Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/VBHN-NHNN | Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2021 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ, MIỄN, GIẢM LÃI, PHÍ, GIỮ NGUYÊN NHÓM NỢ NHẰM HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG CHỊU ẢNH HƯỞNG DO DỊCH COVID - 19
Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 3 năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2021.
Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07 tháng 9 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 9 năm 2021.
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid- 19).[1],[2]
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Điều 3. Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan[3]
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 thực hiện theo quy định tại Thông tư này; các nội dung liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ[4]
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022.
3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản này;
b) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/3/2020;
c) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021;
d) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 07/9/2021.
4. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.
5. Khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
7. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid -19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
8. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022.
Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí[5]
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.
2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 30/6/2022.
Điều 6. Giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ[6]
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 như sau:
a) Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Số dư nợ được miễn, giảm lãi quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Số dư nợ quy định tại điểm a, b khoản này bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và điều chỉnh nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/3/2020.
2.[7] Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 01/8/2021 như sau:
a) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đối với số dư nợ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
b) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày khoản nợ bị chuyển quá hạn đối với số dư nợ quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
c) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện miễn, giảm lãi lần đầu đối với số dư nợ quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Đối với số dư nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Đối với số dư nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
5. Đối với số lãi phải thu của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không hạch toán thu nhập (dự thu) mà theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6. Kể từ ngày 01/01/2024, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để phân loại đối với toàn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 6a. Trích lập dự phòng rủi ro[8]
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với khách hàng có số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo quy định tại Thông tư này như sau:
1. Căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ quy định tại Điều 6 Thông tư này đối với phần dư nợ được giữ nguyên nhóm nợ và kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn lại của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này).
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A - B
Trong đó:
- A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích quy định tại khoản 2 Điều này.
- B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau:
a) Đến thời điểm 31/12/2021: Tối thiểu 30% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;
b) Đến thời điểm 31/12/2022: Tối thiểu 60% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;
c) Đến thời điểm 31/12/2023: 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
5. Kể từ ngày 01/01/2024, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để trích lập dự phòng rủi ro đối với toàn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định, chịu trách nhiệm cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư này đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.
2. Ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể các nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định số dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19;
b) Trình tự, thủ tục, phân công, phân cấp, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bảo đảm nguyên tắc cá nhân, bộ phận quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ không là cá nhân, bộ phận phê duyệt cấp tín dụng, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc, ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt tín dụng;
c) Tần suất rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định pháp luật; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước theo quy định tại Phụ lục đính kèm Thông tư này.
4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi đặt trụ sở chính về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước theo quy định tại Phụ lục đính kèm Thông tư này.
Điều 8. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế
a) Tổng hợp báo cáo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong việc tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Thực hiện thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
a) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổng hợp báo cáo của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn theo khoản 4 Điều 7 Thông tư này và gửi Vụ Tín dụng các ngành kinh tế để tổng hợp;
b) Thực hiện thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ.
4. Trách nhiệm của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam
Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam thực hiện việc điều chỉnh thông tin tín dụng của khách hàng theo quy định tại Thông tư này trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chương III
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 3 năm 2020.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07 tháng 9 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020)
TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI....
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁO GỠ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19
Kỳ báo cáo tháng ... năm ...
Đơn vị: tỷ đồng, khách hàng
STT | Chỉ tiêu | Số dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch | Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ | Miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ | Tổng dư nợ của khách hàng có số dư được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi tại cuối kỳ báo cáo | Cho vay mới | Nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được giữ nguyên nhóm nợ | Dự phòng cụ thể | Số lãi phải thu hạch toán ngoại bảng theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư này | ||||||||||||||
Lũy kế | Tại cuối kỳ báo cáo | Lũy kế | Tại cuối kỳ báo cáo | Doanh số lũy kế | Dư nợ tại cuối kỳ báo cáo | Số khách hàng còn dư nợ tại cuối kỳ báo cáo | Tổng số dư nợ của khách hàng không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo | Trong đó | Số khách hàng không bị chuyển sang nhóm nợ xấu tại cuối kỳ báo cáo | Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung tại cuối kỳ báo cáo | Trong đó: | ||||||||||||
Tổng giá trị nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế | Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế (gốc và/hoặc lãi) | Dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo | Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo (gốc và/hoặc lãi) | Tổng giá trị nợ đã được miễn, giảm lũy kế | Số tiền lãi đã được miễn, giảm lãi lũy kế | Số khách hàng được, giảm lãi lũy kế | Dư nợ được miễn, giảm lãi tại cuối kỳ báo cáo | Số khách hàng được miễn, giảm lãi tại cuối kỳ báo cáo | Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi không bị chuyển sang nhóm nợ xấu | Số tiền dự phòng cụ thể đã trích bổ sung | |||||||||||||
Gốc | Lãi | Gốc | Lãi | ||||||||||||||||||||
I | Phân theo khách hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cá nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Phân theo 21 ngành kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Khai Khoáng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Công nghiệp chế biến, chế tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Vận tải kho bãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | Dịch vụ lưu trú và ăn uống |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 | Thông tin và truyền thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 | Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 | Hoạt động kinh doanh bất động sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 | Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 | Hoạt động hành chính và hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15 | Hoạt động của đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 | Giáo dục và đào tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17 | Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18 | Nghệ thuật, vui chơi và giải trí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19 | Hoạt động dịch vụ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20 | Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21 | Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Tổng cộng (=I+II) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo thông qua hệ thống báo cáo thống kê tập trung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm số liệu toàn hàng và số liệu từng chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo định kỳ hàng tháng. Riêng đối với số liệu tại cột (22), cột (23), cột (24), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo định kỳ tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12.
- Cột (3): Dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 theo đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Cột (4): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 tổng giá trị nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (lưu ý chỉ báo cáo nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ).
- Cột (5): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 số tiền lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện theo Thông tư này.
- Cột (6): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 số khách hàng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gốc và/hoặc lãi) và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện theo Thông tư này.
- Cột (7): Số dư nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (lưu ý chỉ báo cáo nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ; Trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết nợ được cơ cấu, TCTD báo cáo số dư nợ cơ cấu còn lại thực tế tại cuối kỳ báo cáo).
- Cột (8): Số tiền lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo. (Lưu ý trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết tiền lãi được cơ cấu, TCTD báo cáo số tiền lãi được cơ cấu còn lại thực tế tại cuối kỳ báo cáo).
- Cột (9): Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (gốc và/hoặc lãi) tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với số liệu tại cột 7, 8).
- Cột (10): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 tổng giá trị nợ đã được áp dụng miễn, giảm lãi được thực hiện theo Thông tư này.
- Cột (11): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 số tiền lãi mà khách hàng đã được miễn, giảm được thực hiện theo Thông tư này.
- Cột (12): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 số khách hàng đã được miễn, giảm lãi được thực hiện theo Thông tư này.
- Cột (13): Dư nợ được miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo (Lưu ý trường hợp đã kết thúc thời hạn miễn, giảm lãi nhưng khách hàng chưa trả hết dư nợ được miễn, giảm lãi, TCTD báo cáo dư nợ đã được miễn, giảm lãi còn lại thực tế tại cuối kỳ báo cáo).
- Cột (14): Số khách hàng được miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với số liệu tại cột 13).
- Cột (15): Tổng dư nợ gốc của khách hàng có số dư được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi theo Thông tư này (tương ứng với các khách hàng được thống kê tại cột 9 và cột 14).
- Cột (16): Lũy kế từ ngày 23/01/2020 doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 được thực hiện theo Thông tư này (bao gồm khách hàng vay mới sau khi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và các khách hàng khác thuộc tất cả các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19), trong đó thống kê cả phần cho vay mới theo các chương trình, gói sản phẩm tín dụng ưu đãi đã đăng ký, báo cáo NHNN.
- Cột (17): Dư nợ cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với cột 16).
- Cột (18): Số khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 được vay mới còn dư nợ tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với cột 16, 17).
- Cột (19): Tổng dư nợ gốc của khách hàng có số dư nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo quy định tại Thông tư này đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (20): Số dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo quy định tại Thông tư này của khách hàng được thống kê tại cột 9 và cột 14 đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (21): Tổng số khách hàng có số dư nợ được thống kê tại cột 19 tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (22): Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 3 Điều 6a Thông tư này tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (23): Tổng số tiền dự phòng cụ thể đã trích bổ sung của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 4 Điều 6a Thông tư này tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (24): Số lãi phải thu theo dõi ngoại bảng của các khách hàng được thống kê tại cột 9 và cột 14 đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư này.
- Dòng II báo cáo số liệu phân theo 21 ngành kinh tế theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. THỐNG ĐỐC |
[1] Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 (sau đây gọi là Thông tư số 01/2020/TT-NHNN). ”
[2] Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 (sau đây gọi là Thông tư số 01/2020/TT-NHNN).”
[3] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2021.
[4] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 7/9/2021.
[5] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 7/9/2021
[6] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2021.
[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 7/9/2021.
[8] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2021.
[9] Điều 2, 3 và Điều 4 của Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ 17/5/2021 quy định như sau:
"Điều 2. Quy định chuyển tiếp
Đối với các hợp đồng, thỏa thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, thỏa thuận nêu trên được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định pháp luật và các quy định có liên quan của Thông tư này.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2021./. ”
[10] Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 7/9/2021 quy định như sau:
“Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 07 tháng 9 năm 2021.
2. Thông tư này bãi bỏ khoản 2, khoản 3, khoản 6 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN./.”
[11] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, có hiệu lực kể từ ngày 7/9/2021.
- 1Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Văn bản hợp nhất 12/VBHN-NHNN năm 2021 hợp nhất Thông tư quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 12/VBHN-NHNN
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 10/09/2021
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Đoàn Thái Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra