- 1Thông tư 04/2021/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 42/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 04/2021/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Hiến pháp 2013
- 3Thông tư 04/2021/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 42/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 04/2021/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/VBHN-NHNN | Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2024 |
Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2021, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 42/2024/TT-NHNN ngày 22 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2024.
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV;
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19[1].
Thông tư này quy định về việc:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (sau đây gọi là VNA) vay theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ.
2. Tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của VNA đã được Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn theo quy định tại Thông tư này (sau đây gọi là khoản nợ của VNA).
1. Tổ chức tín dụng (không bao gồm tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) có khoản cho vay VNA.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.[2] Nghị quyết của Quốc hội là Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
2. Nghị quyết của Chính phủ là các Nghị quyết: Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 194/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
3. Khoản cho vay VNA là khoản cho vay của tổ chức tín dụng theo Nghị quyết được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho VNA vay theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định số 450/QĐ-TTg).
1. Số tiền tái cấp vốn tối đa đối với từng khoản cho vay VNA không vượt quá số tiền cho vay của từng khoản cho vay VNA theo Giấy đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.
2. Tổng số tiền tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng (bốn nghìn tỷ đồng).
1. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, áp dụng đối với thời hạn tái cấp vốn và thời hạn gia hạn tái cấp vốn (nếu có).
2. Lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn được chuyển quá hạn.
Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng.
Điều 7. Thời hạn tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn
1. Thời hạn tái cấp vốn: Thời hạn tái cấp vốn theo đề nghị của tổ chức tín dụng, tối đa bằng thời hạn cho vay của khoản cho vay VNA (không bao gồm thời hạn gia hạn của khoản cho vay VNA) và không vượt quá 364 ngày. Thời hạn tái cấp vốn được tính từ ngày tiếp theo ngày Ngân hàng Nhà nước giải ngân tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
2. Thời hạn tái cấp vốn quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng theo từng lần giải ngân quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
3.[3] Gia hạn tái cấp vốn: Khoản tái cấp vốn được gia hạn tự động 05 (năm) lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn còn lại; thời hạn gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 06 năm.
1. Ngân hàng Nhà nước giải ngân tái cấp vốn theo đề nghị của tổ chức tín dụng trong phạm vi số tiền tái cấp vốn quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này và đảm bảo số dư gốc khoản tái cấp vốn sau khi giải ngân không vượt quá dư nợ gốc khoản cho vay VNA (theo từng khoản cho vay VNA) tại Giấy đề nghị giải ngân tái cấp vốn.
2. Ngân hàng Nhà nước dừng giải ngân tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng khi Ngân hàng Nhà nước giải ngân hết 4.000 tỷ đồng (bốn nghìn tỷ đồng) nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Điều 9. Trình tự tái cấp vốn, giải ngân tái cấp vốn
1. Trình tự tái cấp vốn như sau:
a) Khi có nhu cầu vay tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi trực tiếp đến Bộ phận Một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước 01 (một) Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị vay tái cấp vốn, Vụ Chính sách tiền tệ gửi lấy ý kiến bằng văn bản Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của các đơn vị, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng. Trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do gửi tổ chức tín dụng;
đ) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định tái cấp vốn, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng thực hiện ký Hợp đồng nguyên tắc tái cấp vốn.
2. Trình tự giải ngân tái cấp vốn từng lần đối với tổ chức tín dụng như sau:
a) Trên cơ sở Hợp đồng nguyên tắc tái cấp vốn đã ký, căn cứ dư nợ gốc khoản cho vay VNA, tổ chức tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị giải ngân tái cấp vốn theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó nêu rõ số tiền giải ngân tái cấp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị giải ngân tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Sở Giao dịch phê duyệt đề nghị giải ngân tái cấp vốn; tổ chức tín dụng ký Khế ước nhận nợ; Sở Giao dịch thực hiện giải ngân tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng.
Điều 10. Trả nợ vay tái cấp vốn
1. Khi khoản vay tái cấp vốn đến hạn (hết thời hạn tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn (nếu có)), tổ chức tín dụng phải trả hết số dư gốc khoản vay tái cấp vốn.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh số dư gốc khoản vay tái cấp vốn lớn hơn dư nợ gốc khoản cho vay VNA tương ứng với khoản vay tái cấp vốn đó, tổ chức tín dụng phải chủ động trả nợ khoản vay tái cấp vốn theo thứ tự từ Khế ước nhận nợ được ký sớm nhất tương ứng với khoản cho vay VNA bảo đảm số dư gốc khoản vay tái cấp vốn không vượt quá dư nợ gốc khoản cho vay VNA (theo từng khoản cho vay VNA).
3. Tổ chức tín dụng được trả nợ vay tái cấp vốn trước hạn.
Điều 11. Xử lý khi tổ chức tín dụng không trả nợ vay tái cấp vốn đúng hạn
1. Trường hợp tổ chức tín dụng không trả nợ vay tái cấp vốn đúng hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chuyển số tiền nợ gốc vay tái cấp vốn không trả đúng hạn sang theo dõi quá hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng và các tổ chức khác; áp dụng lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này đối với số tiền nợ gốc vay tái cấp vốn không trả nợ đúng hạn tính từ ngày tiếp theo ngày tổ chức tín dụng phải trả đến ngày tổ chức tín dụng trả hết số tiền không trả nợ đúng hạn.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng không trả nợ đúng hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước áp dụng lãi suất bằng 150% lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại ngày tiếp theo ngày tổ chức tín dụng phải trả đối với số tiền nợ gốc vay tái cấp vốn không trả nợ đúng hạn, trong khoảng thời gian từ ngày tiếp theo ngày tổ chức tín dụng phải trả đến ngày tổ chức tín dụng trả hết số tiền không trả nợ đúng hạn.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để thu hồi hết số tiền tổ chức tín dụng phải trả (bao gồm nợ gốc vay tái cấp vốn không trả đúng hạn và lãi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này) kể từ ngày làm việc tiếp theo:
a) Ngày chuyển số tiền nợ gốc vay tái cấp vốn sang theo dõi quá hạn (đối với trường hợp tổ chức tín dụng không trả nợ đúng hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này);
b) Ngày Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước nhận được văn bản thông báo của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về vi phạm của tổ chức tín dụng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 Thông tư này (đối với trường hợp tổ chức tín dụng không trả nợ đúng hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này).
Điều 12. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro
1. Trên cơ sở đề nghị của VNA và đánh giá về khả năng trả nợ đầy đủ gốc và/hoặc lãi của VNA sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ của VNA trong thời hạn tối đa không quá 03 năm (bao gồm cả thời gian cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ) nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 12 năm 2024.
2. Trong thời hạn cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng không quá 03 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng cho VNA vay, tổ chức tín dụng được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm Quyết định số 450/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành đối với khoản nợ của VNA và thực hiện trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp khoản nợ của VNA đến hạn trả nợ mà không được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này[4], tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ[5] phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật[6].
3. Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của VNA như sau:
a) Căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của VNA theo kết quả phân loại nợ quy định tại khoản 2 Điều này đối với phần dư nợ được giữ nguyên nhóm nợ và kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn lại của VNA theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của VNA theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này);
c) Tổ chức tín dụng xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A - B
Trong đó:
- A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích quy định tại điểm b Khoản này.
- B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích quy định tại điểm a Khoản này;
d) Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung được xác định theo quy định tại điểm c Khoản này là dương, tổ chức tín dụng thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau:
- Đến thời điểm 31/12/2021: Tối thiểu 30% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;
- Đến thời điểm 31/12/2022: Tối thiểu 60% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;
- Đến thời điểm 31/12/2023: 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;
- Từ thời điểm 01/01/2024: 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
4. Các nội dung liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
1. Khi có nhu cầu vay tái cấp vốn, giải ngân tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi văn bản đề nghị có xác nhận của VNA theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các văn bản này.
2. Thực hiện ký Hợp đồng nguyên tắc tái cấp vốn, Khế ước nhận nợ; trả nợ vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Thông tư này.
3. Theo dõi, hạch toán, quản lý riêng các khoản cho vay VNA và các khoản vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước.
4. Thực hiện báo cáo như sau:
a) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc tiếp theo ngày phát sinh số dư gốc khoản vay tái cấp vốn lớn hơn dư nợ gốc khoản cho vay VNA quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này, tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời gian còn dư nợ vay tái cấp vốn, hằng tháng, trong thời hạn 15 ngày đầu tháng, tổ chức tín dụng báo cáo về dư nợ gốc các khoản cho vay VNA còn dư nợ vay tái cấp vốn trong tháng trước có xác nhận của VNA theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định số 450/QĐ-TTg, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 14. Trách nhiệm các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1.[7] Vụ Chính sách tiền tệ
a) Đầu mối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này;
b) Đầu mối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng để triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ.
2. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế
Có ý kiến gửi Vụ Chính sách tiền tệ về đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
3. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
a) Có ý kiến gửi Vụ Chính sách tiền tệ về đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này;
b) Thực hiện ký Hợp đồng nguyên tắc tái cấp vốn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này; phê duyệt và giải ngân tái cấp vốn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư này; gia hạn tái cấp vốn, thu nợ tái cấp vốn, chuyển khoản tái cấp vốn sang theo dõi quá hạn theo quy định tại Thông tư này;
c) Thực hiện biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này;
d) Hằng tháng, trong thời hạn 15 ngày đầu tháng, báo cáo về số liệu tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng của tháng trước theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
đ)[8] Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định tái cấp vốn, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng rà soát, sửa đổi, bổ sung Hợp đồng nguyên tắc tái cấp vốn
4. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
a) Có ý kiến gửi Vụ Chính sách tiền tệ về đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này;
b) Trường hợp nhận được thông báo từ cơ quan có thẩm quyền hoặc qua công tác thanh tra, giám sát phát hiện tổ chức tín dụng có vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện tổ chức tín dụng không trả nợ vay tái cấp vốn, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản gửi tổ chức tín dụng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thông báo vi phạm, trong đó xác định rõ nội dung vi phạm và biện pháp xử lý theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
c) Thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
5. Cục Công nghệ thông tin
Tổ chức nâng cấp, chỉnh sửa hệ thống phần mềm nghiệp vụ đáp ứng theo quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2021.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.... | ...., ngày... tháng... năm 2021 |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Chính sách tiền tệ)
Tên tổ chức tín dụng:.....
Địa chỉ:... Điện thoại:... Fax:...
Số hiệu tài khoản tiền gửi bằng VND:... tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (gọi là Thông tư 04/2021/TT-NHNN);
Tổ chức tín dụng... đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn theo Thông tư 04/2021/TT-NHNN, cụ thể:
1. Khoản cho vay VNA:
Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay | Số tiền cho vay | Thời hạn cho vay (không bao gồm thời hạn gia hạn của khoản cho vay VNA) | Xác nhận của VNA | Ghi chú (nếu có) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
Số Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay.... ngày.... |
| ... ngày | Ngày... tháng ... năm... Người đại diện hợp pháp của VNA (Ký, ghi rõ chức danh, họ tên và đóng dấu) |
|
2. Tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định tái cấp vốn đối với khoản cho vay VNA tại Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay số... ngày... như sau:
(1) Số tiền tái cấp vốn tối đa: (bằng số)... đồng, (bằng chữ...) (căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-NHNN).
(3) Thời hạn vay tái cấp vốn:... ngày (căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư.../2021/TT-NHNN).
(4) Gia hạn: Đề nghị gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-NHNN/Đề nghị không gia hạn tái cấp vốn (Ghi chú: Tổ chức tín dụng chỉ lựa chọn một trong hai đề nghị này).
(5) Lãi suất: 0%/năm theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-NHNN.
(6) Tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn không có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-NHNN.
Tổ chức tín dụng ... cam kết tuân thủ đúng các quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19./.
Nơi nhận: | Người đại diện hợp pháp |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.... | ...., ngày... tháng... năm 2021 |
GIẤY ĐỀ NGHỊ GIẢI NGÂN TÁI CẤP VỐN
Kính gửi: Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tên tổ chức tín dụng:....
Địa chỉ:... Điện thoại:... Fax:...
Số hiệu tài khoản tiền gửi bằng VND:... tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (gọi là Thông tư 04/2021/TT-NHNN);
Căn cứ Quyết định số.../QĐ-NHNN ngày... tháng... năm... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về...;
Căn cứ Hợp đồng nguyên tắc số... ngày...;
Tổ chức tín dụng..... đề nghị Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải ngân khoản tái cấp vốn tại Quyết định số..../QĐ-NHNN tương ứng với khoản tổ chức tín dụng cho vay VNA tại Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay.... như sau:
1. Số dư khoản cho vay VNA được tái cấp vốn:
Quyết định tái cấp vốn và Hợp đồng nguyên tắc tái cấp vốn | Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay của TCTD cho vay VNA | Số dư gốc khoản cho vay VNA tại Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay đến thời điểm ngày.../.../... (đơn vị: đồng) | Xác nhận của VNA đối với mục (2) và (3) | Ghi chú (nếu có) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
- Quyết định số... ngày... - Hợp đồng nguyên tắc tái cấp vốn số... ngày... | Số hiệu..... ngày..... |
..... |
Ngày... tháng... năm... Người đại diện hợp pháp của VNA (Ký, ghi rõ chức danh, họ tên và đóng dấu) |
|
2. Tổ chức tín dụng đề nghị giải ngân khoản tái cấp vốn tại Quyết định số.../ QĐ-NHNN ngày... với số tiền: (bằng số)... đồng, (bằng chữ)... đồng (Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-NHNN).
Tổ chức tín dụng ... cam kết và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu tại Giấy đề nghị giải ngân tái cấp vốn này là chính xác; cam kết tuân thủ đúng các quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: | Người đại diện hợp pháp của |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.... | ...., ngày... tháng... năm.... |
Kính gửi:
- Vụ Chính sách tiền tệ;
- Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
BÁO CÁO VIỆC TRẢ NỢ VAY TÁI CẤP VỐN THEO THÔNG TƯ 04/2021/TT-NHNN NGÀY... (*)
Đơn vị: đồng
STT | Dư nợ gốc khoản cho vay VNA (tại Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay số.... ngày ....) đến cuối ngày.... | Số dư gốc khoản vay tái cấp vốn (tại Quyết định số.... ngày....) đến cuối ngày.... | Số tiền vay tái cấp vốn phải trả Ngân hàng Nhà nước | Trả nợ vay tái cấp vốn | Số dư gốc khoản vay tái cấp vốn (tại Quyết định số.... ngày...) đến cuối ngày... | |
Số tiền vay tái cấp vốn đã trả | Ngày trả | |||||
(1) | (2) | (3) | (4)=(3)-(2) | (5) | (6) | (7)=(3)-(5) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Lập biểu | Kiểm soát | Người đại diện hợp pháp của |
Nơi nhận:
- Như trên.
- Lưu:...
Hướng dẫn:
- Hình thức báo cáo: TCTD báo cáo bằng văn bản giấy theo hình thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;
- (*): Ngày phát sinh số dư gốc khoản vay tái cấp vốn lớn hơn dư nợ gốc khoản cho vay VNA;
- Cột (2): Dư nợ gốc khoản cho vay VNA tại thời điểm cuối ngày phát sinh số dư gốc khoản vay tái cấp vốn lớn hơn dư nợ gốc khoản cho vay VNA;
- Cột (3): Số dư gốc khoản vay tái cấp vốn tại thời điểm cuối ngày phát sinh số dư gốc khoản vay tái cấp vốn lớn hơn dư nợ gốc khoản cho vay VNA;
- Cột (6): Là ngày tổ chức tín dụng trả nợ khoản vay tái cấp vốn;
- Thời hạn báo cáo: Trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo ngày tại mục (*).
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG |
|
Số:.... |
|
BÁO CÁO DƯ NỢ GỐC CÁC KHOẢN CHO VAY VNA THEO THÔNG TƯ SỐ 04/2021/TT-NHNN NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2021
Tháng... năm...
Đơn vị: Đồng
STT | Ngày | Khoản 1 | Khoản 2 | Khoản 3 | ..... | ||||
Dư nợ gốc khoản cho vay VNA tại Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay số.... ngày.... | Số dư gốc khoản vay tái cấp vốn tại Quyết định số.... ngày.... | Dư nợ gốc khoản cho vay VNA tại Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay số.... ngày.... | Số dư gốc khoản vay tái cấp vốn tại Quyết định số.... ngày.... | Dư nợ gốc khoản cho vay VNA tại Hợp đồng/Thỏa thuận cho vay số.... ngày.... | Số dư gốc khoản vay tái cấp vốn tại Quyết định số.... ngày.... | ..... | ..... | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
| 01/.../202.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 02/.../202.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..., ngày... tháng... năm...... | ......, ngày... tháng... năm..... |
Nơi nhận:
- Vụ Chính sách tiền tệ;
- Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Lưu: ...
Hướng dẫn:
- Báo cáo dư nợ gốc các khoản cho vay VNA còn dư nợ vay tái cấp vốn trong tháng báo cáo.
- Hình thức báo cáo: TCTD báo cáo bằng văn bản giấy theo hình thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Thời gian chốt số liệu từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo; cột (2) báo cáo chi tiết từng ngày trong tháng.
- Thời hạn báo cáo: Trong thời hạn 15 ngày đầu tháng của tháng tiếp theo tháng báo cáo.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
|
Số:........... |
|
Tháng... năm...
Đơn vị: Đồng
STT | Tổ chức tín dụng | Dư nợ tái cấp vốn đầu tháng báo cáo | Giải ngân | Thu nợ | Chuyển quá hạn | Dư nợ tái cấp vốn cuối tháng báo cáo | ||||
Số tiền | Ngày | Số tiền | Ngày | Số tiền | Ngày | Trong hạn | Quá hạn | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
| 1. TCTD A: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Quyết định tái cấp vốn số... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Quyết định tái cấp vốn số... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2. TCTD B: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Quyết định tái cấp vốn số... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Quyết định tái cấp vốn số... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ..., ngày... tháng... năm... |
Nơi nhận:
- Ban Lãnh đạo NHNN (để báo cáo);
- Vụ Chính sách tiền tệ;
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Lưu:...
Hướng dẫn:
- Thời hạn báo cáo: Trong thời hạn 15 ngày đầu tháng của tháng tiếp theo tháng báo cáo.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. THỐNG ĐỐC |
[1] Thông tư số 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV;
Căn cứ Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.”
[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2024.
[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2024.
[4] Cụm từ “theo quy định tại Thông tư này” được thay bằng cụm từ “theo quy định tại khoản 1 Điều này” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2024.
[5] Cụm từ “cơ cấu lại thời hạn trả nợ” được bổ sung vào sau cụm từ “tổ chức tín dụng thực hiện” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2024.
[6] Cụm từ “theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” được thay bằng cụm từ “theo quy định của pháp luật” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2024.
[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2024.
[8] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2024.
[9] Khoản 3 và Khoản 4 của Thông tư số 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2024 quy định như sau:
“Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 7 năm 2024./.”
Văn bản hợp nhất 27/VBHN-NHNN năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 27/VBHN-NHNN
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 31/07/2024
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Đoàn Thái Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết