Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/VBHN-BGTVT | Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2014 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam1,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
1. Thông tư này quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi chung là xe cơ giới).
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Xe mô tô, xe gắn máy;
b) Xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới để chứng nhận xe cơ giới có đủ điều kiện tham gia giao thông.
2. Giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm tra theo quy định, đủ điều kiện tham gia giao thông trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định công nhận lẫn nhau Giấy chứng nhận.
3. Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (sau đây gọi tắt là Tem kiểm định) là biểu trưng cấp cho xe cơ giới đã kiểm định đạt tiêu chuẩn và được phép tham gia giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Tem kiểm định.
4. Phiếu lập Hồ sơ phương tiện là bản ghi các thông tin hành chính, thông số kỹ thuật của xe cơ giới nguyên thủy và cập nhật những thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.
5. Ấn chỉ kiểm định là phôi của các loại: Giấy chứng nhận, Tem kiểm định và Phiếu lập Hồ sơ phương tiện.
6. Phiếu kiểm định là bản kết quả kiểm tra và có ảnh chụp xe cơ giới khi kiểm định.
7. Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là Đơn vị đăng kiểm) là tổ chức có đủ điều kiện theo quy định được cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới.
8. Hồ sơ phương tiện gồm Phiếu lập Hồ sơ phương tiện và các giấy tờ liên quan để quản lý về hành chính, thông số kỹ thuật khi kiểm tra lần đầu và những thay đổi trong suốt quá trình sử dụng xe cơ giới.
9. Hồ sơ kiểm định gồm các giấy tờ ghi nhận kết quả của mỗi lần kiểm định, cấp Giấy chứng nhận.
10. Chủ xe là chủ phương tiện, lái xe hoặc người đưa xe cơ giới đến kiểm định.
11. Chương trình Quản lý kiểm định là Hệ thống phần mềm của Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng phục vụ việc quản lý thông tin hành chính, thông số kỹ thuật và kết quả kiểm định của xe cơ giới sử dụng tại các Đơn vị đăng kiểm và Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Điều 4. Hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm định xe cơ giới
1. Kiểm định không đầy đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định.
2. Kiểm định khi thiết bị kiểm tra không bảo đảm độ chính xác; khi mạng máy tính nội bộ hư hỏng; kiểm định ngoài dây chuyền sai quy định.
3. Bố trí người thực hiện công việc kiểm định không đúng với quy định.
4. Ép buộc chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
5. Thu phí hoặc lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu và nhận tiền hoặc quà biếu dưới mọi hình thức.
6. Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng; kiểm định khi đã có văn bản đề nghị không kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc xe có vi phạm đã cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định.
7. Lập hồ sơ giả cho phương tiện, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in Giấy chứng nhận, Tem kiểm định, cấp chứng chỉ và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định.
Điều 5. Giấy tờ cần thiết khi xe vào kiểm định
1. Kiểm định lần đầu lập Hồ sơ phương tiện
Khi kiểm định lần đầu lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần có các giấy tờ sau:
a) Bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau để xuất trình:
- Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ.
- Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính.
- Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe (có đủ chữ ký, dấu).
b) Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực để xuất trình.
c) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện để nộp, gồm một trong các giấy tờ sau:
- Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu đối với xe cơ giới nhập khẩu; bản sao chụp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước;
- Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá và văn bản thông báo kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới của Cục Đăng kiểm Việt Nam đối với trường hợp xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá chưa có dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định hoặc có dữ liệu không phù hợp.
- Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an; bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ Quốc gia.
d) Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo để nộp (đối với xe cơ giới mới cải tạo).
đ) Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật của cần cẩu, xi téc, bình nhiên liệu CNG, LPG được trang bị, lắp đặt trên xe cơ giới được cấp theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải để xuất trình.
2. Kiểm định các lần tiếp theo
Khi xe cơ giới vào kiểm định, chủ xe phải xuất trình các giấy tờ nêu tại điểm a, b, d và điểm đ khoản 1 Điều này.
1. Hạng mục và phương pháp kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới khi kiểm định thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT).
2. Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định. Trường hợp xe cơ giới quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định thì được kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh trên đường thử ngoài dây chuyền. Đối với xe cơ giới hoạt động tại các vùng đảo, vùng sâu, vùng xa không đủ điều kiện đưa xe tới Đơn vị đăng kiểm thì được kiểm định ngoài Đơn vị đăng kiểm; trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.
Điều 7. Đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định2
Việc kiểm định lần đầu để lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định các lần tiếp theo (kể cả có bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới được thực hiện tại các Đơn vị đăng kiểm.
Điều 8. Trình tự, cách thức thực hiện
1. Lập Hồ sơ phương tiện
Xe cơ giới kiểm định lần đầu, nếu có đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 5 của Thông tư này thì Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, lập Phiếu lập Hồ sơ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này và nhập thông tin vào Chương trình Quản lý kiểm định.
2. Kiểm định tại dây chuyền kiểm định
a) Tổ chức, cá nhân đưa xe cơ giới và các giấy tờ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này đến Đơn vị đăng kiểm để kiểm định.
b) Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại; nếu đầy đủ, hợp lệ thì thu phí và kiểm định.
c) Xe cơ giới kiểm định đạt tiêu chuẩn, Đơn vị đăng kiểm thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận. Trả Giấy chứng nhận; Hóa đơn thu phí đăng kiểm, lệ phí cấp Giấy chứng nhận cho chủ xe và dán Tem kiểm định cho phương tiện.
Nếu xe cơ giới chỉ có Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe, Đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định, nếu đạt thì chỉ dán Tem kiểm định và cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận cho chủ xe theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Khi chủ xe xuất trình giấy đăng ký xe thì Đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận.
d) Xe cơ giới kiểm định có kết quả không đạt, Đơn vị đăng kiểm thông báo hạng mục kiểm tra không đạt của xe cho chủ xe biết để sửa chữa, khắc phục để kiểm định lại, đồng thời thông báo phương tiện không đạt trên Chương trình Quản lý kiểm định.
3. Kiểm định ngoài Đơn vị đăng kiểm
a) Chủ xe có văn bản đề nghị nêu rõ lý do kiểm định ngoài Đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới đề nghị kiểm định gửi Đơn vị đăng kiểm.
b) Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, xem xét theo đề nghị của chủ xe, nếu đúng đối tượng và đủ điều kiện đường thử thì trong vòng 5 ngày làm việc gửi văn bản đề nghị kiểm định ngoài Đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới về Cục Đăng kiểm Việt Nam qua đường bưu điện.
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, xem xét hồ sơ, trong vòng 5 ngày làm việc có văn bản hướng dẫn gửi Đơn vị đăng kiểm để kiểm định.
d) Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm định xe cơ giới và thực hiện các quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều này.
4. Ghi nhận bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện khi xe cơ giới có thay đổi thông tin hành chính, thông số kỹ thuật.
Chủ xe đưa xe cơ giới cùng các giấy tờ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này và tài liệu kỹ thuật liên quan của xe cơ giới đến các Đơn vị đăng kiểm trên cả nước để kiểm định và ghi nhận thay đổi.
a) Trường hợp xe cơ giới đến Đơn vị đăng kiểm quản lý Hồ sơ phương tiện: Đơn vị đăng kiểm kiểm tra giấy tờ và đối chiếu với Chương trình Quản lý kiểm định, nếu đầy đủ, hợp lệ thì ghi nhận bổ sung, sửa đổi vào Hồ sơ phương tiện, Chương trình Quản lý kiểm định và thực hiện kiểm định theo quy định; nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại.
b) Trường hợp xe cơ giới đến Đơn vị đăng kiểm không quản lý Hồ sơ phương tiện:
- Đơn vị đăng kiểm kiểm tra giấy tờ và đối chiếu với Chương trình Quản lý kiểm định. Nếu đầy đủ, hợp lệ thì kiểm định và nhập yêu cầu bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện vào Chương trình Quản lý kiểm định, đồng thời gửi giấy tờ liên quan đến nội dung bổ sung, thay đổi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Đơn vị đăng kiểm quản lý Hồ sơ phương tiện và lưu Bản sao vào Hồ sơ kiểm định.
- Đơn vị đăng kiểm quản lý Hồ sơ phương tiện kiểm tra giấy tờ và yêu cầu bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện trên Chương trình quản lý kiểm định. Nếu đầy đủ, hợp lệ thì chấp nhận bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện và lưu giấy tờ vào Hồ sơ phương tiện. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì yêu cầu Đơn vị đăng kiểm đã kiểm định sửa chữa khắc phục.
Điều 9. Giấy chứng nhận, Tem kiểm định
1. Xe cơ giới kiểm định đạt tiêu chuẩn quy định được cấp Giấy chứng nhận và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này. Giấy chứng nhận, Tem kiểm định in trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành. Giấy chứng nhận, Tem kiểm định phải có cùng một seri và có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện.
2. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận và Tem kiểm định cấp theo chu kỳ kiểm định quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT nhưng không vượt quá ngày hết hạn của giấy đăng ký xe hoặc ngày xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
3. Giấy chứng nhận được giao cho chủ xe để mang theo khi tham gia giao thông, Tem kiểm định được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía trước xe cơ giới. Trường hợp xe cơ giới không có kính chắn gió phía trước, Tem kiểm định được dán vào khung xe ở phía sau, gần vị trí lắp biển số đăng ký.
4. Giấy chứng nhận, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng, rách nát thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định để cấp lại.
5. Khi phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả hoặc sửa chữa, tẩy xóa; Giấy chứng nhận, Tem kiểm định đã cấp không phù hợp với xe cơ giới kiểm định, các Đơn vị đăng kiểm phải thông báo cho cơ quan chức năng và có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận, Tem kiểm định đã cấp (nếu còn hiệu lực).
6. Giấy chứng nhận và Tem kiểm định hết hiệu lực khi:
a) Xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận và Tem kiểm định mới;
b) Đã có khai báo mất của Chủ xe;
c) Đã có thông báo thu hồi của các Đơn vị đăng kiểm;
d) Xe cơ giới bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp phát ấn chỉ kiểm định
1. Đơn vị đăng kiểm lập và gửi Phiếu đề nghị cung cấp hồ sơ, ấn chỉ kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này về Cục Đăng kiểm Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ vào nhu cầu và năng lực của các Đơn vị đăng kiểm để gửi ấn chỉ kiểm định qua đường bưu chính hoặc cấp trực tiếp cho Đơn vị đăng kiểm từ ngày 23 đến ngày 28 hàng tháng.
Điều 11. Báo cáo công tác kiểm định
Các Đơn vị đăng kiểm gửi báo cáo công tác kiểm định về Cục Đăng kiểm Việt Nam như sau:
1. Báo cáo định kỳ gửi vào ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo gồm:
a) Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định và Báo cáo sử dụng ấn chỉ kiểm định đã in từ Chương trình Quản lý kiểm định.
b) Báo cáo kiểm kê ấn chỉ kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.
2. Báo cáo kết quả kiểm định bằng file dữ liệu truyền về Chương trình Quản lý kiểm định theo hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3. Tháng 08 hàng năm, báo cáo danh sách ô tô sẽ hết niên hạn sử dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này.
4. Trước ngày 10 tháng 01 hàng năm, báo cáo danh sách ô tô đã hết niên hạn sử dụng từ 01 tháng 01 của năm đó theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này.
5. Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 12. Lưu trữ Hồ sơ, dữ liệu kiểm định
Đơn vị đăng kiểm phải quản lý, lưu trữ Hồ sơ phương tiện, Hồ sơ kiểm định và dữ liệu kiểm định. Hồ sơ lưu trữ yêu cầu phải đầy đủ, được bảo quản tốt, dễ theo dõi, dễ kiểm tra.
1. Hồ sơ phương tiện gồm:
a) Phiếu lập Hồ sơ phương tiện.
b) Giấy tờ nêu tại điểm c, khoản 1, Điều 5 Thông tư này.
c) Các Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới cải tạo).
d) Hai ảnh tổng thể rõ biển số của xe cơ giới chụp góc chéo khoảng 45° từ phía trước bên cạnh xe và phía sau góc đối diện (kể cả khi xe cơ giới thay đổi biển số hoặc cải tạo thay đổi hình dáng bố trí chung).
đ) Bản sao chụp Giấy chứng nhận, giấy đăng ký xe khi lập Phiếu lập Hồ sơ phương tiện và khi có thay đổi thông tin hành chính, kỹ thuật.
e) Các giấy tờ khác ghi nhận những thay đổi thông tin hành chính, thông số kỹ thuật trong quá trình sử dụng của xe cơ giới (nếu có).
2. Hồ sơ kiểm định gồm:
a) Các Phiếu kiểm định;
b) Bản sao chụp các giấy tờ: giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận cấp mới cho xe cơ giới.
c) Các giấy tờ liên quan đến bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện không do Đơn vị quản lý.
3. Dữ liệu kiểm định được lưu trữ tại Đơn vị đăng kiểm và trên Cơ sở dữ liệu của Chương trình Quản lý kiểm định.
4. Thời gian lưu trữ
a) Hồ sơ phương tiện: Lưu trong suốt quá trình sử dụng của xe cơ giới. Đối với phương tiện hết niên hạn sử dụng, hủy sau 03 năm kể từ khi phương tiện hết niên hạn.
b) Hồ sơ kiểm định: Lưu trữ trong thời hạn 3 năm kể từ ngày kiểm định.
Điều 13. Trách nhiệm của chủ xe
Ngoài việc thực hiện các nội dung trong Thông tư này chủ xe còn có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:
1. Không được thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật khi đi kiểm định hoặc làm giả, tự bóc, dán, tẩy xóa, sửa đổi các nội dung của chứng chỉ kiểm định.
2. Cung cấp chính xác các thông tin cần thiết có liên quan tới nội dung kiểm định, nội dung quản lý hành chính, quản lý thông số kỹ thuật của xe cơ giới kể cả việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho các Đơn vị đăng kiểm.
3. Nộp lại Giấy chứng nhận và Tem kiểm định khi có thông báo thu hồi của Đơn vị đăng kiểm.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 14. Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ về kiểm định xe cơ giới và kiểm tra thực hiện Thông tư này.
2. Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất Chương trình Quản lý kiểm định; nối mạng truyền số liệu và quản lý dữ liệu xe cơ giới kiểm định của các Đơn vị đăng kiểm.
3. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải đối với các Đơn vị đăng kiểm.
4. Tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới. Đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp và thu hồi thẻ đối với đăng kiểm viên.
5. Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động kiểm định của các Đơn vị đăng kiểm. Xử lý sai phạm của cá nhân và Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới theo quy định.
6. In ấn, quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, chứng chỉ kiểm định.
7. Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định theo quy định.
Điều 15. Sở Giao thông vận tải
1. Kiểm tra, giám sát hoạt động và xử lý sai phạm của các cá nhân, Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trực thuộc Sở. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra hoạt động của các Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tại địa phương.
2. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo ủy quyền chức danh giám đốc, phó giám đốc các Đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở theo quy định tại Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Điều 16. Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới
1. Thực hiện việc kiểm định và cấp Giấy chứng nhận cho xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ theo quy định. Người đứng đầu Đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên trực tiếp thực hiện kiểm định phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định.
2. Công khai trình tự, thủ tục, nội dung, quy trình, tiêu chuẩn, quy định, phí, lệ phí và thời gian làm việc.
3. Thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo theo quy định. Truyền số liệu kiểm định hàng ngày, bảo quản mật khẩu và cập nhật số liệu cảnh báo từ mạng dữ liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam.
4. Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định của cơ quan chức năng.
5. Quản lý, giám sát hoạt động kiểm định, thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, đăng kiểm viên và nhân viên, chống tiêu cực trong hoạt động kiểm định của đơn vị.
6. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì độ chính xác, tình trạng hoạt động của thiết bị, dụng cụ kiểm định theo quy định. Báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương khi dây chuyền kiểm định ngừng hoạt động.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2013 và bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Thông tư số 22/2009/TT-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
b) Điều 4 của Thông tư số 37/2011/TT-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 02 năm 2005, Quy định điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 09 năm 2005, Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 quy định về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Thông tư số 22/2009/TT-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2009 quy định về thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Chứng chỉ kiểm định do các Đơn vị đăng kiểm đã cấp cho xe cơ giới trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị cho đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận và Tem kiểm định.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thì hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
MẪU PHIẾU LẬP HỒ SƠ PHƯƠNG TIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
No: H-0000001
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………. |
|
PHIẾU LẬP HỒ SƠ PHƯƠNG TIỆN
1. Thông tin quản lý
Biển số ĐK: | Ngày ĐK: | ||
Nguồn gốc PT: | Số GCN NK/Số phiếu XX: Ngày cấp: | ||
Chủ phương tiện: | Điện thoại: | ||
Địa chỉ chủ PT: | Ngày cấp: | ||
Tình trạng PT khi lập hồ sơ: (Mới 100%, Đã qua sử dụng) | Tình trạng cải tạo: (Cải tạo, CĐ công năng) | ||
Loại phương tiện: (ghi theo tên loại PT chi tiết) | Mã số VIN: (phần đầu số VIN) | ||
Nhãn hiệu: | Số loại: | ||
Số khung: | Vị trí: | ||
Số động cơ: | Vị trí: | ||
Năm SX: Nước SX: | Năm hết niên hạn sử dụng: | ||
2. Thông số kỹ thuật chung
Kích thước bao (DxRxC) (mm): | Kích thước thùng hàng (mm): |
Công thức bánh xe: Vết bánh xe (mm): | (liệt kê các vết các trục) |
Chiều dài cơ sở (mm): (ghép các khoảng cách trục) | Số người CP chở (ngồi/đứng/nằm): |
Trọng lượng bản thân (kG): | Trọng lượng kéo theo cho phép (kG): |
Trọng lượng HHCC theo thiết kế (kG): | Trọng lượng HHCC cho phép TGGT (kG): |
Trọng lượng toàn bộ theo thiết kế (kG): | Trọng lượng toàn bộ cho phép TGGT (kG): |
3. Động cơ
Kýhiệu: | Loại động cơ: | |
Loại nhiên liệu: | Tiêu chuẩn khí thải: (EURO 2, 3, 4, 5) | |
Loại xe Hybrid: | Thể tích làm việc (cm3): | |
Công suất lớn nhất/Vòng quay(kW/v/ph): | Mô men xoắn lớn nhất/Vòng quay(N.m/v/ph): | |
4. Hệ thống truyền lực
Kiểu lyhợp: | Dẫn động lyhợp: |
Kiểu hộp số chính: Số cấp tiến: | Có hộp số phụ: Số cấp tiến: |
Trục dẫn hướng: (liệt kê các trục dẫn hướng) | Trục chủ động: (liệt kê các trục chủ động) |
5. Hệ thống lái
Kiểu cơ cấu lái | Kiểu dẫn động: |
6. Hệ thống phanh
Cơ cấu phanh: (trục 1, trục 2,…) | Kiểu dẫn động phanh chính: |
Loại phanh đỗ: | Loại phanh bổ trợ: |
7. Thông tin các trục
| Kiểu treo | Kiểu giảm chấn | Số lốp | Cỡ lốp |
1 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
8. Cơ cấu chuyên dùng:
(Mô tả cơ cấu chuyên dùng nếu có)
NƠI DÁN BẢN CÀ SỐ KHUNG |
NƠI DÁN BẢN CÀ SỐ ĐỘNG CƠ |
Các nội dung ghi trong Phiếu đã được kiểm tra, soát xét trước khi ký xác nhận.
ĐĂNG KIỂM VIÊN | ……, ngày …. tháng … năm … |
Ghi chú: Nội dung trên Phiếu có thể thay đổi theo loại xe, nhãn hiệu - số loại và Chương trình Quản lý kiểm định
CÁC THAY ĐỔI HÀNH CHÍNH | |||
Ngày | Biển số ĐK Ngày đăng ký | Chủ xe Địa chỉ | Đơn vị QLHS Phương tiện |
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN DI CHUYỂN | |||
Ngày | Nơi đến | Hồ sơ kèm theo | Xác nhận của Đơn vị KĐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÀI LIỆU KÈM THEO (cách ghi):
TT | Tài liệu | Số trang |
1 | (Giấy chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT xe cơ giới nhập khẩu số CK/000001 cấp ngày...) |
|
2 | (Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo số ……………………… ngày...) |
|
3 | (Tài liệu xác định năm sản xuất của …………………….) |
|
| ………………………………………………….. |
|
|
|
|
MẪU GIẤY HẸN TRẢ GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………. |
|
GIẤY HẸN TRẢ GIẤY CHỨNG NHẬN
Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới: …………………. Tỉnh (Thành phố): ............
Đã kiểm định ô tô có biển số đăng ký: ................Số khung: ..........................
Loại phương tiện:……………….Nhãn hiệu - Số loại:...................................
Của Ông (Bà): ................................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................
Phương tiện đã được kiểm định đạt tiêu chuẩn An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường. Do Hồ sơ của ông (Bà) chỉ có Giấy hẹn cấp Đăng ký xe ô tô của Cơ quan công an, nên chưa được cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Sau khi có Giấy Đăng ký xe, đề nghị Ông (Bà) mang đến Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới: ……… ………………. để được cấp Giấy chứng nhận.
Giấy này có giá trị 15 ngày kể từ ngày cấp.
| ……., ngày …/ ……/ ……… |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TEM KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CHỦ PHƯƠNG TIỆN, LÁI XE CẦN BIẾT 1. Khi tham gia giao thông, chủ phương tiện, lái xe phải mang theo Giấy chứng nhận kiểm định. When in traffic, vehicle owners, drivers are requested to carry the certificate of inspection. 2. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của xe giữa hai kỳ kiểm định. Perform maintenance and/or repair to the good technical conditions of the vehicle between two consecutive inspections. 3. Khi có thay đổi thông tin hành chính, thông số kỹ thuật phải đến Đơn vị đăng kiểm để được hướng dẫn làm thủ tục kiểm định, ghi nhận thay đổi. When roaming, transfer of vehicle ownership, renovation, modification of frame (chassis) or changing of engine No, ... the concerned Registration and Inspection Center (Vietnam Register) should be notified for instructions and the required procedures are to be followed 4. Nộp lại Giấy chứng nhận và Tem kiểm định khi có thông báo thu hồi của các Đơn vị đăng kiểm. Return certificate and inspection stamp when receiving a withdrawal notice from the Registration and Inspection Center. 5. Xe cơ giới bị tai nạn giao thông đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định phải sửa chữa, khắc phục và đến Đơn vị đăng kiểm để kiểm định lại. A motor vehicle which is damaged bay accident and the requirements for technical safety and environment protection are not assured, is to be repaired and brought for re- inspection at an Inspection Center |
| BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI MOT - Vietnam Register
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
No: (Số seri) |
(Trang bìa 1 và 4)
Chú thích: Phôi Giấy chứng nhận và Tem kiểm định
I. Phôi Giấy chứng nhận
1. Phát hành thống nhất; có các chi tiết chống làm giả.
2. Gồm 04 trang, vân nền màu vàng, trang 1 và 4 được in sẵn; trang 2 và 3 do các Đơn vị đăng kiểm in từ chương trình Quản lý kiểm định.
3. Kích thước trang giấy: 148mm x 105mm
4. Phần chữ:
- Dòng “Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” và số seri in màu đỏ;
- Các dòng còn lại in màu đen.
5. Nội dung (1): in số lượng lốp và cỡ lốp trên từng trục nếu cỡ lốp các trục khác nhau.
6. Nội dung (2): chỉ có trên Giấy chứng nhận khi xe có lắp thiết bị giám sát hành trình phù hợp với quy định.
7. Nội dung (3): dãy mã số của cơ quan quản lý để kiểm tra (tự động xuất hiện khi in Giấy chứng nhận).
8. Nội dung (4): Đơn vị đăng kiểm ghi chú những đặc điểm khác của phương tiện nếu có.
1. PHƯƠNG TIỆN (VEHICLE) Biển đăng ký:….... Số quản lý phương tiện…… (Registration Number)…(Vehicle Inspection No)… Loại phương tiện: (Type):……………………….. Nhãn hiệu (Mark):………………………………… Số loại (Model code) …………………………….. Số máy (Engine Number): ……………………… Số khung (Chassis Number): …………………… Năm, Nước sản xuất: …………………………… Năm hết niên hạn sử dụng (Lifetime limit to):…. Kinh doanh vận tải (Commercial Use): …….. Cải tạo (Modification): ….
2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT (SPECIFICATIONS) Công thức bánh xe (Wheel Formula):…….… Vết: ……………./………………. Kích thước bao (Overall Dimension): …. (mm) Kích thước lòng thùng hàng: …………….. (mm) Chiều dài cơ sở (Wheel Base): ……….…(mm) Trọng lượng bản thân (Tareweight): …… (kG) Trọng tải cho phép tham gia giao thông: ...(kG) Số người cho phép chở: chỗ ngồi: ……… chỗ đứng: ……... chỗ nằm: …… Trọng lượng cho phép kéo theo (Towed Weight):..(kG) Trọng lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông:……… (kG) No: (số seri) | Loại nhiên liệu: (Type of Fuel Used) ………… Số lượng lốp/cỡ lốp/trục (The number of tires/tire size/ axle) (1) Có lắp thiết bị giám sát hành trình (Equipped with tachograph)(2) Phương tiện đạt tiêu chuẩn hiện hành về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Có hiệu lực đến ngày (Valid until):
| |
Số phiếu kiểm định | ..., Ngày...tháng...năm... (INSPECTION CENTER) | |
xxxxxxxxxx(3) Ghi chú: (4)
|
(Trang nội dung 2 và 3)
II. Tem kiểm định - Phát hành thống nhất; có các chi tiết chống làm giả; có cùng số seri với Giấy chứng nhận. - Hình dạng bầu dục, kích, thước bao: 76mmx68mm. - Mặt trước của Tem: vành ngoài màu trắng, chữ đen và số seri Tem màu đỏ được in sẵn trên phôi. Các nội dung khác chữ đen do Đơn vị đăng kiểm in. - Phần trong hình bầu dục nền màu vàng, in chữ số của tháng và năm đến hạn kiểm định. Giữa số tháng và năm in biển số xe. - Nội dung (5): in biển số phương tiện được cấp Tem kiểm định. - Nội dung 6: in thời hạn hiệu lực (ngày/tháng/năm) |
MẪU PHIẾU ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP HỒ SƠ ẤN CHỈ KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | ……………, ngày ….. tháng …. năm …. |
PHIẾU ĐỀ NGHỊ
CUNG CẤP HỒ SƠ, ẤN CHỈ KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Kính gửi: ……………………………………
Đơn vị Đăng kiểm ................... đề nghị được cung cấp ấn chỉ kiểm định để sử dụng trong tháng ………. năm …………….. số lượng cụ thể như sau:
STT | Loại ấn chỉ | Số lượng | Ghi chú | |
Kế hoạch | Thực hiện | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1 | Giấy chứng nhận, Tem kiểm định |
|
|
|
2 | Phiếu lập Hồ sơ phương tiện |
|
|
|
3 | (các Hồ sơ, ấn chỉ khác) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (Ghi các nội dung cần thiết về việc cấp, nhận Ấn chỉ)
| ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM |
MẪU BÁO CÁO KIỂM KÊ ẤN CHỈ KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO KIỂM KÊ ẤN CHỈ KIỂM ĐỊNH
(Từ ngày …/…/…đến ngày …/ …/ …)
I. Kiểm kê Tem, Giấy chứng nhận ATKT& BVMT, Phiếu lập Hồ sơ phương tiện
Số TT | Danh mục | Số lượng có trong tháng | Số lượng sử dụng trong tháng | Sốlượngtồncuối tháng | ||||||||||||
Tồn cũ | Nhận mới | Tổng cộng | Số lượng sử dụng | Trong đó | Số lượng | Từ số | Đến số | |||||||||
Số lượng | Từ số | Đến số | Số lượng | Từ số | Đến số | Số lượng | Từ số | Đến số | Số lượng hỏng | Số lượng cấp | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
1 | Tem và GCN KĐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Phiếu lập HSPT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | (các Hồ sơ, ấn chỉ khác) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Thống kê chi tiết ấn chỉ hỏng
Số TT | Danh mục | Số sêri hỏng | Ghi chú |
1 | Tem và GCN kiểmđịnh |
|
|
2 | Phiếu lập HSPT |
|
|
3 | (các Hồ sơ, ấn chỉ khác) |
|
|
Nơi nhận: - Lưu. | Ngày ….. tháng ….. năm …… |
MẪU BÁO CÁO DANH SÁCH Ô TÔ HẾT/SẮP HẾT NIÊN HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. | ………., ngày …. tháng ….. năm …. |
BÁO CÁO DANH SÁCH Ô TÔ HẾT/SẮP HẾT NIÊN HẠN
(Đến hết ngày ……. tháng ……. năm …………)
Số TT | Biển ĐK/ Ngày ĐK | Nhãn hiệu/ số loại | Năm SX/ Hạn KĐ cuối | Chủ xe/ Địa chỉ | Tải trọng/ Số chỗ | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: | NGƯỜI LẬP BÁO CÁO | ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM |
Ghi chú:
- Trước ngày 31 tháng 8 hàng năm, Báo cáo danh sách ô tô sắp hết niên hạn của năm.
- Từ 01 đến 10 tháng 1 hàng năm, Báo cáo danh sách ô tô hết niên hạn của năm trước.
1 Thông tư số 60/2013/TT-BGTVT sửa đổi Điều 7 của Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có căn cứ ban hành như sau:
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi Điều 7 của Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
2 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 60/2013/TT-BGTVT sửa đổi Điều 7 của Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
- 1Thông tư 56/2012/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 60/2013/TT-BGTVT sửa đổi Điều 7 Thông tư 56/2012/TT-BGTGT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGTVT năm 2014 hợp nhất Thông tư quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 07/VBHN-BGTVT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 14/02/2014
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 247 đến số 248
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra