Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/VBHN-BTNMT | Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2024 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
2. Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn[1].
Nghị định này quy định chi tiết khoản 6 Điều 13, Điều 15, Điều 25, Điều 32 và khoản 3 Điều 48 của Luật khí tượng thủy văn, bao gồm:
1. Quan trắc khí tượng thủy văn của chủ công trình và việc cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn.
2. Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn.
3. Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.
4. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
5. Trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức quốc tế tham gia hoạt động khí tượng thủy văn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn[2]
1. Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật khí tượng thủy văn gồm:
a) Sân bay dân dụng;
b) Đập, hồ chứa nước thuộc loại quan trọng đặc biệt, loại lớn, loại vừa theo quy định của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông (sau đây gọi tắt là đập, hồ chứa);
c) Bến cảng thuộc cảng biển loại I và loại II theo danh mục cảng biển, bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải công bố.
Trường hợp cảng biển có nhiều bến cảng thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải chủ trì, tổ chức lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, cơ quan khí tượng thủy văn tại địa phương khu vực cảng biển quyết định lựa chọn, chỉ định một hoặc một số bến cảng có tính đại diện về điều kiện tự nhiên khí tượng thủy văn cho khu vực cảng biển để tổ chức quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này. Các bến cảng còn lại được quyền khai thác, chia sẻ thông tin quan trắc và có nghĩa vụ đóng góp kinh phí theo tỷ lệ bình quân để thực hiện quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này.
Bến cảng thuộc cảng quân sự thực hiện quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của Bộ Quốc phòng;
d) Cầu có khẩu độ thông thuyền từ 500 mét trở lên;
đ) Tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình có kết hợp khai thác tham quan, kinh doanh phục vụ khách trên tháp;
e) Cáp treo phục vụ hoạt động tham quan, du lịch;
g) Vườn quốc gia;
h) Tuyến đường cao tốc tại khu vực thường xuyên có thời tiết nguy hiểm được xác định theo phân vùng rủi ro thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố và được cập nhật định kỳ 3 năm một lần;
i) Cảng thủy nội địa tổng hợp loại I trở lên;
k) Công trình mang tính chất đặc thù gồm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn thuộc các cụm Dịch vụ Kinh tế - Kỹ thuật (DK1), sân bay quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Chủ sở hữu đối với đập, hồ chứa, tổ chức quản lý trực tiếp vườn quốc gia, công trình mang tính chất đặc thù phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác đối với sân bay, bến cảng, cầu, tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình, cáp treo, tuyến đường cao tốc, cảng thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để tổ chức thực hiện quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này.
3. Sau 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp cần thiết Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, trình Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung loại công trình phải quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này.
Điều 4. Nội dung, chế độ và vị trí quan trắc khí tượng thủy văn[3]
1. Chủ sở hữu, tổ chức quản lý trực tiếp, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này quyết định nội dung, chế độ, công nghệ quan trắc khí tượng thủy văn theo nhu cầu khai thác, sử dụng công trình nhưng phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu đối với từng loại công trình như sau:
a) Sân bay dân dụng quan trắc theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
b) Đập, hồ chứa:
Đập, hồ chứa loại quan trọng đặc biệt, loại lớn, loại vừa quan trắc theo quy định của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa.
Đập, hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa quan trắc theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa;
c) Bến cảng quan trắc hướng và tốc độ gió trên bến cảng, mực nước biển, sóng thuộc vùng nước trước bến cảng, tầm nhìn xa phía biển, tần suất 4 lần một ngày theo giờ Hà Nội vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ;
d) Cầu quan trắc hướng và tốc độ gió tại khoảng giữa cầu hoặc một phía đầu cầu, tần suất 4 lần một ngày theo giờ Hà Nội vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ;
đ) Tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình có kết hợp khai thác tham quan, kinh doanh phục vụ khách trên tháp quan trắc hướng và tốc độ gió tại vị trí 2/3 chiều cao tháp tính từ chân tháp, tần suất 3 lần một ngày theo giờ Hà Nội vào 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ;
e) Cáp treo phục vụ hoạt động tham quan, du lịch quan trắc hướng và tốc độ gió tại điểm cao nhất của tuyến cáp, tần suất từng giờ trong thời gian vận hành;
g) Vườn quốc gia quan trắc lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí, hướng và tốc độ gió, tần suất 4 lần một ngày theo giờ Hà Nội vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ; bố trí các trạm quan trắc phải bảo đảm khoảng cách từ điểm bất kỳ của vườn đến trạm gần nhất không quá 15 km;
h) Tuyến đường cao tốc quan trắc theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống giám sát điều hành giao thông trên đường cao tốc và thực hiện cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp tuyến đường cao tốc đã lắp đặt hệ thống thông tin thời tiết theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống giám sát điều hành giao thông trên đường cao tốc thì chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác tuyến đường cao tốc được sử dụng hệ thống thông tin thời tiết sẵn có để tổ chức quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại Nghị định này;
i) Cảng thủy nội địa tổng hợp loại I trở lên quan trắc tầm nhìn xa, mực nước, hướng và tốc độ gió, tần suất 4 lần một ngày theo giờ Hà Nội vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ;
k) Công trình mang tính chất đặc thù gồm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn thuộc các cụm Dịch vụ Kinh tế - Kỹ thuật (DK1) và sân bay quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh quan trắc theo quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình, yêu cầu kỹ thuật quan trắc và nhu cầu sử dụng thông tin, dữ liệu, chủ sở hữu, tổ chức quản lý trực tiếp, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này quyết định vị trí đặt công trình khí tượng thủy văn hoặc phương tiện đo khí tượng thủy văn phù hợp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về lựa chọn vùng đại diện điều kiện tự nhiên, nội dung, phương pháp, mật độ quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng tại khu vực cảng biển Việt Nam và các công trình quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g và điểm i khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
Điều 5. Cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn[4]
Việc cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn quy định tại khoản 5 Điều 13 của Luật Khí tượng thủy văn được thực hiện như sau:
1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn của trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia về hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
2. Chủ sở hữu, tổ chức quản lý trực tiếp, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn như sau:
a) Sân bay dân dụng cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn về hướng, tốc độ gió bao gồm cả gió giật, tầm nhìn xa, hiện tượng thời tiết, mây, nhiệt độ, nhiệt độ điểm sương, khí áp và các dữ liệu quan trắc bổ sung 30 phút/lần (nếu có), liên tục trong 24 giờ tại các sân bay hoạt động 24 giờ/24 giờ, từ 05 giờ ngày hôm trước đến 18 giờ ngày hôm sau theo giờ Hà Nội tại các sân bay không hoạt động 24 giờ/24 giờ;
b) Đập, hồ chứa:
Trong thời gian không quá 30 phút kể từ thời điểm kết thúc quan trắc, cung cấp toàn bộ thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn về Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý tài nguyên môi trường cấp tỉnh nơi có đập, hồ chứa, vùng hạ du đập.
Đập, hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa thực hiện theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa;
c) Công trình mang tính chất đặc thù gồm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn thuộc các cụm Dịch vụ Kinh tế - Kỹ thuật (DK1) và sân bay quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc theo quy định của Bộ Quốc phòng;
d) Công trình khác sau khi kết thúc quan trắc không quá 30 phút cung cấp toàn bộ thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn về Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh nơi có công trình.
3. Chủ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này định kỳ trước ngày 31 tháng 3 hằng năm cung cấp một lần toàn bộ thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn của năm trước về Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh nơi có công trình.
4. Việc cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn thực hiện theo quy định về chuẩn dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và bằng một hoặc nhiều phương thức sau:
a) Văn bản, vật mang tin;
b) Phương tiện thông tin chuyên dùng;
c) Mạng internet;
d) Mạng thông tin công cộng;
đ) Thông tin trực tiếp qua điện thoại;
e) Phương thức khác theo thống nhất giữa bên cung cấp và bên thu nhận thông tin, dữ liệu.
5. Chủ sở hữu, tổ chức quản lý trực tiếp, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng khác có trách nhiệm phối hợp, thống nhất với Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh nơi có công trình để cung cấp kịp thời, liên tục thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn.
6. Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp và công khai trên trang thông tin điện tử các thông tin về địa chỉ, phương thức, tần số, cổng thông tin điện tử hoặc phương tiện liên lạc khác để thu nhận thông tin, dữ liệu từ chủ sở hữu, tổ chức quản lý trực tiếp, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này và chủ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng khác.
Mục 2. HÀNH LANG KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 6. Loại công trình khí tượng thủy văn
1. Vườn quan trắc khí tượng bề mặt.
2. Tháp (cột) quan trắc khí tượng tự động.
3. Vườn quan trắc khí tượng trên cao.
4. Tháp lắp đặt ra đa thời tiết.
5. Tháp lắp đặt thiết bị thu phát số liệu vệ tinh.
6. Công trình đo lưu lượng nước sông.
7. Công trình đo mực nước sông, hồ, biển.
8. Công trình đo mưa.
9. Công trình truyền phát thông tin khí tượng thủy văn.
10. Công trình khí tượng thủy văn phục vụ các mục đích chuyên dùng khác.
Điều 7. Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn
1. Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được quy định ở mức tối thiểu, trong điều kiện cho phép có thể mở rộng để nâng cao tính đại diện của khu vực quan trắc.
2. Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được quy định cho từng loại công trình như sau:
a) Vườn quan trắc khí tượng bề mặt: Khoảng cách 100 mét tính từ hàng rào của vườn ra các phía;
b) Vườn quan trắc khí tượng trên cao: Khoảng cách 50 mét tính từ hàng rào của vườn ra các phía;
c) Tháp (cột) quan trắc khí tượng tự động: Bán kính 10 mét tính từ chân tháp (cột);
d) Tháp lắp đặt ra đa thời tiết: Khoảng cách bằng 20 lần chiều cao của tháp tính từ chân tháp ra các phía;
đ) Tháp lắp đặt thiết bị thu phát số liệu vệ tinh: Khoảng cách bằng chiều cao của tháp ra các phía;
e) Công trình đo lưu lượng nước sông:
Đoạn sông có chiều dài bằng 500 mét về mỗi phía thượng lưu và hạ lưu tuyến đo lưu lượng.
Khoảng cách 10 mét về mỗi phía của công trình cáp treo thuyền, cầu treo, nôi treo, cáp tuần hoàn;
g) Công trình đo mực nước sông, hồ, biển:
Đoạn sông có chiều dài 30 mét về mỗi phía thượng lưu và hạ lưu tuyến đo.
Khoảng cách 30 mét tính từ công trình ra vùng nước trước công trình đối với trường hợp đo mực nước hồ, biển.
Khoảng cách 10 mét về 2 phía đối với tuyến bậc, cọc, thủy chí;
h) Công trình đo mưa: Khoảng cách 10 mét tính từ chân công trình ra các phía. Trường hợp phương tiện đo mưa được lắp đặt vào vật kiến trúc có sẵn thì phải thông thoáng, đảm bảo độ chính xác của phép đo;
i) Công trình truyền phát thông tin khí tượng thủy văn: Khoảng cách bằng chiều cao công trình tính từ chân công trình ra các phía.
3. Công trình khí tượng thủy văn trong đô thị thì các mức quy định về hành lang kỹ thuật tại khoản 2 Điều này có thể giảm cho phù hợp với thực tế nhưng không được thấp hơn một nửa (1/2).
4. Công trình khí tượng thủy văn có chiều cao lớn hơn 50 mét, công trình trong khu vực quân sự phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5[5]. Cơ quan, tổ chức, cá nhân căn cứ nhu cầu, mục đích riêng và điều kiện thực tế tự quyết định hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc quyền quản lý.
Điều 8. Bảo vệ hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn
1[6]. Bảo vệ hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia
a) Xây dựng, phê duyệt phương án cắm mốc giới và công khai mốc giới hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn
Việc xây dựng, phê duyệt phương án cắm mốc giới và công khai mốc giới hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Kinh phí xây dựng, phê duyệt, thực hiện phương án cắm mốc giới, công khai mốc giới hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn do cơ quan quản lý công trình lập dự toán hằng năm và được phân bổ từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trong phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật Khí tượng thủy văn; riêng vườn quan trắc khí tượng bề mặt và tháp lắp đặt ra đa thời tiết được quy định chi tiết thêm như sau:
Trong phạm vi 50 mét đến 100 mét tính từ hàng rào vườn quan trắc khí tượng bề mặt ra các phía được trồng cây hoặc xây dựng công trình nhưng độ cao phải bảo đảm góc giữa đường nối điểm gần nhất từ chân hàng rào vườn tới điểm cao nhất của cây hoặc công trình và bề mặt vườn không vượt quá 100 (mười độ).
Trong phạm vi hành lang kỹ thuật của tháp lắp đặt ra đa thời tiết được trồng cây hoặc xây dựng công trình có độ cao không vượt quá độ cao của tháp.
2. Bảo vệ hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của pháp luật có liên quan xác định ranh giới và bảo vệ hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn thuộc quyền quản lý.
Điều 9. Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức
1. Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự.
2[7]. Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.
3[8]. Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Điều 10. Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân
1. Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
2. Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
1. Có các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.
2. Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
3. Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp.
Điều 12. Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Việc cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải bảo đảm đúng thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật khí tượng thủy văn.
Đối với hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng bảo đảm hoạt động bay, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng. Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp tình hình cấp giấy phép và hoạt động của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng bảo đảm hoạt động bay, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định này.
3. Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia, nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy mà không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc sử dụng trong hoạt động dịch vụ khí tượng thủy văn thì không phải xin cấp giấy phép.
Điều 13. Nội dung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn[9]
Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Điều 14. Thời hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy
1. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp có thời hạn tối đa là 05 năm.
2. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được xem xét gia hạn khi tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này và trong thời gian hoạt động theo giấy phép đã được cấp không vi phạm pháp luật, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
1. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo đối với tổ chức:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Mẫu số 2 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b)[10] Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Quyết định thành lập tổ chức (không áp dụng đối với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh);
c)[11] Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của đội ngũ nhân viên;
d)[12] Bản khai cơ sở vật chất, kỹ thuật; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo theo Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
đ) Bản khai kinh nghiệm công tác của nhân viên tham gia dự báo, cảnh báo, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý nhân sự nơi đã từng làm việc.
2. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo đối với cá nhân:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Mẫu số 2 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b)[13] Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành phù hợp với nội dung xin cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo;
c)[14] Bản khai cơ sở vật chất, kỹ thuật; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo theo Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
d) Bản khai kinh nghiệm công tác, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý nhân sự nơi đã từng làm việc.
3. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép đối với tổ chức, cá nhân:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn giấy phép theo Mẫu số 2 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn kể từ khi được cấp giấy phép hoặc được sửa đổi, bổ sung giấy phép theo Mẫu số 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
c)[15] (được bãi bỏ)
Điều 16. Thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn[16]
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
a) Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép quy định tại Điều 15 của Nghị định này đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép quy định tại Điều 15 của Nghị định này đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường).
Điều 17. Trình tự, thời gian cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn[17]
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
2. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc.
Trường hợp không đủ điều kiện cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thì cơ quan thẩm định hồ sơ trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do.
3. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại Điều 17 của Nghị định này.
4. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại Điều 17 của Nghị định này.
Điều 18. Cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại trong các trường hợp bị mất; bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được, tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
2[18]. Thủ tục cấp lại giấy phép
a) Đối với giấy phép do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lại Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đơn đề nghị theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thủ tục tương tự trường hợp cấp giấy phép lần đầu;
b) Đối với giấy phép do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp lại.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đơn đề nghị theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) theo thủ tục tương tự trường hợp cấp giấy phép lần đầu.
3[19]. Trình tự, thời gian cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, thẩm định, thẩm tra, cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện trong thời hạn 05 ngày làm việc; trường hợp không đủ điều kiện cấp lại giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do;
b) Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 19. Thu hồi và trả lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
a) Nội dung kê khai đề nghị cấp giấy phép là giả mạo;
b) Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị Tòa án tuyên bố phá sản;
c) Cá nhân là chủ giấy phép bị chết, mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Giấy phép được cấp nhưng không tổ chức hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong thời gian 12 tháng liên tục;
đ) Chủ giấy phép vẫn tiếp tục hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép;
e) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
g) Tự ý chuyển nhượng giấy phép;
h) Chủ giấy phép lợi dụng giấy phép thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trả lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong trường hợp chủ giấy phép không tổ chức hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và có văn bản thông báo lý do trả lại giấy phép.
1. Vi phạm nội dung quy định của giấy phép.
2. Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thường xuyên không đủ độ tin cậy.
3. Không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật khí tượng thủy văn.
Điều 21. Chấm dứt hiệu lực của giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
2. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền và nghĩa vụ liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
Mục 4. KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN, DỮ LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 22. Nguyên tắc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn
1. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp xác nhận và chịu trách nhiệm về nguồn gốc của thông tin, dữ liệu.
2. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được sử dụng phục vụ thiết kế công trình, chương trình, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải được cập nhật đến năm gần nhất.
3. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải được sử dụng đúng mục đích.
4. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được khai thác, sử dụng không phải trả phí thì không được sử dụng vào mục đích lợi nhuận.
Điều 23. Trường hợp khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không phải trả phí
1. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 5 Điều 32 của Luật khí tượng thủy văn.
2. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 5 Điều 32 của Luật khí tượng thủy văn thực hiện như sau:
a) Phục vụ hoạt động của cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương;
b) Phục vụ hoạt động điều tra, xét xử, xử lý tranh chấp theo yêu cầu của cơ quan điều tra, xét xử;
c) Phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 24. Thẩm quyền cung cấp, xác nhận nguồn gốc của thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn[20]
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp, xác nhận nguồn gốc của thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn gồm:
1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn.
2. Tổ chức sự nghiệp công lập về khí tượng thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ quản lý trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sở hữu thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đã được cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm tra, đánh giá chất lượng theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không phải trả phí
Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không phải trả phí được thực hiện qua hệ thống thông tin công cộng, bao gồm:
1. Điện thoại, máy fax.
2. Hệ thống phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.
3. Mạng internet.
4. Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam.
5. Dịch vụ bưu chính trên mạng bưu chính công cộng, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh.
Điều 26. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải trả phí
1. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu phải trả phí giữa cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Nghị định này và bên khai thác, sử dụng thực hiện theo quy định của Luật khí tượng thủy văn và pháp luật về phí, lệ phí.
2. Hình thức khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu quy định như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho cơ quan, tổ chức quản lý dữ liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Nghị định này;
b) Khi nhận được phiếu hoặc văn bản yêu cầu hợp lệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý thông tin, dữ liệu thực hiện việc cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn và thu phí theo quy định của pháp luật;
c) Thời hạn cung cấp thông tin, dữ liệu do các bên thỏa thuận. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 27. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo thỏa thuận
Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu với cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thông tin, dữ liệu không thuộc quy định tại Điều 26 của Nghị định này thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa bên cung cấp và bên khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về dân sự.
Điều 28. Phí và quản lý, sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn
1. Bộ Tài chính quy định mức phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
2. Việc quản lý, sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, chủ chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc của thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định, thẩm tra, đánh giá chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn có trách nhiệm thẩm định, thẩm tra nguồn gốc và việc sử dụng thông tin, dữ liệu theo nguyên tắc quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
Điều 30. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia
1. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu về khí tượng thủy văn nộp phiếu hoặc văn bản yêu cầu theo Mẫu số 4
Phụ lục kèm theo Nghị định này cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
Việc nộp phiếu hoặc văn bản yêu cầu cung cấp dữ liệu được thực hiện theo hình thức nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia hoặc gửi qua đường công văn, fax, bưu điện.
Việc gửi yêu cầu qua đường công văn, fax, bưu điện được thực hiện trong trường hợp bên yêu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn là cơ quan nhà nước;
b)[21] Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia tiếp nhận, kiểm tra phiếu hoặc văn bản, thông báo mức phí và thời gian thực hiện việc cung cấp thông tin, dữ liệu đối với trường hợp phải trả phí.
Trường hợp từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do;
c) Sau khi cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện xong việc nộp phí, trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, dữ liệu theo yêu cầu.
3. Việc khai thác, sử dụng dữ liệu bằng hình thức hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia và cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu.
1. Việc trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu không trái với quy định của pháp luật.
2. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trao đổi với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thuộc loại thông tin, dữ liệu được quy định tại Điều 32 của Nghị định này.
3. Các bên tham gia trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu phải có tên, địa chỉ rõ ràng, có đủ tư cách pháp nhân đối với tổ chức, giấy tờ Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân[22] đối với cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự.
4. Hình thức, trình tự, thủ tục, chế độ báo cáo về việc trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, kết quả giám sát biến đổi khí hậu thu được từ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia và mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.
2. Tin dự báo, cảnh báo và thông báo tình hình khí tượng thủy văn.
3. Thông tin, dữ liệu về thiên tai khí tượng thủy văn, tác hại của thiên tai khí tượng thủy văn đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai công bố.
4. Thông tin về khí hậu Việt Nam; kết quả đánh giá khí hậu quốc gia của Việt Nam.
5. Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam.
6. Thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính và các hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính đã công bố.
7. Thông tin, dữ liệu quan trắc về ô - dôn, bảo vệ tầng ô - dôn và quản lý chất làm suy giảm tầng ô - dôn.
8. Kết quả nghiên cứu khoa học về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
9. Thông tin, dữ liệu khác liên quan đến khí tượng thủy văn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.
1. Văn bản, ký hiệu.
2. Thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin điện tử khác.
3. Bản sao trên vật mang tin.
Điều 34. Trình tự, thủ tục, chế độ báo cáo trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài[23]
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải nộp 01 bộ hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường để xin phép bao gồm các thông tin sau đây:
a) Tên, địa chỉ kèm theo bản sao có chứng thực hoặc bản sao chứng thực điện tử từ bản chính hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân đối với cơ quan, tổ chức, Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân đối với cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật về dân sự;
b) Mục đích trao đổi thông tin, dữ liệu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Loại, số lượng thông tin, dữ liệu cụ thể được trao đổi với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
d) Tên, địa chỉ của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được trao đổi thông tin, dữ liệu;
đ) Thời gian trao đổi thông tin, dữ liệu;
e) Hình thức trao đổi thông tin, dữ liệu;
g) Thời hạn trao đổi thông tin, dữ liệu.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định
3. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến nhất trí bằng văn bản theo Mẫu số 07 Phụ lục kèm theo Nghị định này trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc. Văn bản nhất trí được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Trường hợp không nhất trí, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi kết thúc hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi báo cáo theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này về Bộ Tài nguyên và Môi trường; trường hợp thời gian trao đổi thông tin, dữ liệu trên 01 năm, định kỳ hằng năm trước ngày 15 tháng 01 phải gửi báo cáo về hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu của năm trước.
5. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được trao đổi thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp
Việc bảo vệ hành lang kỹ thuật của công trình khí tượng thủy văn có trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 được thực hiện như sau:
1. Chủ quản lý công trình khí tượng thủy văn phải lập hồ sơ ranh giới và công khai hành lang kỹ thuật theo quy định tại Nghị định này.
2. Công trình khí tượng thủy văn không bảo đảm hành lang kỹ thuật theo quy định tại Nghị định này phải được từng bước xử lý, khắc phục theo nguyên tắc vừa bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật quan trắc khí tượng thủy văn vừa phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.
3. Việc xử lý những vi phạm có liên quan đến công trình khí tượng thủy văn quan trọng thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, gặp nhiều khó khăn, phức tạp thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có công trình khí tượng thủy văn bị vi phạm hành lang kỹ thuật xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
1. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh mục công trình và chủ công trình phải tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn quy định tại Điều 3 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và hằng năm cập nhật, bổ sung danh mục công trình và chủ công trình gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, chủ công trình quy định tại Điều 3 của Nghị định này phải tổ chức quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn[25] | |
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng hủy văn | |
Báo cáo kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn | |
Mẫu phiếu/văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng hủy văn |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……………, ngày ………. tháng ……… năm ……….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
(Đề nghị: cấp lần đầu/cấp lại/sửa đổi/bổ sung/gia hạn)
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh....
1. Tên tổ chức/cá nhân:
2. Người đại diện trước pháp luật (không áp dụng đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép):
3. Số, ký hiệu của Quyết định thành lập/Mã số doanh nghiệp của Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh, ngày cấp, nới cấp[26]”
4. Địa chỉ chính tại:
5. Số điện thoại: Fax: E-mail:
Căn cứ Nghị định số /2016/NĐ-CP ngày tháng năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn với các nội dung sau đây: ………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
(Ghi rõ loại hoạt động dự báo, cảnh báo mà tổ chức/cá nhân xin cấp giấy phép hoạt động)
6. Các giấy tờ kê khai kèm theo.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung đã kê khai.
| Người đứng đầu tổ chức/cá nhân xin phép |
Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC | …………, ngày …… tháng …… năm ……. |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Năm …………/ từ năm .... đến năm....
1. Tên tổ chức, cá nhân:
2. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn số:
3. Các hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã thực hiện:
TT | Tên các hoạt động | Chủ đầu tư | Giá trị đã thực hiện | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung báo cáo này./.
| Người đứng đầu tổ chức/cá nhân xin phép |
MẪU PHIẾU/VĂN BẢN YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN, DỮ LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………….., ngày ….. tháng …. năm ....
Kính gửi: …………………………………………………….
1. Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu:……………
Số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân, ngày cấp, nơi cấp (đối với cá nhân)[27]...................................................................................................
2. Địa chỉ:…………………………………………………………………...................
3. Số điện thoại, fax, E-mail: ………………………………………………………....
4. Danh mục và nội dung thông tin, dữ liệu cần cung cấp: ………………………......
…………………………………………………………………………………………
5. Mục đích sử dụng thông tin, dữ liệu: ……………………………………................
…………………………………………………………………………………………
6. Hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả (xem, đọc tại chỗ; sao chụp; nhận trực tiếp tại cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia hoặc gửi qua đường bưu điện...):
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
7. Cam kết sử dụng thông tin, dữ liệu: ………………..................................................
…………………………………………………………………………………………………
NGƯỜI YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN, DỮ LIỆU*
____________________
* Trường hợp là cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu thì thủ trưởng cơ quan phải ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; là cá nhân phải ký, ghi rõ họ tên.
(Kèm theo Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ)
Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn | |
Bản khai cơ sở vật chất, kỹ thuật; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo | |
Công văn về việc trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài | |
Báo cáo kết quả trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài |
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số.............. NĂM........ | Không cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng; Chỉ hoạt động theo nội dung giấy phép được cấp |
(trang 1) | (trang 2) |
NỘI DUNG GIẤY PHÉP 1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép:.... 2. Phạm vi hoạt động dự báo, cảnh báo:.... 3. Loại hoạt động dự báo, cảnh báo được cấp phép:... 4. Đối tượng cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo:... 5. Thời hạn của giấy phép:... Hà Nội, ngày tháng năm BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
| Gia hạn/bổ sung lần thứ nhất:......... Hà Nội, ngày tháng năm BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Gia hạn/bổ sung lần thứ hai:............ Hà Nội, ngày tháng năm BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH |
(trang 3) | (trang 4) |
Giấy phép được in trên giấy có hoa văn, ở giữa là hình Quốc huy, cỡ giấy A4 gập.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Kèm theo đơn đề nghị cấp lần đầu/cấp lại/sửa đổi/bổ sung/gia hạn của tổ chức/cá nhân)
1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật (Trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn):
TT | Tên, mã hiệu của thiết bị, công nghệ | Cấu hình | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
2. Thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo
3. Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
TT | Tên quy trình * | Số, ký hiệu văn bản | Ngày, tháng văn bản | Người ký văn bản | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
* Kèm theo bản sao văn bản quy trình
4. Quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo
TT | Tên quy trình *** | Số, ký hiệu văn bản | Ngày, tháng văn bản | Người ký văn bản | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
*** Kèm theo bản sao văn bản quy trình
Cam kết xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung đã kê khai này của tổ chức/cá nhân./.
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/CÁ NHÂN XIN PHÉP
(Chức vụ, ký, họ tên, đóng dấu của tổ chức)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BTNMT-TCKTTV | Hà Nội, ngày....... tháng..... năm........ |
Kính gửi:............................(1)
Ngày...... tháng...... năm......, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận đơn xin phép trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài của .....................................(1)
Căn cứ các quy định của Nghị định số.......................... ngày... tháng... năm... của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn; sau khi xem xét, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến trả lời như sau:
Nhất trí với đơn xin phép trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài của....................... (1) có trụ sở chính tại .............................; địa chỉ giao dịch tại................ với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tên tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép trao đổi thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn:....................................................................................................
2. Loại, số lượng thông tin khí tượng thủy văn được phép trao đổi, bao gồm: ..................................................................................................................................
3. Mục đích trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn:..............................................
4. Thời gian được phép trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn: ...........................
5. Hình thức trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn:.............................................
6. Thời hạn trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn: .............................................
7. Nội dung khác (nếu có):... ............................................................................................
Đề nghị............................... (1) thực hiện đúng các nội dung đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý nêu trên, đồng thời có trách nhiệm gửi báo cáo về hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn này về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định tại Điều.................... Nghị định số......................... ngày......... tháng....... năm............ của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn.
Trân trọng gửi ......................................................................... .............. (1) để biết và thực hiện./.
| BỘ TRƯỞNG |
(1): Tên tổ chức, cá nhân xin phép được trao đổi thông tin, dữ liệu với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÉP TRAO ĐỔI THÔNG TIN, DỮ LIỆU KTTV VỚI TỔ CHỨC QUỐC TẾ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......../BC.......... | ........, ngày... tháng... năm....... |
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tổ chức, cá nhân được phép trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài:................................................ (1)
2. Địa chỉ:................................... Điện thoại:...................... Fax:....................................
3. Người đại diện theo pháp luật:
- Họ và tên:.......................................................................................................................
- Năm sinh:.......................................................................................................................
- Trình độ chuyên môn:....................................................................................................
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN, DỮ LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VỚI TỔ CHỨC QUỐC TẾ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TỪ NGÀY... THÁNG... NĂM... ĐẾN NGÀY... THÁNG... NĂM...
1. Tên tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện trao đổi thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn:.....................................................................................................
2. Loại, số lượng thông tin khí tượng thủy văn đã thực hiện trao đổi, bao gồm: .............
3. Tần suất, thời gian thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn: ..............
4. Hình thức thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn:.............................
5. Đánh giá hiệu quả hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn: ..............
6. Nội dung khác (nếu có):................................................................................................
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
(1) Tên tổ chức, cá nhân xin phép được trao đổi thông tin, dữ liệu với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
[1] 1. Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn.”
2. Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.”
[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[4] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[5] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[6] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[8] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[9] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[10] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[11] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[12] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[13] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[14] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[15] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[16] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[17] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[18] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[19] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[20] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[21] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[22] Cụm từ “chứng minh nhân thân” được thay thế bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” theo quy định tại khoản 8 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[23] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020 và khoản 9 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[24] 1. Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020 quy định như sau: “Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp
1. Thay cụm từ Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu quy định tại Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn là Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Thời hạn phải tổ chức quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của các chủ công trình quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này đang khai thác, sử dụng mà chưa quan trắc khí tượng thủy văn được thực hiện như sau:
a) Công trình đập, hồ chứa loại vừa có cửa van điều tiết lũ chậm nhất sau 01 năm và công trình đập, hồ chứa loại vừa có tràn tự do phải tổ chức quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Công trình bến cảng; cầu có khẩu độ thông thuyền từ 500 mét trở lên không qua vùng cửa sông ven biển, eo biển, vịnh hoặc các đảo vùng nội thủy; tuyến đường cao tốc; cảng thủy nội địa tổng hợp loại I trở lên; công trình mang tính chất đặc thù gồm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn thuộc các cụm Dịch vụ Kinh tế - Kỹ thuật (DK1) và sân bay quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh phải tổ chức quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, lập danh mục công trình và chủ công trình phải tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này thuộc phạm vi quản lý; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và trước ngày 15 tháng 12 hằng năm cập nhật, bổ sung danh mục công trình và chủ công trình gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2020. Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”
2. Điều 12 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023, quy định như sau:
“Điều 12. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Quy định chuyển tiếp
Các yêu cầu điều kiện đầu tư kinh doanh, hồ sơ đã được tiếp nhận đầy đủ, hợp lệ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì xử lý theo quy định của các Nghị định hiện hành tại thời điểm tiếp nhận.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”
[25] Mẫu này bị thay thế bởi mẫu số 05 theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
[26] Cụm từ “Quyết định thành lập/giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh” được thay thế bởi cụm từ “Quyết định thành lập/Mã số doanh nghiệp của Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh, ngày cấp, nới cấp” theo quy định tại khoản 10 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[27] Cụm từ “Số CMTND, ngày cấp, nơi cấp (đối với cá nhân)” được thay thế bởi cụm từ “Số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân, ngày cấp, nơi cấp (đối với cá nhân)” theo quy định tại khoản 11 Điều 8 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 5 năm 2023.
[28] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 48/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BTNMT năm 2024 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Khí tượng thủy văn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 05/VBHN-BTNMT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 30/01/2024
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Nguyễn Thị Phương Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra