Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/VBHN-BCT | Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 31/2018/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.[1]
Thông tư này quy định về:
1. Trình tự kiểm tra hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: Tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực.
3. Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện và các hoạt động khác có liên quan.
Trong Thông tư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
2. Đơn vị điện lực hoạt động theo vùng, miền là đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện hoạt động trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên.
3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực là những hành vi được quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4. Hợp đồng mua bán điện bao gồm hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hành chính sự nghiệp, bơm nước tưới tiêu và hợp đồng bán buôn điện thuộc đối tượng áp dụng giá bán điện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Điều 4. Thẩm quyền kiểm tra[2]
1.[3] Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương, Kiểm tra viên điện lực của phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết là Kiểm tra viên điện lực cấp huyện) có quyền kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
2. Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện có quyền kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện.
3. Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện có quyền kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp dưới 110kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thỏa thuận đề nghị Sở Công Thương giải quyết tranh chấp.
2. Cục Điều tiết điện lực có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp từ 110kV trở lên nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp.
Chương II
KIỂM TRA VIÊN ĐIỆN LỰC
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương
Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra trong phạm vi cả nước, bao gồm:
1. Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện theo quy định tại khoản 2 Điều 39, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 43, khoản 2 Điều 44, khoản 2 Điều 45, khoản 2 Điều 46, khoản 2 Điều 47 Luật Điện lực và khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
2.[4] Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
3. Phát hiện và ngăn chặn các hành vi bị cấm được quy định tại Điều 7 Luật Điện lực.
4. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương, Kiểm tra viên điện lực cấp huyện và Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực.
5. Yêu cầu đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện, bên sử dụng điện cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn trang thiết bị.
6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ có liên quan phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý.
7. Lập Biên bản kiểm tra; Biên bản vi phạm hành chính; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện.
Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương và Kiểm tra viên điện lực cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra trong phạm vi quản lý của mình, bao gồm:
1. Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện theo quy định tại khoản 2 Điều 39, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 43, khoản 2 Điều 44, khoản 2 Điều 45, khoản 2 Điều 46, khoản 2 Điều 47 Luật Điện lực và khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
Kiểm tra viên điện lực cấp huyện kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện theo quy định tại khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 43, khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 46 Luật Điện lực.
2.[5] Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
3. Phát hiện và ngăn chặn các hành vi bị cấm được quy định tại Điều 7 Luật Điện lực.
4. Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương có quyền kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm tra viên điện lực cấp huyện và Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực.
5. Yêu cầu đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện, bên sử dụng điện cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn trang thiết bị.
6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ có liên quan phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý.
7. Lập Biên bản kiểm tra; Biên bản vi phạm hành chính; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực
Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra trong phạm vi quản lý như sau:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện
a)[6] Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện;
b) Kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn điện được quy định tại Điều 7 Luật Điện lực;
c) Thông báo kịp thời cho đơn vị trực tiếp quản lý vận hành lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối trong trường hợp phát hiện có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn trang thiết bị;
d) Lập Biên bản kiểm tra; Biên bản vi phạm hành chính.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện
a) Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng mua bán điện của bên mua điện;
b) Kiểm tra việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả;
c) Kiểm tra việc cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện của bên sử dụng điện;
d) Kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các hành vi bị cấm trong sử dụng điện được quy định tại Điều 7 Luật Điện lực;
đ) Yêu cầu bên sử dụng điện cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn trang thiết bị;
e) Yêu cầu bên mua điện cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra;
g) Lập Biên bản kiểm tra sử dụng điện; Biên bản vi phạm hành chính; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện.
Điều 9. Tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực
1. Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành điện;
b) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện hoặc làm công tác quản lý kỹ thuật, kinh doanh điện từ 05 năm trở lên;
c) Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện;
d) Nắm vững các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra;
đ)[7] Đủ sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan; chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
2. Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương và Kiểm tra viên điện lực cấp huyện phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành điện;
b) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện hoặc làm công tác quản lý kỹ thuật, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên;
c) Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện; được bố trí công tác tại phòng chuyên môn có chức năng theo dõi về các hoạt động trong lĩnh vực điện lực tại thời điểm đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực;
d) Nắm vững các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra;
đ)[8] Đủ sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan; chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
3. Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện;
b) Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên;
c) Đã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện;
d) Nắm vững các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra;
đ)[9] Đủ sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan; chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
Điều 10. Tập huấn, sát hạch Kiểm tra viên điện lực
1. Cục Điều tiết điện lực tổ chức tập huấn, sát hạch và cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương, Kiểm tra viên điện lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực hoạt động theo vùng, miền.
2. Sở Công Thương tổ chức tập huấn, sát hạch và cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện lực cấp huyện, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh.
3. Việc sát hạch được tiến hành định kỳ 05 năm một lần. Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch có hiệu lực trong thời hạn 05 năm.
4. Kinh phí tập huấn, sát hạch Kiểm tra viên điện lực do cơ quan, đơn vị quản lý của người đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực chi trả theo quy định về tài chính kế toán.
Điều 11. Thẩm quyền cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực
1. Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực hoạt động theo vùng, miền.
2. Giám đốc Sở Công Thương cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cấp huyện, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh.
Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực
a) Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực hoạt động theo vùng, miền gửi về Cục Điều tiết điện lực;
b) Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cấp huyện và Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh gửi về Sở Công Thương;
c) Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực lần đầu bao gồm (01 bộ):
- Văn bản đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực;
- Bản sao[10] văn bằng chuyên môn hoặc quyết định nâng bậc lương công nhân;
- Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện lực;
- 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm;
- Bản khai quá trình công tác có xác nhận của cơ quan, đơn vị.
d)[11] (được bãi bỏ).
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực. Trường hợp không cấp thẻ, sau 03 ngày làm việc, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng
a) Kiểm tra viên điện lực phải báo cáo thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý bằng văn bản lý do bị mất hoặc bị hỏng thẻ;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực bao gồm (01 bộ):
- Văn bản đề nghị cấp lại thẻ của đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực;
- Đơn đề nghị cấp lại thẻ của Kiểm tra viên điện lực;
- 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm;
- Thẻ Kiểm tra viên điện lực đối với trường hợp thẻ bị hỏng.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã cấp thẻ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ lưu và cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực theo thời hạn sử dụng của thẻ cũ.
3. Thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực
a) Thẻ Kiểm tra viên điện lực bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã hết hạn sử dụng;
- Kiểm tra viên điện lực chuyển làm công tác khác hoặc chuyển công tác sang địa bàn khác;
- Kiểm tra viên điện lực bị xử lý hình sự; bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;
- Kiểm tra viên điện lực bị đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực xử lý kỷ luật và đề nghị thu hồi thẻ;
- Kiểm tra viên điện lực không còn đủ tiêu chuẩn của Kiểm tra viên điện lực.
b) Đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm thu hồi và hủy thẻ Kiểm tra viên điện lực trong các trường hợp quy định tại điểm a Khoản này; báo cáo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp thẻ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu hồi.
4.[12] Tùy theo điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực quy định việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 13. Mẫu thẻ và thời hạn sử dụng thẻ Kiểm tra viên điện lực
1. Thẻ Kiểm tra viên điện lực có kích thước 58 mm x 90 mm được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và có giá trị sử dụng trong 05 năm.
2. Thẻ màu hồng được cấp cho Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương và Kiểm tra viên điện lực cấp huyện.
3. Thẻ màu da cam được cấp cho Kiểm tra viên điện lực của các đơn vị điện lực để kiểm tra việc sử dụng điện.
4.[13] Thẻ màu vàng nhạt được cấp cho Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực để kiểm tra an toàn điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
Điều 14. Trách nhiệm của Kiểm tra viên điện lực
Kiểm tra viên điện lực chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Trường hợp Kiểm tra viên điện lực có hành vi vi phạm, tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Thông tư này. Trường hợp gây thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương III
KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC, SỬ DỤNG ĐIỆN, BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH ĐIỆN LỰC VÀ LƯỚI ĐIỆN[14]
Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện được tiến hành theo hình thức sau:
1. Kiểm tra theo kế hoạch là hình thức kiểm tra được thông báo trước cho đơn vị điện lực; tổ chức, cá nhân sử dụng điện.
2.[15] Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra không thông báo trước, được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu của đơn vị điện lực hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
Điều 16. Nguyên tắc kiểm tra[16]
1. Kiểm tra viên điện lực chỉ thực hiện kiểm tra khi được giao nhiệm vụ. Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm thì được quyền kiểm tra đột xuất nhưng phải báo cáo kịp thời cho người trực tiếp quản lý.
2. Khi tiến hành kiểm tra, bên kiểm tra phải tổ chức nhóm kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra có nhóm trưởng hoặc trưởng đoàn kiểm tra, trong đó ít nhất phải có 01 (một) Kiểm tra viên điện lực. Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm xuất trình thẻ Kiểm tra viên điện lực và thông báo nội dung kiểm tra cho bên được kiểm tra biết.
3. Việc kiểm tra phải được tiến hành với sự có mặt của đại diện bên được kiểm tra.
Trường hợp đại diện bên được kiểm tra vắng mặt, Kiểm tra viên điện lực phải mời ít nhất 02 người làm chứng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc đại diện chính quyền địa phương hoặc cảnh sát khu vực để chứng kiến việc kiểm tra.
4. Khi phát hiện hành vi trộm cắp điện, Kiểm tra viên điện lực được quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ hiện trường trước khi xuất trình thẻ Kiểm tra viên điện lực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
5. Kiểm tra viên điện lực phải lập Biên bản kiểm tra và ghi đầy đủ các nội dung đã kiểm tra theo quy định; lập Biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực; lập Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện theo quy định.
6. Các thiết bị đo điện được Kiểm tra viên điện lực sử dụng trong quá trình kiểm tra phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định.
Điều 17. Trình tự kiểm tra[17]
1. Kiểm tra theo kế hoạch
a) Kế hoạch kiểm tra phải được thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị điện lực phê duyệt và được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Bên kiểm tra phải thông báo cho bên được kiểm tra biết trước thời điểm kiểm tra ít nhất 05 ngày làm việc. Thông báo phải do người có thẩm quyền ký, trong đó nêu rõ nội dung, địa điểm, thời gian kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra;
c) Khi nhận được thông báo, bên được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ theo nội dung yêu cầu và cử người có trách nhiệm làm việc với đoàn kiểm tra. Bên được kiểm tra có quyền từ chối việc kiểm tra nếu bên kiểm tra không thực hiện đúng nội dung thông báo.
2. Kiểm tra đột xuất
Việc kiểm tra đột xuất được tiến hành trong các trường hợp sau:
a) Kiểm tra theo nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực giao. Việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm, Kiểm tra viên điện lực phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, phải thông báo ngay cho người có thẩm quyền để giải quyết.
b) Kiểm tra do tự phát hiện hành vi vi phạm
Kiểm tra viên điện lực được tiến hành kiểm tra khi có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 16 Thông tư này. Trường hợp không đủ điều kiện, phải thông báo ngay cho người có trách nhiệm để tổ chức kiểm tra kịp thời;
c) Trường hợp đột xuất phải vào nhà dân kiểm tra sử dụng điện trong khoảng thời gian từ 22h00 đêm đến 06h00 sáng, bên kiểm tra phải phối hợp với cảnh sát khu vực hoặc chính quyền địa phương để tiến hành kiểm tra theo đúng quy định.
Điều 18. Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực
1. Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong Luật Điện lực, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra việc duy trì các điều kiện hoạt động điện lực theo Giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp.
2. Kiểm tra chất lượng điện
a) Điện áp;
b) Tần số;
c) Các tiêu chuẩn chất lượng điện năng khác theo quy định về lưới điện nếu cần thiết.
3. Kiểm tra thiết bị đo đếm điện, bao gồm: công tơ điện, đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo; tính nguyên vẹn của niêm phong của hệ thống đo đếm điện năng; biên bản treo tháo công tơ, thiết bị đo đếm điện năng và các tài liệu có liên quan khác.
4. Kiểm tra công tác bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
5. Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán điện.
6. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Điều 19. Nội dung kiểm tra sử dụng điện
1. Kiểm tra điện áp.
2. Kiểm tra công suất và hệ số công suất
Công suất và hệ số công suất được xác định bằng cách đo trực tiếp hoặc gián tiếp qua các thiết bị đo khác tại thời điểm kiểm tra. Đối với công suất giờ cao điểm, đo 03 lần trong thời gian tiến hành kiểm tra, sau đó lấy trị số công suất lớn nhất của 01 trong 03 lần đo.
3. Kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng và các hồ sơ liên quan, bao gồm: công tơ, máy biến điện áp đo lường, máy biến dòng điện đo lường, sơ đồ đấu dây, tính nguyên vẹn của niêm phong của hệ thống đo đếm điện năng; biên bản treo tháo công tơ, thiết bị đo đếm điện năng và các tài liệu có liên quan khác.
4. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn điện.
5. Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng mua bán điện và các nghĩa vụ khác được quy định trong Luật Điện lực, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 19a. Nội dung kiểm tra bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện[18]
Kiểm tra việc thực hiện các quy định từ Điều 50 đến Điều 53 Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:
1. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm.
4. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ an toàn trạm điện
Điều 20. Kiểm tra phát hiện có hành vi trộm cắp điện[19]
1. Trường hợp kiểm tra phát hiện có hành vi trộm cắp điện, Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm lập Biên bản kiểm tra sử dụng điện, Biên bản vi phạm hành chính. Trong Biên bản kiểm tra sử dụng điện phải nêu rõ những nội dung sau:
a) Mô tả hành vi trộm cắp điện và các thông số liên quan tới việc tính toán, xử lý vi phạm sử dụng điện;
b) Vẽ sơ đồ trộm cắp điện;
c) Các chứng cứ khác như phương tiện trộm cắp, ảnh chụp, băng ghi hình, dữ liệu điện tử khác (nếu có).
2. Trường hợp tạm giữ các tang vật, phương tiện dùng để trộm cắp điện, Kiểm tra viên điện lực phải lập Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện niêm phong các tang vật, phương tiện đó (giấy niêm phong phải có chữ ký của Kiểm tra viên điện lực, đại diện bên được kiểm tra và các thành phần khác theo quy định).
3. Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm xác định sản lượng điện trộm cắp và số tiền bồi thường tương ứng được tính toán theo quy định tại Điều 32 Thông tư này.
4. Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để thực hiện ngừng cấp điện.
Điều 21. Kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng
Kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng (công tơ, máy biến dòng điện đo lường, máy biến điện áp đo lường, niêm phong, sơ đồ đấu dây) được thực hiện theo quy định sau:
1. Trường hợp kiểm tra phát hiện công tơ điện bị mất, hệ thống đo đếm điện năng bị hư hỏng, sai lệch vị trí hoặc có dấu hiệu không bình thường, Kiểm tra viên điện lực phải ghi rõ hiện trạng và kiến nghị biện pháp xử lý trong Biên bản kiểm tra.
2. Việc tháo gỡ thiết bị đo đếm điện năng để kiểm tra trong trường hợp hệ thống đo đếm điện năng bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu không bình thường phải thực hiện các quy định sau:
a) Thông báo cho bên bán điện về việc tháo gỡ hệ thống đo đếm điện năng để bên bán điện biết và cử người thực hiện;
b) Phải giữ nguyên niêm phong của tổ chức kiểm định. Thiết bị đo đếm điện, niêm phong khác phải được thu giữ, bao gói và niêm phong (giấy niêm phong phải có chữ ký của Kiểm tra viên điện lực, đại diện bên mua điện và bên bán điện);
c) Lập Biên bản kiểm tra, trong đó phải ghi rõ thời gian, địa điểm kiểm tra, mô tả chi tiết hiện trạng, biểu hiện không bình thường của hệ thống đo đếm điện năng và lý do tháo hệ thống đo đếm điện năng.
3. Các bên liên quan có trách nhiệm cùng chứng kiến việc kiểm tra, xác minh thiết bị đo đếm điện của tổ chức kiểm định, nếu vắng mặt trong quá trình kiểm tra mà không có lý do chính đáng thì vẫn phải công nhận kết quả kiểm tra.
4. Cách xác định sản lượng điện năng trong trường hợp công tơ điện bị mất, hệ thống đo đếm điện năng hoạt động không chính xác hoặc ngừng hoạt động được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
1. Biên bản kiểm tra được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra được lập thành 03 bản, bên kiểm tra giữ 02 bản, bên được kiểm tra giữ 01 bản. Biên bản phải có dấu treo và đánh số thứ tự để quản lý; Biên bản kiểm tra đã sử dụng, kể cả biên bản ghi sai hoặc hủy bỏ đều phải được quản lý và lưu giữ đầy đủ theo quy định.
2. Biên bản kiểm tra phải ghi rõ họ và tên người tham gia kiểm tra, đại diện của bên được kiểm tra và người làm chứng (nếu có). Nếu bên được kiểm tra không thống nhất với nội dung ghi trong Biên bản kiểm tra thì được quyền ghi ý kiến của mình vào phần cuối biên bản.
3. Biên bản kiểm tra phải có đủ chữ ký của Kiểm tra viên điện lực, đại diện của bên được kiểm tra và của người làm chứng (nếu có).
Trường hợp bên được kiểm tra không chịu ký biên bản, người lập biên bản phải ghi rõ lý do bên được kiểm tra không ký vào biên bản. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý để xử lý khi có chữ ký của ít nhất 02 người làm chứng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc đại diện chính quyền địa phương hoặc cảnh sát khu vực.
4. Trường hợp phát hiện có nhiều hành vi vi phạm quy định về hoạt động điện lực hoặc sử dụng điện, trong Biên bản kiểm tra phải mô tả rõ, đầy đủ, chính xác từng hành vi vi phạm.
Điều 23. Biên bản vi phạm hành chính[20]
1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, ngoài việc lập Biên bản kiểm tra theo quy định tại Điều 22 Thông tư này, Kiểm tra viên điện lực phải lập Biên bản vi phạm hành chính theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và chuyển biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định.
2. Biên bản vi phạm hành chính được lập thành 03 bản, bên kiểm tra giữ 01 bản, bên được kiểm tra giữ 01 bản và gửi 01 bản cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Biên bản được đóng dấu treo và ghi số thứ tự để quản lý. Biên bản đã sử dụng, kể cả biên bản ghi sai hoặc hủy bỏ phải được quản lý và lưu giữ đầy đủ theo quy định.
Điều 24. Chuyển biên bản, hồ sơ vi phạm[21]
1. Biên bản kiểm tra do Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực lập
Trường hợp bên mua điện có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, Biên bản kiểm tra và toàn bộ tang vật, tài liệu chứng minh vi phạm phải được lưu giữ tại đơn vị điện lực để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị điện lực có liên quan để xử lý trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
2. Biên bản kiểm tra do Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương, Sở Công Thương và Kiểm tra viên điện lực cấp huyện lập
Trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện quy định tại Điều 13 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, Biên bản kiểm tra và toàn bộ tang vật, tài liệu chứng minh vi phạm phải được chuyển cho bên bị vi phạm để xử lý trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
3. Thời hạn chuyển biên bản, hồ sơ vi phạm trong trường hợp có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
a) Trường hợp có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày lập xong biên bản, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Trường hợp có hành vi trộm cắp điện hoặc vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính, Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm cùng toàn bộ tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ngay sau khi hoàn thành việc lập đầy đủ hồ sơ vụ vi phạm quy định tại Điều 33 Thông tư này nhưng không quá 05 ngày làm việc.
4. Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, hồ sơ và các tang vật, phương tiện vi phạm được chuyển tới cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương IV
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
Điều 25. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán điện phải tuân theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng đã ký giữa bên mua điện và bên bán điện.
3. Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương chỉ giải quyết tranh chấp trong trường hợp hai bên không tự thương lượng được và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết.
Điều 26. Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Trước khi đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp, các bên phải tiến hành tự thương lượng.
2. Trường hợp tự thương lượng không thành, một bên hoặc hai bên có quyền gửi văn bản đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.
3. Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
a) Văn bản đề nghị giải quyết tranh chấp;
b) Biên bản làm việc hoặc tài liệu khác chứng minh tranh chấp không tự giải quyết được;
c)[22] Bản sao Hợp đồng mua bán điện;
d)[23] Bản sao Giấy phép hoạt động điện lực (nếu có);
đ) Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp là có căn cứ và hợp pháp;
e) Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc.
4. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị giải quyết tranh chấp, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo tới các bên liên quan về việc tiếp nhận xử lý tranh chấp, yêu cầu các bên liên quan cung cấp hồ sơ tài liệu; kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết) và xác minh hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối đề nghị giải quyết tranh chấp, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chậm nhất sau 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức họp hòa giải và ra kết luận giải quyết tranh chấp.
Đối với vụ việc có tính chất phức tạp, việc tổ chức họp hòa giải và ra kết luận giải quyết tranh chấp không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
6. Nếu một trong hai bên không nhất trí với kết luận của Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương thì có quyền đưa ra Trọng tài thương mại hoặc khởi kiện tại Tòa án để giải quyết.
Điều 27. Trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Trách nhiệm của các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện
a) Đảm bảo tính trung thực của tài liệu, thông tin sự việc được cung cấp cho cơ quan giải quyết tranh chấp;
b) Phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan giải quyết tranh chấp thu thập đầy đủ thông tin và kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết);
c) Thực hiện các biện pháp trong khả năng cho phép hoặc theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp nhằm hạn chế thiệt hại.
2. Trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
a) Kết luận khách quan trên cơ sở hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp và chứng cứ của các bên cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp;
b) Tôn trọng thỏa thuận không trái pháp luật và quyền tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong suốt quá trình giải quyết;
c) Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền giải quyết, phải thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1. Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm, bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm, bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
2. Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cách xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, giá trị bồi thường thiệt hại đối với từng hành vi vi phạm được quy định tại Điều 29, Điều 30, Điều 31 và Điều 32 Thông tư này, nếu phát sinh thiệt hại khác thì hai bên tự thỏa thuận.
4. Thời hạn trả tiền bồi thường thiệt hại do hai bên tự thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu quá thời hạn trên, bên vi phạm phải chịu lãi suất chậm trả trên số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu nộp tiền phạt, bên vi phạm phải thanh toán tiền phạt vi phạm hợp đồng cho bên bị vi phạm; nếu quá thời hạn trên, bên vi phạm phải chịu lãi suất chậm trả trên số tiền phạt theo quy định của pháp luật.
1. Trì hoãn việc cấp điện theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện đã ký
a) Bồi thường cho bên mua điện bằng khoản thiệt hại trực tiếp mà bên mua điện phải chịu do hành vi vi phạm gây ra;
b) Mức phạt vi phạm hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện đã thỏa thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, thời gian đăng ký mua điện trong ngày, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và số ngày trì hoãn được xác định từ thời điểm cam kết cấp điện cho đến thời điểm được cấp điện, theo công thức sau:
T = A x g x n
Trong đó:
- T: Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (đồng);
- A: Điện năng ngày xác định căn cứ vào các thông số đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (KWh/ngày);
- g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký;
- n: Số ngày trì hoãn.
2. Bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng theo hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên mua điện
a) Bồi thường thiệt hại cho bên mua điện bằng giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên mua điện phải chịu do bên bán điện gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên mua điện đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm;
b) Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện đã thỏa thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và thời gian bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng, theo công thức sau:
T = P x t x g
Trong đó:
- T: Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (đồng);
- P: Công suất đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (kW);
- t: Thời gian bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng (giờ);
- g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký.
3. Ghi chỉ số điện năng sai, tính toán hóa đơn sai gây thiệt hại cho bên mua điện
a) Bên bán điện phải hoàn trả cho bên mua điện số tiền điện đã thu thừa cộng với lãi suất do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
4.[24] Không thực hiện điều chỉnh khi bên mua điện có thông báo và đáp ứng đủ điều kiện tăng số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc có thông báo và đáp ứng đủ điều kiện tăng định mức sử dụng điện sinh hoạt
a) Bên bán điện phải hoàn trả cho bên mua điện số tiền chênh lệch đã thu thừa trong thời gian vi phạm. Thời gian vi phạm được tính từ kỳ hóa đơn liền kề sau khi bên mua điện có thông báo và đủ điều kiện tăng số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc có thông báo và đáp ứng đủ điều kiện tăng định mức sử dụng điện sinh hoạt đến thời điểm bên bán điện thực hiện điều chỉnh tăng;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
1. Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên bán điện
a) Bồi thường cho bên bán điện bằng khoản thiệt hại trực tiếp mà bên bán điện phải chịu do hành vi vi phạm gây ra;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện theo thỏa thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, thời gian đăng ký mua điện trong ngày, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và số ngày trì hoãn được xác định từ thời điểm cam kết thực hiện hợp đồng cho đến thời điểm hợp đồng được thực hiện theo công thức sau:
T = A x g x n
Trong đó:
- T: Giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (đồng);
- A: Điện năng ngày xác định căn cứ vào các thông số đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (công suất nhân với thời gian mua điện trong ngày);
- g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký;
- n: Số ngày trì hoãn.
2. Sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng
a) Bồi thường thiệt hại cho bên bán điện bằng khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch giá do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp không xác định rõ thời điểm vi phạm mục đích sử dụng điện được tính với thời gian là 365 ngày[25];
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
3. Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm
a) Bên mua điện phải bồi thường thiệt hại cho bên bán điện trong trường hợp gây thiệt hại cho bên bán điện;
b) Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định theo công thức sau:
T = DP x t x g
Trong đó:
- T: Giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (đồng);
- DP là phần công suất vi phạm trong giờ cao điểm bằng công suất sử dụng lớn nhất trừ công suất đăng ký trong biểu đồ phụ tải tại thời gian tương ứng;
- t: Số giờ vi phạm thực tế (nếu dưới 01 giờ thì được tính là 01 giờ);
- g: Giá bán điện trong giờ cao điểm theo biểu giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian tính bồi thường (đ/kWh).
4. Không kịp thời cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện khi nhận được thông báo của bên bán điện trong các trường hợp quy định tại Điều 27 Luật Điện lực
a) Bên mua điện phải bồi thường thiệt hại cho bên bán điện trong trường hợp gây thiệt hại cho bên bán điện;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
5. Chậm thanh toán tiền điện
a) Việc xử lý chậm thanh toán tiền điện thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 23 Luật Điện lực;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
6.[26] Không thông báo cho bên bán điện khi giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc giảm định mức sử dụng điện sinh hoạt
a) Bên mua điện phải trả cho bên bán điện số tiền chênh lệch trong thời gian vi phạm. Thời gian vi phạm được tính từ kỳ hóa đơn mà bên mua điện giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc giảm định mức sử dụng điện sinh hoạt nhưng không thông báo cho bên bán điện đến thời điểm bên bán điện thực hiện điều chỉnh. Trường hợp bên mua điện không xuất trình được tài liệu chứng minh thời điểm giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc giảm định mức sử dụng điện sinh hoạt thì thời gian vi phạm được tính từ thời điểm kiểm tra số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc định mức sử dụng điện sinh hoạt gần nhất của bên bán điện đến thời điểm bên bán điện thực hiện điều chỉnh giảm nhưng không quá 12 tháng;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
Bên bán điện phải hoàn trả cho bên mua điện số tiền điện đã thu thừa cộng với lãi suất do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Trường hợp không xác định rõ thời điểm áp dụng sai giá được tính với thời gian là 365 ngày[27].
Điều 32. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp trộm cắp điện
1. Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm số tiền tương ứng với giá trị sản lượng điện năng bị mất do hành vi trộm cắp điện gây ra, được xác định theo công thức sau:
T = ABT x g = (A SD - A HĐ) x g
T: Tiền bồi thường (đồng);
ABT: Sản lượng điện năng phải bồi thường (kWh);
ASD: Sản lượng điện năng sử dụng của các thiết bị tiêu thụ điện trong thời gian vi phạm (kWh);
AHĐ: Sản lượng điện năng được thể hiện trên hóa đơn thanh toán tiền điện trong thời gian vi phạm (kWh);
g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo mức giá cao nhất đối với mục đích sử dụng điện thực tế theo biểu giá điện áp dụng tại thời điểm phát hiện.
Trường hợp bên được kiểm tra có hành vi trộm cắp điện để sử dụng cho nhiều mục đích, giá điện để tính tiền bồi thường được xác định căn cứ theo mức giá cao nhất của biểu giá điện trong các mục đích sử dụng của bên được kiểm tra.
2. Phương pháp xác định sản lượng điện năng sử dụng (A SD) như sau:
a) Phương pháp xác định sản lượng điện năng sử dụng theo sai số được kiểm định của công tơ điện
Trường hợp bên vi phạm dùng cách thức duy nhất là can thiệp làm sai số công tơ để trộm cắp điện và sai số này xác định được thông qua việc kiểm định, sản lượng điện năng sử dụng được tính căn cứ vào trị số sai số cao nhất của công tơ điện do cơ quan kiểm định độc lập xác định và áp dụng theo công thức sau:
s: Sai số lớn nhất trong các giá trị kiểm định của công tơ điện (tính theo %);
Abqn: Sản lượng điện năng ngày bằng điện năng sử dụng bình quân ngày của kỳ hóa đơn có sản lượng điện năng bình quân ngày cao nhất trong khoảng thời gian vi phạm.
Trường hợp không xác định được thời điểm vi phạm, khoảng thời gian vi phạm được tính từ ngày kiểm tra điện gần nhất hoặc từ lần thay thế, sửa chữa hay kiểm tra định kỳ hệ thống đo đếm điện năng gần nhất đến khi phát hiện nhưng không quá 365 ngày [28].
n: Số ngày tính bồi thường (ngày).
b) [29] Phương pháp xác định sản lượng điện năng sử dụng đối với các cách thức trộm cắp điện khác hoặc không áp dụng được phương pháp quy định tại Điểm a Khoản này hoặc kết quả tính toán sản lượng điện năng sử dụng theo phương pháp quy định tại Điểm a Khoản này không phù hợp với thực tế sử dụng điện
Bước 1: Xác định công suất
Căn cứ thực tế kiểm tra để xác định trị số công suất cao nhất trong các trị số công suất có thể xác định được bằng các cách sau:
Cách 1: Công suất tổng đo được tại thời điểm kiểm tra, phát hiện vi phạm.
Cách 2: Công suất cao nhất trong biểu đồ phụ tải đăng ký trong hợp đồng mua bán điện.
Cách 3: Công suất của các thiết bị sử dụng điện tại bảng kê công suất thiết bị đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (đối với hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).
Cách 4: Công suất của các thiết bị tiêu thụ điện ghi trong Biên bản kiểm tra (có thể lấy công suất ghi trên nhãn mác thiết bị của nhà chế tạo).
Bước 2: Xác định sản lượng
- Trường hợp xác định công suất theo cách 1 hoặc cách 2, áp dụng công thức tính sản lượng điện năng sử dụng sau:
ASD = P x ttb x n
Trong đó:
P: Công suất tổng (kW) đo được tại thời điểm kiểm tra, phát hiện vi phạm hoặc công suất cao nhất (kW) trong biểu đồ phụ tải đăng ký trong hợp đồng mua bán điện.
ttb: Thời gian sử dụng bình quân trong ngày của toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện (h/ngày) được xác định căn cứ vào Biên bản kiểm tra hoặc biểu đồ phụ tải đã đăng ký, nếu không xác định được thì áp dụng quy định tại mục 10 Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư này.
n: Số ngày tính bồi thường (ngày)
- Trường hợp xác định công suất theo cách 3 hoặc cách 4, áp dụng công thức tính sản lượng điện năng sau:
ASD = (P1 x t1 + P2 x t2 + .... + Pi x ti ) x n
Trong đó:
P1, P2,....Pi : Công suất (kW) của từng thiết bị sử dụng điện tại bảng kê công suất thiết bị đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện hoặc công suất (kW) của từng thiết bị tiêu thụ điện ghi trong Biên bản kiểm tra.
t1, t2,....ti: Thời gian sử dụng trong ngày của từng thiết bị (h/ngày), được xác định căn cứ vào Biên bản kiểm tra; nếu không xác định được thì áp dụng quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư này.
n: Số ngày tính bồi thường (ngày)
- Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện sinh hoạt có thể áp dụng cách tính căn cứ vào hóa đơn tiền điện theo công thức:
ASD = Abqn x n
Trong đó:
Abqn: sản lượng điện năng ngày bằng điện năng sử dụng bình quân ngày của kỳ hóa đơn có sản lượng điện năng bình quân ngày cao nhất trong khoảng thời gian 365 ngày31[30] liền kề trước đó.
n: Số ngày tính bồi thường (ngày).
3. Số ngày tính bồi thường (n) quy định tại khoản 2 Điều này được xác định như sau:
a) Được tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến khi phát hiện, trừ thời gian ngừng cấp điện và ngừng sử dụng điện có lý do;
b) Trường hợp không xác định được theo quy định tại điểm a Khoản này, số ngày tính bồi thường được tính từ ngày kiểm tra điện gần nhất hoặc từ lần thay thế, sửa chữa hay kiểm tra định kỳ hệ thống đo đếm điện năng gần nhất đến khi phát hiện, nhưng không quá 365 ngày32[31], trừ thời gian ngừng cấp điện và ngừng sử dụng điện có lý do;
c) Đối với trường hợp trộm cắp điện bằng hình thức dùng nam châm, câu móc trực tiếp, số ngày tính bồi thường là 365 ngày33[32], trừ thời gian ngừng cấp điện và ngừng sử dụng điện có lý do.
4. Ngoài việc bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm bằng giá trị sản lượng điện năng bị mất do hành vi trộm cắp điện gây ra, bên vi phạm phải chịu chi phí để sửa chữa, kiểm định hiệu chuẩn hoặc bồi hoàn giá trị của thiết bị, hệ thống đo đếm bị hư hại do hành vi vi phạm gây ra.
Chương V
QUẢN LÝ HỒ SƠ VÀ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC, SỬ DỤNG ĐIỆN, BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH ĐIỆN LỰC VÀ LƯỚI ĐIỆN34[33]
Điều 33. Hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm35 [34]
1. Hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm hoạt động điện lực, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện bao gồm:
a) Thông báo kiểm tra trong trường hợp thực hiện kiểm tra theo kế hoạch;
b) Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính (nếu có);
c) Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện trộm cắp điện và các tang vật, phương tiện vi phạm kèm theo (nếu có);
d) Ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận, mô tả hành vi vi phạm (nếu có);
đ) Bản tính toán tiền bồi thường, tiền phạt đối với hành vi vi phạm (nếu có);
e) Các giấy tờ, tài liệu và hiện vật khác có liên quan.
2. Hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm sử dụng điện bao gồm:
a) Thông báo kiểm tra trong trường hợp thực hiện kiểm tra theo kế hoạch;
b) Biên bản kiểm tra sử dụng điện, Biên bản vi phạm hành chính (nếu có);
c) Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện trộm cắp điện và các tang vật, phương tiện vi phạm kèm theo (nếu có);
d) Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng và Biên bản kiểm định thiết bị đo đếm điện năng trong trường hợp lập Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng;
đ) Sơ đồ trộm cắp điện trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện; ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận và mô tả hành vi vi phạm sử dụng điện (nếu có);
e) Bản tính tiền bồi thường, tiền phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về sử dụng điện (nếu có);
g) Thiết bị đo đếm điện năng tháo về (nếu có);
h) Các giấy tờ, tài liệu và hiện vật khác có liên quan.
Điều 34. Quản lý hồ sơ kiểm tra36 [35]
1. Cơ quan, đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm cấp phát biên bản, lập và quản lý các sổ sau: Sổ theo dõi giao nhận và thống kê biên bản; Sổ quản lý hồ sơ vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
2. Đối với hồ sơ vi phạm do Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực lập chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt, đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm lưu giữ bản sao của hồ sơ vụ vi phạm.
Điều 35. Mẫu biên bản và mẫu quyết định37 [36]
Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục 3 về mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong quá trình kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. Các mẫu có liên quan không quy định tại Thông tư này được áp dụng theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 36. Trách nhiệm của Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương38 [37]
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm:
a) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Sở Công Thương, Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị điện lực;
b) Kiểm tra, giám sát việc cấp thẻ và thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực của Sở Công Thương.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị điện lực trong địa bàn tỉnh.
Điều 37. Chế độ báo cáo39 [38]
1. Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, các đơn vị điện lực trong phạm vi địa bàn tỉnh có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương về công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực thuộc đơn vị điện lực.
2. Trước ngày 01 tháng 3 hàng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực về công tác tổ chức, tập huấn, sát hạch, cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch và công tác cấp, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện; công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
3. Trước ngày 01 tháng 3 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực về công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia và các Tổng công ty Điện lực.
Điều 38. Trách nhiệm thi hành40[39]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Quyết định số 31/2006/QĐ-BCN ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quy định Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, Quyết định số 12/2007/QĐ-BCN ngày 06 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 31/2006/QĐ-BCN , Thông tư số 11/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Quy định Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện ban hành kèm theo Quyết định số 31/2006/QĐ-BCN ngày 06 tháng 9 năm 2006 hết hiệu lực thi hành từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
2. Thẻ Kiểm tra viên điện lực đã được cấp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên thẻ.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị điện lực, tổ chức, cá nhân sử dụng điện chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
[1] Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.”
[2] Tên Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[4] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[5] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[6] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[7] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[8] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[9] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[10] Cụm từ “Bản sao hợp lệ” được thay thế bởi cụm từ “Bản sao” theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[11] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[12] Khoản này được bổ sung theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[13] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[14] Tên Chương này được sửa đổi theo quy định tại Điểm a Khoản 21 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[15] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[16] Tên Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điểm c Khoản 21 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[17] Tên Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điểm d Khoản 21 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[18] Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[19] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[20] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[21] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[22] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Điểm a Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[23] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Điểm b Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[24] Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[25] Từ “12 tháng” được thay thế bởi từ “365 ngày” theo quy định tại Khoản 22 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[26] Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[27] Từ “12 tháng” được thay thế bởi từ “365 ngày” theo quy định tại Khoản 22 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[28] Từ “12 tháng” được sửa đổi bởi từ “365 ngày” theo quy định tại Khoản 22 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
[29] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
31 Từ “12 tháng” được thay thế bởi từ “365 ngày” theo quy định tại Khoản 22 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
32 Từ “12 tháng” được thay thế bởi từ “365 ngày” theo quy định tại Khoản 22 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
33 Từ “12 tháng” được thay thế bởi từ “365 ngày” theo quy định tại Khoản 22 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
34 Tên Chương này được sửa đổi theo quy định tại Điểm b Khoản 21 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
35 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
36 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
37 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 18 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
38 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
39 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
40 Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 31/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018 quy định như sau:
“Điều 2. Bãi bỏ một số nội dung tại Thông tư số 27/2013/TT-BCT , Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (sau đây viết tắt là Thông tư số 06/2015/TT-BCT) và Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực (sau đây viết tắt là Thông tư số 04/2016/TT-BCT) như sau:
1. Bãi bỏ Điểm d Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 27/2013/TT-BCT .
2. Bãi bỏ Phụ lục 3 về biểu mẫu sử dụng trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BCT .
3. Bãi bỏ Điều 6 Thông tư số 06/2015/TT-BCT .
4. Bãi bỏ Điều 10 Thông tư số 04/2016/TT-BCT .
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, các đơn vị liên quan có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực để nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư cho phù hợp./.”
- 1Thông tư 27/2013/TT-BCT quy định về Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Thông tư 31/2018/TT-BCT sửa đổi Thông tư 27/2013/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Văn bản hợp nhất 24/VBHN-BCT năm 2018 hợp nhất Thông tư quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 24/VBHN-BCT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 06/11/2018
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1075 đến số 1076
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra