- 1Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 49/2014/TT-NHNN sửa đổi Chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông tư 22/2017/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- 4Thông tư 27/2021/TT-NHNN sửa đổi Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/VBHN-NHNN | Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 07 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2015.
2. Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2018.
3. Thông tư số 27/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2022.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004
Căn cứ Luật Kế toán năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Được sự chấp thuận của Bộ Tài chính tại văn bản số 1547/BTC-CĐKT ngày 29/01/2007,
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính2,QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng”.
Điều 2.5, Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1.Báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán và các quy định của pháp luật liên quan để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của tổ chức tín dụng. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính9, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Chế độ báo cáo tài chính này cũng quy định về việc lập và gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán đối với các tổ chức tín dụng.
3. Các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của TCTD (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chế độ này.
4.Điều 2. Giải thích từ ngữTrong Chế độ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD).
2. Đơn vị TCTD: Là các đơn vị trực thuộc TCTD, bao gồm: Trụ sở chính/Trụ sở (sau đây gọi chung là Trụ sở chính), Sở giao dịch trong thời gian chưa chuyển đổi thành chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc.
3. Công ty mẹ: Là TCTD có một hay nhiều công ty con.
4. Công ty con: Là công ty thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 30 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng.
5. Công ty liên kết của TCTD: Là công ty theo quy định tại Khoản 29 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng.
6. Tập đoàn TCTD bao gồm công ty mẹ là TCTD và (các) công ty con.
7. Báo cáo tài chính của TCTD: Là báo cáo tài chính được TCTD lập trên cơ sở tổng hợp số liệu trong toàn hệ thống TCTD (bao gồm: Trụ sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc) để phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của TCTD.
8. Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của TCTD và báo cáo tài chính của (các) công ty con để phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của tập đoàn TCTD.
9. Báo cáo tài chính tổng hợp: Là báo cáo tài chính được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu của các đơn vị kế toán trong cùng loại hình/cùng nhóm TCTD hoạt động và hạch toán độc lập với nhau để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính tổng hợp của tất cả các đơn vị thành viên trong cùng một loại hình/một nhóm TCTD đó.
10. Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét: Là báo cáo tài chính giữa niên độ của TCTD, báo cáo tài chính giữa niên độ hợp nhất/báo cáo tài chính giữa niên độ tổng hợp được TCTD lập vào quý II của năm tài chính và được soát xét bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận.
11. Báo cáo điện tử: Là báo cáo thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu điện tử được truyền qua mạng máy tính. Báo cáo điện tử phải có đầy đủ chữ ký điện tử của người đại diện theo pháp luật của TCTD và theo đúng ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc file theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính và đồng tiền sử dụng để lập Báo cáo tài chính1. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày báo cáo tài chính bao gồm: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh và các quy định bổ sung tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự và các quy định của pháp luật liên quan.
2. Đồng tiền sử dụng để lập Báo cáo tài chính khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam
TCTD sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra đồng Việt Nam khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam.
3. Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
a) Khi thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán, kế toán thực hiện chuyển đổi số dư số kế toán sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo nguyên tắc sau:
(i) Đối với TCTD được cấp phép kinh doanh ngoại hối: sử dụng tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản TCTD tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
(ii) Đối với TCTD không được cấp phép kinh doanh ngoại hối: sử dụng tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản của Ngân hàng thương mại mà tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch nhiều nhất trong kỳ kế toán tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
b) Tỷ giá áp dụng đối với thông tin so sánh trên Báo cáo tình hình tài chính14 và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Khi trình bày thông tin kỳ so sánh (cột “năm trước” trên Báo cáo tình hình tài chính16, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; cột “đầu năm” trên Báo cáo tình hình tài chínhc) Khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, TCTD phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính lý do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
“Điều 3a. Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam1. Đối với TCTD được cấp phép kinh doanh ngoại hối:
a) Tài sản và nợ phải trả được quy đổi ra đồng Việt Nam:
Tài sản và nợ phải trả được quy đổi ra đồng Việt Nam là tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản giao ngay tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ lập báo cáo tài chính nếu tỷ giá này chênh lệch nhỏ hơn 1% so với tỷ giá bình quân gia quyền mua và bán của ngày làm việc cuối cùng của kỳ lập báo cáo tài chính.
Trường hợp tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản giao ngay tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ lập báo cáo tài chính chênh lệch so với tỷ giá bình quân gia quyền mua và bán của ngày làm việc cuối cùng của kỳ lập báo cáo tài chính lớn hơn hoặc bằng 1% thì TCTD sử dụng tỷ giá bình quân gia quyền mua và bán của ngày làm việc cuối cùng của kỳ lập báo cáo tài chính để chuyển đổi.
Tỷ giá bình quân gia quyền mua và bán được tính theo quy định tại điểm 8.6 Mục I- Những quy định chung, Hệ thống tài khoản kế toán đối với các tổ chức tín dụng.
b) Vốn điều lệ bằng ngoại tệ (vốn được cấp, vốn góp, vốn được tăng theo quy định của pháp luật) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản giao ngay của TCTD tại thời điểm nhận vốn góp hoặc tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản của TCTD tính theo tất cả các lần thay đổi tỷ giá tại ngày nhận vốn góp;
c) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phát sinh sau thời điểm đầu tư được quy đổi ra đồng Việt Nam bằng cách tính toán theo các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt độngd) Lợi nhuận, cổ tức đã trả được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản giao ngay của TCTD tại ngày trả lợi tức, cổ tức;
đ) Các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt độnge) Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam được ghi nhận trên chỉ tiêu "Chênh lệch tỷ giá hối đoái" thuộc khoản mục vốn chủ sở hữu của Báo cáo tình hình tài chính22.
2. Đối với TCTD không được cấp phép kinh doanh ngoại hối:
a) Tài sản và nợ phải trả được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản giao ngay tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của kỳ lập báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại mà tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch nhiều nhất trong kỳ kế toán.
b) Vốn điều lệ bằng ngoại tệ (vốn được cấp, vốn góp, vốn được tăng theo quy định của pháp luật) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản giao ngay của Ngân hàng thương mại mà tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch nhiều nhất trong kỳ kế toán tại ngày nhận vốn góp.
c) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phát sinh sau thời điểm đầu tư được quy đổi ra đồng Việt Nam bằng cách tính toán theo các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt độngd) Lợi nhuận, cổ tức đã trả được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản giao ngay của Ngân hàng thương mại mà tổ chức tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch nhiều nhất trong kỳ kế toán tại ngày trả lợi tức, cổ tức;
đ) Các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt độnge) Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam được ghi nhận trên chỉ tiêu "Chênh lệch tỷ giá hối đoái" thuộc khoản mục vốn chủ sở hữu của Báo cáo tình hình tài chính26.
3. Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính các kỳ kế toán trong năm có chính sách thay đổi tỷ giá
a) Tỷ giá áp dụng đối với thông tin so sánh trên Báo cáo tình hình tài chính28 và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Khi trình bày thông tin kỳ so sánh (cột “năm trước” trên Báo cáo tình hình tài chính30, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; cột “đầu năm” trên Bảng cân đối kế toán giữa niên độ), TCTD áp dụng tỷ giá tương ứng của kỳ so sánh.
b) TCTD phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc thay đổi chính sách tỷ giá.
Điều 4. Mục đích của Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một TCTD, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCTD, cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một TCTD về:
2. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
3. Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;
4. Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
6. Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;
7. Các luồng tiền.
Điều 5. Kỳ lập báo cáo tài chính
1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm
Các TCTD phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo quy định hiện hành của pháp luật. Trường hợp đặc biệt, TCTD được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.
2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
3. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác
a) Các TCTD có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
b) Các TCTD bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
Điều 6. Đơn vị lập báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm
a) TCTD lập các mẫu báo cáo tài chính để phản ánh các thông tin kinh tế - tài chính của pháp nhân TCTD theo mẫu quy định tại Mục 1 - Báo cáo tài chính - Chương II. Chế độ này.
2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
a) TCTD lập các mẫu báo cáo tài chính theo các quy định tại Mục 4 - Báo cáo tài chính giữa niên độ, Chương II, Chế độ này.
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chỉ định làm đầu mối có trách nhiệm tổng hợp số liệu các chi nhánh, lập báo cáo tài chính tổng hợp theo các quy định tại Mục 4 - Báo cáo tài chính giữa niên độ, Chương II, Chế độ này.
c) Trường hợp TCTD có một hay nhiều công ty con: Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lập báo cáo tài chính quy định tại điểm a, khoản 2, Điều này còn phải thực hiện lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của tập đoàn TCTD quy định tại Mục 4 - Báo cáo tài chính giữa niên độ, Chương II, Chế độ này.
Điều 7. Thời hạn nộp báo cáo tài chính1. Báo cáo tài chính năm
a) Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của TCTD chưa kiểm toán chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm hợp nhất chưa kiểm toán chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
b) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán
TCTD phải gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập (bao gồm: Báo cáo kiểm toán; thư quản lý và các tài liệu liên quan) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD.
2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp;
b) Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét
Ngoài các Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định tại điểm a Khoản này, TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn phải nộp:
- Báo cáo tài chính bán niên của TCTD đã được soát xét kèm theo toàn bộ Báo cáo soát xét Báo cáo tài chính chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính;
- Báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính bán niên tổng hợp đã được soát xét kèm theo toàn bộ Báo cáo soát xét và Báo cáo tài chính bán niên của TCTD là 60 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính trong trường hợp TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn phải lập Báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính bán niên tổng hợp.
3. Báo cáo tài chính có kỳ lập khác
Trường hợp TCTD phải lập báo cáo tài chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Chế độ này thì TCTD phải nộp báo cáo tài chính theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước theo từng trường hợp.
4. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
Điều 8. Nơi nhận báo cáo tài chính Loại Báo cáo tài chính Nơi nhận Báo cáo tài chính Ngân hàng Nhà nước Cơ quan tài chính Cơ quan thuế Cơ quan thống kê 1. Báo cáo tài chính giữa niên độ 2. Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét 3. Báo cáo tài chính năm a) Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán b) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán 4. Báo cáo tài chính có kỳ lập khác Điều 9. Lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán1. Bảng cân đối tài khoản kế toán là báo cáo kế toán phản ánh chi tiết tình hình tài chính và hoạt động của TCTD và/ hoặc đơn vị TCTD (Mẫu A01/TCTD). 2. Yêu cầu khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán a) Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập và chi phí từ các giao dịch giữa các đơn vị TCTD trong cùng hệ thống, TCTD cần phải gửi kèm bản thuyết minh về các khoản thu nhập và chi phí này khi lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán; b) Riêng Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng 12 (hoặc tháng cuối cùng của kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật), các TCTD và các đơn vị TCTD lập và gửi báo cáo khi chưa kết chuyển thu nhập, chi phí để xác định kết quả kinh doanh nhưng sau khi đã xử lý số dư các tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý, chênh lệch đánh giá lại tài sản cuối năm tài chính theo chế độ hiện hành; c) Trường hợp TCTD là công ty mẹ: Ngoài việc lập và gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTD, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước còn phải nộp kèm Bảng cân đối tài khoản kế toán của các công ty con; d) Bảng cân đối tài khoản kế toán được nộp về Ngân hàng Nhà nước bằng báo cáo điện tử. 3. Thời hạn lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán Định kỳ hàng tháng, các TCTD và các đơn vị TCTD phải lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán vào ngày 07 tháng kế tiếp. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó. 4. Quy trình gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán về Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy trình gửi Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán quy định tại Điều 10 Chế độ này. Điều 10. Quy trình nộp Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán1. Quy trình nộp Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán bằng báo cáo điện tử cho Ngân hàng Nhà nước a) Ngân hàng và TCTD phi ngân hàng a.1. Trụ sở chính TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đặt tại các tỉnh phía Bắc, Ngân hàng hợp tác xã (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra) phải nối mạng truyền tin với Cục Công nghệ tin học; các TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đặt tại các tỉnh phía Nam (từ thành phố Đà Nẵng trở vào) phải nối mạng truyền tin với Chi cục Công nghệ tin học tại thành phố Hồ Chí Minh để nộp các báo cáo: Bảng cân đối tài khoản kế toán của Trụ sở chính; Bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTD; Báo cáo tài chính; a.2. Trụ sở chính các TCTD không thuộc đối tượng quy định tại điểm a.1 Khoản này phải nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) để nộp các báo cáo: Bảng cân đối tài khoản kế toán của Trụ sở chính; Bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTD và Báo cáo tài chính; a.3. Sở giao dịch, Chi nhánh, đơn vị trực thuộc TCTD hạch toán phụ thuộc phải nối mạng máy tính với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) để nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán của đơn vị TCTD; b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài b.1. Chi nhánh đầu mối của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) để nộp các báo cáo: Bảng cân đối tài khoản kế toán của chi nhánh đầu mối và Báo cáo tài chính. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có chi nhánh đầu mối nhưng không phải là chi nhánh đầu mối phải nối mạng máy tính với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) để nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTD và Báo cáo tài chính. b.2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thuộc đối tượng theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Chế độ này phải nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) để nộp các báo cáo: Bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTD và Báo cáo tài chính. 2. Quy trình nộp Báo cáo tài chính bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước a) Các TCTD nộp Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán và Báo cáo tài chính giữa niên độ bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: mỗi loại 01 bản); b) Các TCTD nộp Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập; Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét (đối với TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn) và Báo cáo tài chính có kỳ lập khác (nếu có) bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: mỗi loại 02 bản, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCTD đóng trụ sở chính: mỗi loại 01 bản). 3. Việc nộp báo cáo tài chính cho Cơ quan tài chính, Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê được thực hiện theo quy định pháp luật khác có liên quan và theo hướng dẫn của các cơ quan đó. 4. Quy trình nộp báo cáo trong nội bộ TCTD do TCTD hướng dẫn. 5. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước thay đổi hệ thống mạng truyền tin làm thay đổi quy trình gửi và nhận báo cáo điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn quy trình nộp Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán bằng báo cáo điện tử phù hợp với sự thay đổi của hệ thống mạng truyền tin. 2. TCTD, đơn vị TCTD có trách nhiệm: a) Lập và gửi đầy đủ, kịp thời Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán theo đúng quy định của Chế độ này; b) Ký, đóng dấu của đơn vị báo cáo đối với Báo cáo tài chính bằng văn bản theo quy định của pháp luật; c) Thực hiện bảo mật khi xử lý truyền qua mạng máy tính Báo cáo tài chính, Bảng cân đối tài khoản kế toán bằng báo cáo điện tử được mã hóa theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về truyền, nhận thông tin, báo cáo qua mạng; d) TCTD, đơn vị TCTD nhận được tra soát Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán có sai sót của đơn vị nhận báo cáo, phải rà soát, kiểm tra lại và nếu có sai sót thì phải điều chỉnh lại ngay bằng cách hủy bỏ báo cáo có sai sót và lập báo cáo đúng để gửi lại cho đơn vị nhận báo cáo; hoặc TCTD, đơn vị TCTD tự phát hiện báo cáo của mình có sai sót phải chủ động điều chỉnh kịp thời và gửi lại cho đơn vị nhận báo cáo. Khi gửi lại báo cáo đã điều chỉnh sai sót phải gửi kèm bản giải trình sai sót cần điều chỉnh (bằng file đối với bảng cân đối tài khoản kế toán, bằng văn bản và file đối với báo cáo tài chính) cho đơn vị nhận báo cáo. 3. Chi nhánh đầu mối theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Chế độ này phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc được ủy quyền là chi nhánh đầu mối. Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương a) Là đầu mối tiếp nhận Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán bằng báo cáo điện tử theo quy định tại điểm a.2, điểm a.3 và điểm b Khoản 1 Điều 10 Chế độ này; kiểm tra tính chính xác về mặt số học của các báo cáo; khi phát hiện sai sót, phải thông báo kịp thời cho đơn vị gửi báo cáo để chỉnh sửa, gửi lại và xử lý truyền tiếp về Cục Công nghệ tin học; b) Là đầu mối tiếp nhận Báo cáo tài chính bằng văn bản theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 10 Chế độ này; c) Đôn đốc các TCTD, đơn vị TCTD theo quy định tại điểm a.2, điểm a.3, điểm b Khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 10 Chế độ này gửi đầy đủ, kịp thời Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán; d) Khai thác số liệu và thông tin trên Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán; quản lý và lưu trữ các báo cáo theo quy định pháp luật; đ) Thanh tra, giám sát việc thực hiện Chế độ này và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền. 2. Chi cục Công nghệ tin học Là đầu mối tiếp nhận Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán bằng báo cáo điện tử của các TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đặt tại các tỉnh phía Nam theo quy định tại điểm a.1 Khoản 1 Điều 10 Chế độ này; kiểm tra tính chính xác về mặt số học của các báo cáo; khi phát hiện sai sót, phải thông báo kịp thời cho đơn vị gửi báo cáo để chỉnh sửa, gửi lại và xử lý truyền tiếp về Cục Công nghệ tin học. 3. Cục Công nghệ tin học a) Là đầu mối tổ chức, tiếp nhận các Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán do các TCTD, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Công nghệ tin học truyền qua mạng truyền tin; b) Kiểm tra tính chính xác về mặt số học trên các báo cáo điện tử; khi phát hiện sai sót, phải thông báo kịp thời cho đơn vị báo cáo để chỉnh sửa, gửi lại và thông báo cho các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan; c) Tổng hợp các chỉ tiêu trên các báo cáo theo nhu cầu khai thác và sử dụng của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước; d) Hướng dẫn các TCTD, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc truyền, nhận và khai thác dữ liệu báo cáo qua mạng truyền tin theo quy định; đ) Đảm bảo truyền dẫn thông tin thông suốt, kịp thời, chính xác, an toàn và bảo mật; tổ chức lưu trữ dữ liệu các báo cáo an toàn và bảo mật. 4. Vụ Tài chính- Kế toán Chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện Chế độ này. 5. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng a) Là đầu mối tổ chức, tiếp nhận các Báo cáo tài chính bằng văn bản do các TCTD gửi; chia sẻ thông tin với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ; b) Kiểm tra tính chính xác về mặt số học trên Báo cáo tài chính bằng văn bản; khi phát hiện sai sót, phải thông báo kịp thời cho đơn vị báo cáo để chỉnh sửa, gửi lại và thông báo cho các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan; tổ chức lưu trữ dữ liệu các báo cáo an toàn và bảo mật; c) Đôn đốc các TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a.1 Khoản 1 Điều 10 Chế độ này gửi đầy đủ, kịp thời Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán; d) Thanh tra, giám sát việc thực hiện Chế độ này và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền. 6. Các Vụ, Cục và các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Căn cứ chức năng, nhiệm vụ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định đăng ký bằng văn bản với Cục Công nghệ tin học, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để khai thác các báo cáo của TCTD theo nhu cầu cụ thể và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo mật thông tin về báo cáo trong nội bộ đơn vị mình theo quy định của pháp luật. Điều 13. Kiểm toán báo cáo tài chính Việc kiểm toán báo cáo tài chính các TCTD được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 14. Công khai báo cáo tài chính1. Đối tượng công khai a) Tất cả các TCTD phải công khai báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập; b) Các TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn phải công khai báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ theo quy định của pháp luật. Các TCTD khác tự nguyện công khai báo cáo tài chính giữa niên độ được lựa chọn mẫu báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược để công khai. 2. Hình thức, nội dung và thời gian công khai báo cáo tài chính a) Hình thức công khai - Đối với báo cáo tài chính năm: Được đăng trên trang thông tin điện tử (website) hoặc tại nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh của TCTD và đăng trên 01 số báo có phạm vi phát hành trong toàn quốc; - Đối với báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài chính bán niên: Được đăng trên trang thông tin điện tử (website) hoặc tại nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh của TCTD. Khuyến khích các TCTD công khai báo cáo tài chính dưới các hình thức như phát hành ấn phẩm (báo cáo thường niên) của TCTD; và các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật hiện hành. b) Nội dung công khai TCTD phải công khai tối thiểu các nội dung sau: Báo cáo tài chính đã kiểm toán bao gồm Báo cáo tình hình tài chính40, Báo cáo kết quả kinh doanh đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ. Các TCTD là công ty mẹ phải thực hiện công khai các biểu mẫu báo cáo tài chính hợp nhất; Khuyến khích các TCTD công khai đầy đủ các biểu mẫu báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính42, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. c) Thời gian công khai - Thời gian công khai báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày đối với các TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn, và chậm nhất là 120 ngày đối với các TCTD còn lại tính từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD. - Thời gian công khai báo cáo tài chính giữa niên độ đối với các TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn thực hiện theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, và chậm nhất là 45 ngày đối với TCTD còn lại kể từ ngày kết thúc quý. d) Ngoài việc thực hiện công khai theo quy định tại điểm a, b, c Khoản này, TCTD là tổ chức phát hành, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn, TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ còn phải thực hiện công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật liên quan. 3. TCTD có trách nhiệm trả lời chất vấn khi có yêu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính (cơ quan quản lý nhà nước, cổ đông, khách hàng và các đối tượng khác) theo quy định của pháp luật. 4. Các trường hợp ảnh hưởng đến việc công khai báo cáo tài chính như hoãn công khai thông tin, không công khai một phần hoặc toàn bộ thông tin trên báo cáo tài chính, hoặc trường hợp khác phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định. 5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày công khai báo cáo tài chính theo các quy định tại Chế độ này, TCTD phải gửi bản xác nhận/Thông báo về việc đã công khai Báo cáo tài chính về Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Điều 15. Lưu trữ Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán phải được lưu trữ, bảo quản theo Chế độ lưu trữ tài liệu kế toán hiện hành. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục 1 - Báo cáo tài chính của TCTD Điều 16. Đối tượng lập báo cáo tài chínhTất cả các TCTD đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính. Điều 17. Hệ thống báo cáo tài chính đối với TCTD 1. Báo cáo tài chính của TCTD là báo cáo tài chính được lập trên cơ sở số liệu của toàn hệ thống TCTD (loại trừ các giao dịch nội bộ hệ thống TCTD), bao gồm: Trụ sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh và các đơn vị kế toán trực thuộc hạch toán phụ thuộc (nếu có) của TCTD. 2. Hệ thống báo cáo tài chính đối với các TCTD bao gồm: - Báo cáo tình hình tài chính- Báo cáo kết quả hoạt động- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 04/TCTD - Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 05/TCTD MỤC 2 - BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Điều 18. Báo cáo tài chính hợp nhất 1. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn TCTD được trình bày như báo cáo tài chính của một TCTD. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con. 2. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất đối với các TCTD bao gồm: - Báo cáo tình hình tài chính- Báo cáo kết quả hoạt động- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: Mẫu số B 04/TCTD-HN - Thuyết minh háo cáo tài chính hợp nhất: Mẫu số B 05/TCTD-HN Điều 19. Đối tượng lập báo cáo tài chính hợp nhất 1. Tất cả các TCTD có một hoặc nhiều công ty con đều phải lập báo cáo tài chính hợp nhất, ngoại trừ các trường hợp quy định tại đoạn 05 của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25. 2. Các TCTD là công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất các báo cáo tài chính của tất cả các công ty con ở trong và ngoài nước, ngoại trừ các trường hợp được loại trừ khỏi việc hợp nhất theo quy định tại đoạn 10 của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 25. Điều 20. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất 1. Báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Chế độ này. 2. Ngoài các nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều này, việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất cần tuân thủ các nguyên tắc sau: a) Các Báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng một tập đoàn được sử dụng để hợp nhất Báo cáo tài chính phải được lập cho cùng một kỳ kế toán. Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau thì các công ty con phải lập thêm một báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất cùng với kỳ kế toán của tập đoàn. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự khác biệt về ngày kết thúc kỳ kế toán không được vượt quá 3 tháng. b) Báo cáo tài chính hợp nhất phải được lập dựa trên một chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong cùng một tập đoàn. Trường hợp, chính sách kế toán áp dụng có sự khác biệt, TCTD cần thực hiện giải trình theo quy định tại khoản 2, Điều 22, Chế độ này. Điều 21. Trình tự hợp nhất báo cáo tài chính 1. Khi hợp nhất báo cáo tài chính, báo cáo tài chính của Công ty mẹ và các công ty con sẽ được hợp nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương ứng của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu/thu nhập và chi phí. Đồng thời, để báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp được đầy đủ các thông tin tài chính về toàn bộ tập đoàn như đối với một doanh nghiệp độc lập, TCTD cần thực hiện như sau: a) Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ. b) Số dư các tài khoản trên Báo cáo tình hình tài chínhc) Lợi ích của cổ đông không kiểm soátd) Lợi ích của cổ đông không kiểm soát51 hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng biệt tách khỏi phần nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của cổ đông của công ty mẹ. 2. Các khoản đầu tư vào công ty liên kết, công ty liên doanh (cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải được thực hiện theo phương pháp vốn chủ sở hữu quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết và 08 - Thông tin về những khoản góp vốn liên doanh. Theo đó, khoản vốn góp ban đầu được ghi nhận và phản ánh trên báo cáo tài chính theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất theo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn trong tổng tài sản thuần của công ty liên kết, công ty liên doanh. Điều 22. Yêu cầu thuyết minh bổ sung về Báo cáo tài chính hợp nhất Các TCTD khi lập báo cáo tài chính hợp nhất cần thực hiện giải trình bổ sung một số thông tin sau trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: 1. Các TCTD là công ty mẹ nhưng không phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định tại khoản 1, Điều 19 Chế độ này cần phải trình bày rõ tên và địa điểm trụ sở chính công ty mẹ đã lập và phát hành báo cáo tài chính hợp nhất trên báo cáo của mình. 2. Khi chính sách kế toán giữa công ty mẹ và công ty con không thống nhất, công ty mẹ cần giải trình vấn đề này cùng với các khoản mục đã được hạch toán theo các chính sách kế toán khác nhau trong báo cáo tài chính hợp nhất. 3. Danh sách các công ty con quan trọng, bao gồm: Tên công ty, địa điểm, tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ (Trường hợp tỷ lệ sở hữu khác với tỷ lệ biểu quyết hoặc tỷ lệ lợi ích thì phải giải trình tất cả các tỷ lệ này). 4. Lý do không hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con (các trường hợp loại trừ thực hiện theo khoản 2, Điều 19 Chế độ này) và các trường hợp công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết nhưng không có quyền kiểm soát để hình thành công ty con. 5. Ảnh hưởng của việc mua và bán các công ty con đến tình hình tài chính của tập đoàn TCTD tại ngày lập báo cáo, kết quả của kỳ báo cáo và ảnh hưởng tới các số liệu tương ứng của kỳ trước. MỤC 3 - BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP CỦA TCTD Điều 23. Đối tượng lập Báo cáo tài chính tổng hợp Các TCTD là đơn vị kế toán đầu mối hoặc được chỉ định là đại diện cho một loại hình/một nhóm TCTD hoạt động và hạch toán độc lập với nhau phải lập báo cáo tài chính tổng hợp để phản ánh các thông tin kinh tế - tài chính tổng hợp của tất cả các đơn vị thành viên trong cùng một loại hình/một nhóm. Điều 24. Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp và phương pháp lập 1. Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp tương tự như các mẫu biểu của báo cáo tài chính quy định tại Mục 1, Chương II, Chế độ này. 2. Báo cáo tài chính tổng hợp được lập bằng cách hợp cộng các báo cáo tài chính hoặc lập trực tiếp từ bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp của các đơn vị kế toán trong cùng loại hình/cùng nhóm. MỤC 4 - BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ CỦA TCTD Điều 25. Báo cáo tài chính giữa niên độ 1. Báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo tài chính gồm các báo cáo tài chính đầy đủ (báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ) hoặc báo cáo tài chính tóm lược (báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược) được lập cho một kỳ kế toán giữa niên độ. 2. Các quy định về báo cáo tài chính giữa niên độ quy định tại Chế độ này cũng được áp dụng đối với các TCTD lập và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất/tổng hợp (Báo cáo tài chính hợp nhất/tổng hợp giữa niên độ). Điều 26. Đối tượng lập Báo cáo tài chính giữa niên độ 1. Tất cả các TCTD phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và nộp cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 Chế độ này. 2. Các TCTD không bắt buộc phải công khai báo cáo tài chính giữa niên độ được lựa chọn hình thức báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược để phục vụ cho việc công khai báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định tại Điều 14, Chế độ này. Điều 27. Các hình thức và nội dung báo cáo tài chính giữa niên độ 1. Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ bao gồm: - Báo cáo tình hình tài chính- Báo cáo kết quả hoạt động- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dạng đầy đủ: Mẫu số B 04a/TCTD - Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 05a/TCTD 2. Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược bao gồm: - Báo cáo tình hình tài chính- Báo cáo kết quả hoạt động- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dạng tóm lược: Mẫu số B 04b/TCTD - Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 05a/TCTD Điều 28. Yêu cầu thuyết minh bổ sung Báo cáo tài chính giữa niên độ TCTD cần trình bày bổ sung một số nội dung sau trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: 1. Tuyên bố về sự tuân thủ việc lập và trình bày báo cáo tài chính giữa niên độ theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ cũng như các chuẩn mực kế toán khác và chế độ kế toán hiện hành. 2. Công bố việc áp dụng nhất quán chính sách kế toán cho kỳ lập báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Trường hợp có sự thay đổi, TCTD cần trình bày và nêu ảnh hưởng đến báo cáo tài chính (nếu có). 3. Những sự kiện phát sinh trọng yếu sau ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ chưa được phản ánh trong các báo cáo tài chính giữa niên độ đó. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 29. Gia hạn hiệu lực từng phần 1. Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của các TCTD quy định tại Mục 4 - Báo cáo tài chính giữa niên độ, Chương II, Chế độ này được thực hiện từ năm 2008. 2. Các quy định tại điểm 47.1 - Rủi ro lãi suất và điểm 47.3 - Rủi ro thanh khoản thuộc Mục IX - Quản lý rủi ro tài chính của Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B05/TCTD) được thực hiện từ năm 2008. 3. Từ quý I/2009, các TCTD thực hiện lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. Các hành vi vi phạm các quy định tại Chế độ này, tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật. HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) STT Tên báo cáo Mã số BCTC BCTC Hợp nhất 1 Báo cáo tình hình tài chính B02/TCTD B02/TCTD-HN 2 Báo cáo kết quả hoạt động B03/TCTD B03/TCTD-HN 3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ B04/TCTD B04/TCTD-HN 4 Thuyết minh báo cáo tài chính B05/TCTD B05/TCTD-HN
HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Dạng đầy đủ)
STT | Tên báo cáo | Mã số | |
BCTC | BCTC Hợp nhất | ||
1 | Báo cáo tình hình tài chính B02a/TCTD | B02a/TCTD-HN | |
2 | Báo cáo kết quả hoạt động B03a/TCTD | B03a/TCTD-HN | |
3 | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dạng đầy đủ | B04a/TCTD | B04a/TCTD-HN |
4 | Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc | B05a/TCTD | B05a/TCTD-HN |
HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Dạng tóm lược)
STT | Tên báo cáo | Mã số | |
BCTC | BCTC Hợp nhất | ||
1 | Báo cáo tình hình tài chính B02b/TCTD | B02b/TCTD-HN | |
2 | Báo cáo kết quả hoạt động B03b/TCTD | B03b/TCTD-HN | |
3 | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dạng tóm lược | B04b/TCTD | B04b/TCTD-HN |
4 | Thuyết minh báo cáo tài chính Chọn lọc | B05a/TCTD | B05a/TCTD-HN |
Đơn vị báo cáo: ............... Địa chỉ: ......................... | BÁO CÁO KẾ TOÁN
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Tháng ... năm ....... A - CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Đồng Việt Nam (VND)
B - CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Đồng Việt Nam (VND)
Yêu cầu của phần các tài khoản nội bảng là:
Ghi chú: - Các chỉ tiêu có đánh dấu (*) là các chỉ tiêu được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx). - Các cột 5, 6 là các cột hướng dẫn lấy số liệu để lập báo cáo tài chính, các TCTD không đưa các nội dung này khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
40b. Nợ khó đòi đã xử lý Cuối kỳ Đầu kỳ Nợ gốc của khoản nợ đã xử lý rủi ro đang trong thời than theo dõi … … Nợ lãi của khoản nợ đã xử lý rủi ro đang trong thời gian theo dõi … … Các khoản nợ khác đã xử lý … … Tổng … … |
40c. Tài sản và chứng từ khác Cuối kỳ Đầu kỳ Kim loại quý, đá quý giữ hộ … … Tài sản khác giữ hộ … … Tài sản thuê ngoài … … Tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý … … Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản … … Tổng … …” 41. Các hoạt động ngoại bảng khác mà TCTD phải chịu rủi ro đáng kể 42. Thông tin về các bên liên quan Nguyên tắc và phương pháp trình bày các thông tin về các bên có liên quan thực hiện theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 26 - Thông tin về các bên liên quan. Bên liên quan là người có liên quan của một tổ chức, cá nhân theo quy định tại Khoản 28 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Các thông tin chủ yếu có ảnh hưởng đến các bên liên quan cần phải trình bày: (1) Giao dịch với Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc/ Giám đốc, Ban Kiểm soát: thu nhập từ TCTD chi trả, dư nợ vay, phải thu, phải trả; (2) Giá trị tài sản, dịch vụ được mua/ bán, thuê/ cho thuê, cung cấp/được cung cấp giữa các bên liên quan; (3) Các khoản tài trợ (bao gồm cả giao dịch cho vay) bảo lãnh và thế chấp; (4) Các mối quan hệ có tồn tại sự kiểm soát của TCTD và các bên liên quan; (5) Các giao dịch giữa các bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của TCTD. 43. Các sự kiện sau ngày lập Báo cáo THTC44. Mức độ tập trung theo khu vực địa lý của các tài sản, công nợ và các khoản mục ngoại bảng - Lập báo cáo phân tích tổng dư nợ cho vay, tổng tiền gửi, các cam kết tín dụng, CCTC phái sinh, kinh doanh và đầu tư chứng khoán theo khu vực địa lý: Tổng dư nợ cho vay Tổng tiền gửi Các cam kết tín dụng CCTC phái sinh (Tổng giá trị giao dịch theo hợp đồng) Kinh doanh và đầu tư chứng khoán (Chênh lệch DN-DC) Trong nước Nước ngoài
- TCTD cần thuyết minh về căn cứ lập báo cáo và rủi ro tiềm ẩn ở mỗi khu vực.
IX- Quản lý rủi ro tài chính
Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
45. Chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính:
TCTD thuyết minh về chính sách, hạn mức rủi ro, công cụ sử dụng để quản lý rủi ro.
46. Rủi ro tín dụng
Các công cụ mà ngân hàng sử dụng để quản lý rủi ro tín dụng.
47. Rủi ro thị trường
47.1. Rủi ro lãi suất:
- Trình bày lãi suất thực tế trung bình trên các khoản mục tiền tệ chủ yếu theo các kỳ hạn và đồng tiền khác nhau.
- Trình bày mô hình sử dụng để đo lường, quản lý rủi ro lãi suất.
- Trình bày bảng phân tích tài sản, công nợ và các khoản mục ngoại bảng theo kỳ định lại lãi suất thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
| Quá hạn | Không chịu lãi | Dưới 1 tháng | Từ 1 đến 3 tháng | Từ trên 3 tháng đến 6 tháng | Từ trên 6 tháng đến 12 tháng | Từ trên 1 năm đến 5 năm | Trên 5 năm | Tổng |
Tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I- Tiền mặt vàng bạc, đá quí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV- Chứng khoán kinh doanh (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V- Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI- Cho vay khách hàng (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII- Chứng khoán đầu tư (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VIII- Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IX- Tài sản cố định và bất động sản đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X- Tài sản Có khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I- Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Tiền gửi của khách hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Các công cụ tài chính phát sinh và các khoản nợ tài chính khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V- Phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI- Các khoản nợ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội bảng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các cam kết ngoại bảng có tác động tới mức độ nhạy cảm với Lãi suất của các Tài sản và công nợ (ròng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội, ngoại bảng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) - Các khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro
47.2. Rủi ro tiền tệ
- Trình bày chiến lược của TCTD trong quản lý rủi ro.
- Trình bày về tỷ giá của các loại ngoại tệ quan trọng tại thời điểm lập báo cáo và dự báo của ngân hàng về tỷ giá của các loại ngoại tệ này trong kỳ tới.
- Để đánh giá rủi ro này, ngân hàng cần phân loại tài sản và công nợ theo loại tiền tệ được quy đổi sang VND tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
Chỉ tiêu | EUR được quy đổi | USD được quy đổi | Các ngoại hối khác được quy đổi | Tổng |
Tài sản |
|
|
|
|
I- Tiền mặt vàng bạc, đá quí |
|
|
|
|
II- Tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
|
III- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) |
|
|
|
|
IV- Chứng khoán kinh doanh (*) |
|
|
|
|
V- Công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) |
|
|
|
|
VI- Cho vay khách hàng (*) |
|
|
|
|
VII- Chứng khoán đầu tư (*) |
|
|
|
|
VIII- Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) |
|
|
|
|
IX- Tài sản cố định và bất động sản đầu tư |
|
|
|
|
X- Các tài sản Có khác (*) |
|
|
|
|
Tổng tài sản |
|
|
|
|
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
I- Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác |
|
|
|
|
Trong đó: Tiền gửi và vay của ngân hàng ở nước ngoài |
|
|
|
|
II- Tiền gửi của khách hàng |
|
|
|
|
III- Các công cụ tài chính phát sinh và các khoản nợ tài chính khác |
|
|
|
|
IV- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro |
|
|
|
|
V- Phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
VI- Các khoản nợ khác |
|
|
|
|
VII- Vốn và các quỹ |
|
|
|
|
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
Trạng thái tiền tệ nội bảng |
|
|
|
|
Trạng thái tiền tệ ngoại bảng |
|
|
|
|
Trạng thái tiền tệ nội, ngoại bảng |
|
|
|
|
Ghi chú: (*) - Các khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro
47.3. Rủi ro thanh khoản
- Trình bày chiến lược của ngân hàng trong quản lý rủi ro thanh khoản.
- Phân tích trạng thái thanh khoản thông qua báo cáo phân tích tài sản và nguồn vốn theo kỳ đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
Chỉ tiêu | Quá hạn | Trong hạn | Tổng | |||||
Trên 3 tháng | Đến 3 tháng | Đến 1 tháng | Từ trên 1 tháng đến 3 tháng | Từ trên 3 tháng đến 12 tháng | Từ trên 1 năm đến 5 năm | Trên 5 năm | ||
Tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
I- Tiền mặt vàng bạc, đá quí |
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV- Chứng khoán kinh doanh (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
V- Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
VI- Cho vay khách hàng (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
VII- Chứng khoán đầu tư (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
VIII- Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
IX- Tài sản cố định và bất động sản đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
X - Tài sản Có khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
I- Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Tiền gửi của khách hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
V- Phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
VI- Các khoản nợ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
Mức chênh thanh khoản ròng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) - Các khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro.
47.4. Rủi ro giá cả thị trường khác (Nếu TCTD có quy mô hoạt động lớn)
Ngoại trừ các khoản mục tài sản, công nợ đã được thuyết minh ở phần trên, TCTD trình bày về bổ sung về các rủi ro giá cả thị trường khác có mức độ rủi ro chiếm 5% lợi nhuận ròng hoặc giá trị khoản mục tài sản, công nợ chiếm 5% tổng tài sản theo các chỉ tiêu sau:
Loại tài sản/ công nợ
Giá trị tài sản/ công nợ: giá gốc, giá thị trường tại ngày lập báo cáo.
Mô hình đo lường rủi ro sử dụng.”
X- Báo cáo bộ phận
- Các TCTD có chứng khoán trao đổi công khai và đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán phải lập và trình bày Báo cáo bộ phận. Khuyến khích (không bắt buộc) các TCTD không phát hành hoặc không có chứng khoán trao đổi công khai trình bày báo cáo tài chính bộ phận.
Nếu TCTD lập báo cáo bộ phận phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì báo cáo bộ phận cần phải trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu công ty con của TCTD có chứng khoán trao đổi công khai thì công ty con đó sẽ trình bày thông tin bộ phận trong báo cáo tài chính riêng của công ty con.
- TCTD trình bày nguyên tắc xác định các bộ phận phải báo cáo, nguyên tắc lập báo cáo bộ phận chính yếu, báo cáo bộ phận thứ yếu và quy định nội bộ về phương pháp tính toán và phân bổ các chỉ tiêu tài chính (tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí bộ phận) theo lĩnh vực kinh doanh/ khu vực địa lý.
Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh, thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo khu vực địa lý. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh.
48. Báo cáo bộ phận chính yếu
- Thông tin báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh
| Lĩnh vực kinh doanh 1 | Lĩnh vực kinh doanh 2 | … | Khác | Điều chỉnh (*) | Tổng cộng | |||||
Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ |
| Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | |
I. Doanh thu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Doanh thu lãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Doanh thu lãi từ khách hàng bên ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Doanh thu lãi từ nội bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Chi phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Chi phí lãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí lãi khách hàng bên ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí lãi nội bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Chi phí khấu hao TSCĐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết quả kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí dự phòng rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết quả kinh doanh bộ phận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tiền mặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tài sản cố định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tài sản khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Nợ phải trả khách hàng bên ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Nợ phải trả nội bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Nợ phải trả khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoặc
- Thông tin báo cáo bộ phận theo khu vực địa lý
| Khu vực 1 | Khu vực 2 | … | Khác | Điều chỉnh (*) | Tổng cộng | |||||
Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ |
| Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | |
I. Doanh thu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Doanh thu lãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Doanh thu lãi khách hàng bên ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Doanh thu lãi nội bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Chi phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Chi phí lãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí lãi từ khách hàng bên ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí lãi từ nội bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Chi phí khấu hao TSCĐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết quả kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí dự phòng rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết quả kinh doanh bộ phận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tiền mặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tài sản cố định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tài sản khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Nợ phải trả khách hàng bên ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Nợ phải trả nội bộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Nợ phải trả khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) Điều chỉnh đối với các giao dịch nội bộ.
49. Báo cáo bộ phận thứ yếu
- Thông tin báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh
| Lĩnh vực kinh doanh 1 | Lĩnh vực kinh doanh 2 | … | Khác | Điều chỉnh (*) | Tổng cộng | |||||
Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ |
| Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | |
Kết quả kinh doanh bộ phận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản bộ phận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ phải trả bộ phận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoặc
- Thông tin báo cáo bộ phận theo khu vực địa lý
| Khu vực 1 | Khu vực 2 | … | Khác | Điều chỉnh (*) | Tổng cộng | |||||
Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ |
| Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Đầu kỳ | |
Kết quả kinh doanh bộ phận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài sản bộ phận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ phải trả bộ phận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) Điều chỉnh đối với các giao dịch nội bộ.
Ngoài các thông tin yêu cầu tại mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
|
| ....., ngày ... tháng ... năm ........ |
Đơn vị báo cáo: ............. | Mẫu số: | - B02a/TCTD: đối với BCTC- B02a/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất (Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (HỢP NHẤT) GIỮA NIÊN ĐỘ Dạng đầy đủ Quý... năm ..... Tại ngày...tháng...năm... Đơn vị tính: triệu đồng VN
Ghi chú: - (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số này trên báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo tình hình tài chính
|