượng: Là nhân viên đang làm việc ở vị trí chuyên môn, có giấy phép và năng định còn hiệu lực.

3. Nội dung:

Phần I. Lý thuyết

Phần II. Thực hành

Phần III. Ôn tập, kiểm tra

4. Thời lượng:

Số TT

Nội dung

Thời lượng tối thiểu (tiết)

Trong đó

Ôn tập, kiểm tra

Lý thuyết

Thực hành

I

Nhân viên không lưu

 

 

 

 

1

Kiểm soát tại sân bay

40

20

16

04

2

Kiểm soát tiếp cận giám sát ATS, không có giám sát ATS

40

20

16

04

3

Kiểm soát đường dài giám sát ATS, không có giám sát ATS

40

20

16

04

4

Thủ tục bay

40

20

16

04

5

Thông báo, hiệp đồng bay

40

20

16

04

6

ATFM

40

20

16

04

7

Đánh tín hiệu

40

20

16

04

8

Khai thác liên lạc sóng ngắn không - địa (HF A/G)

40

20

16

04

9

Xử lý dữ liệu bay

40

20

16

04

10

Kíp trưởng không lưu tại các vị trí kiểm soát tại sân bay, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài

40

20

16

04

11

Kíp trưởng thủ tục bay

40

20

16

04

12

Kíp trưởng thông báo, hiệp đồng bay

40

20

16

04

13

Kíp trưởng ATFM

40

20

16

04

14

Huấn luyện viên không lưu

40

20

16

04

15

Huấn luyện viên ATFM

40

20

16

04

16

Nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay

36

28

04

04

II

Nhân viên AIS

 

 

 

 

1

AIS sân bay

40

20

16

04

2

NOTAM

40

20

16

04

3

AIP

40

20

16

04

4

Kíp trưởng NOTAM

40

20

16

04

5

Kíp trưởng AIS sân bay

40

20

16

04

III

Nhân viên CNS

 

 

 

 

1

Khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF A/G)

52

24

24

04

2

Khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G)

44

16

24

04

3

Kíp trưởng CNS

46

20

20

06

4

Khai thác, bảo dưỡng VHF và VCCS (áp dụng cho đài kiểm soát không lưu tại cảng hàng không nội địa)

54

24

24

06

5

Khai thác, bảo dưỡng hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS)

60

24

32

04

6

Khai thác, bảo dưỡng NDB

44

16

24

04

7

Khai thác, bảo dưỡng VOR

44

16

24

04

8

Khai thác, bảo dưỡng DME

44

16

24

04

9

Khai thác, bảo dưỡng ILS (ILS/ DME/Marker)

44

16

24

04

10

Khai thác, bảo dưỡng hệ thống PSR/SSR

60

24

32

04

11

Khai thác, bảo dưỡng hệ thống ADS-B

28

08

16

04

12

Khai thác, bảo dưỡng hệ thống xử lý dữ liệu ra đa, ADS-B, hệ thống ATM, hệ thống xử lý dữ liệu giám sát/hệ thống xử lý dữ liệu bay

60

24

32

04

13

Khai thác, bảo dưỡng hệ thống đèn tín hiệu và biển báo tại sân bay

44

16

24

04

14

Bay kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị CNS; bay đánh giá phương thức bay

70

40

26

04

IV

Nhân viên khí tượng hàng không

 

 

 

 

1

Quan trắc khí tượng hàng không

40

20

16

04

2

Dự báo khí tượng hàng không

40

20

16

04

3

Kíp trưởng khí tượng hàng không

40

20

16

04

V

Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng

 

 

 

 

1

Nhân viên Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không

40

20

16

04

2

Nhân viên Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn tại Trung tâm Khẩn nguy sân bay

36

24

8

04

VI

Nhân viên thiết kế phương thức bay

 

 

 

 

1

Nhân viên thiết kế phương thức bay

80

60

16

04

VII

Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không

 

 

 

 

1

Nhân viên bản đồ, sơ đồ hàng không

40

20

16

04

2

Nhân viên dữ liệu hàng không

40

20

16

04

E. CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN PHỤC HỒI NĂNG ĐỊNH

Là chương trình dành cho nhân viên đã có chứng chỉ chuyên môn, giấy phép nhân viên hàng không và năng định còn hiệu lực nhưng không làm việc liên tục tại vị trí làm việc được chỉ định với thời gian từ 90 ngày trở lên đối với nhân viên không lưu và từ 180 ngày trở lên đối với các nhân viên khác: sử dụng chương trình huấn luyện định kỳ.

 

PHỤ LỤC 0619

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

MẪU BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH NVHK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………., ngày……. tháng……. năm……

 

BIÊN BẢN

HỌP HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG NHÓM ……….

Thực hiện quyết định số ……./QĐ-CHK ngày…tháng ….năm…. của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam về việc phê duyệt …… ;

Vào hồi ……. ngày … tháng …. năm … tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam, Hội đồng sát hạch nhân viên hàng không nhóm ...;

I. Chủ trì:

Chủ trì:

Thư ký:

II. Thành phần:

- Thành viên Hội đồng sát hạch theo Quyết định số ……/QĐ-CHK ngày … tháng …. năm ….. gồm:

- Đại diện Tổ giám sát kỳ sát hạch …

III. Nội dung cuộc họp:

1. Thông qua báo cáo kết quả của Tổ kiểm tra sát hạch

2. Hội đồng thống nhất đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép………… cho các ông/bà có tên sau đây:

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Loại giấy phép …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hội đồng thống nhất đề nghị Cục Hàng không Việt Nam không cấp giấy phép ………….. cho các ông/bà có tên sau đây:

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Lý do đề nghị không cấp giấy phép …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Các ý kiến bảo lưu khác của thành viên Hội đồng (yêu cầu nêu rõ ý kiến bảo lưu của từng thành viên Hội đồng nếu có)

5. Các thành viên Hội đồng cam kết những nội dung của Biên bản là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Biên bản này gồm ... trang ... Phụ lục và được lập thành ... bản có giá trị như nhau.

Biên bản này đã được các thành viên Hội đồng sát hạch cấp giấy phép ………thống nhất thông qua và cùng ký tên dưới đây:

Cuộc họp kết thúc vào hồi …… giờ cùng ngày.

 

THƯ KÝ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

 

THÀNH VIÊN THAM DỰ HỌP

 

PHỤ LỤC 0720

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ĐƠN VỊ: ……………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO

Kết quả đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không năm…….

Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam

1. Tình hình thực hiện và kết quả đạt được

- Thông tin về các khóa đào tạo, huấn luyện được tổ chức trong năm báo cáo.

- Tổng hợp kế hoạch đào tạo, huấn luyện năm sau.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế: Các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có).

3. Đề xuất, kiến nghị

 

 

………, ngày …. tháng …. năm .....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 07A21

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO SỐ LIỆU ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ĐƠN VỊ: ……………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO SỐ LIỆU ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG NĂM .....

STT

Tên khóa học

Hình thức đào tạo, huấn luyện

Số lượng học viên

Thời gian đào tạo, huấn luyện

Kết quả đào tạo, huấn luyện (Số lượng học viên được cấp CCCM/hoàn thành khóa học)

Ghi chú

 

Ví dụ:

 

 

 

 

 

1

Đào tạo, huấn luyện ban đầu Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay

Đào tạo, huấn luyện trực tuyến lý thuyết

20

Ví dụ 01/3- 31/5/2022

20

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

………, ngày …. tháng …. năm .....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 07B22

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ĐƠN VỊ: ……………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG NĂM .....

STT

Tên khóa học

Hình thức đào tạo, huấn luyện

Số lượng học viên

Thời gian dự kiến đào tạo, huấn luyện

Ghi chú

 

Ví dụ:

 

 

 

 

1

Đào tạo, huấn luyện ban đầu Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay

Đào tạo, huấn luyện trực tuyến lý thuyết

20

Ví dụ 01/3- 31/5/2022

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 



1 Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

Căn cứ Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không.

2 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

3 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

4 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

5 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

6 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

7 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

8 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

9 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

10 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

11 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

12 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

13 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

14 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

15 Điều 3 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022 quy định như sau:

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

2. Các khóa đào tạo, huấn luyện đang thực hiện đào tạo, huấn luyện trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được thực hiện đến khi hoàn thành.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

16 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022

17 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022

18 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022

19 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022

20 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022

21 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022

22 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 35/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 31/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 31/VBHN-BGTVT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 21/07/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Lê Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản