TUYÊN BỐ
VỀ BẢO VỆ MỌI NGƯỜI KHỎI BỊ TRA TẤN VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỐI XỬ HAY TRỪNG PHẠT TÀN ÁC, VÔ NHÂN ĐẠO HAY HẠ NHỤC KHÁC, 1975
(Thông qua bởi Nghị quyết Đại Hội đồng số 3452 (XXX) ngày 09/12/1975).
Điều 1.
1. Với mục đích của bản Tuyên Ngôn này, ”tra tấn” có nghĩa là bất kỳ hành động mà theo đó dẫn đến sự đau đớn hoặc chịu đựng nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần, được cố ý gây ra bởi / hoặc theo sự thúc đẩy, của một công chức đối với một người nhằm các mục đích như có được từ người đó hoặc người thứ ba thông tin hoặc lời thú tội, trừng phạt người đó vì hành vi đã thực hiện hoặc là bị nghi đã thực hiện, hoặc đe dọa người đó hay người khác. Tra tấn không bao gồm sự đau đau đớn hoặc chịu đựng thuộc tính hay ngẫu nhiên phát sinh từ các chế tài hợp pháp dưới mức tối thiểu phù hợp với Các tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân.
2. Tra tấn cấu thành một hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục khác trầm trọng và cao độ hơn.
Điều 2.
Bất kỳ hành động tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác là một hành vi xâm phạm đến phẩm giá con người và sẽ bị lên án như là một sự chối bỏ những mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc và như là một vi phạm nhân quyền và tự do cơ bản đã được tuyên bố trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người.
Điều 3.
Không nhà nước nào có thể cho phép hoặc tha thứ việc tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác. Các trường hợp ngoại lệ như tình trạng chiến tranh hoặc đe dọa chiến tranh, bất ổn chính trị nội bộ hoặc bất kỳ trường hợp khẩn cấp công cộng khác không thể được viện dẫn như là một biện minh cho tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác.
Điều 4.
Mỗi nhà nước, phù hợp với quy định của Bản Tuyên Ngôn này, có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa việc tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác được thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Điều 5.
Việc đào tạo cán bộ thực thi pháp luật và công chức khác có thể chịu trách nhiệm quản lý những người bị tước tự do cần phải đảm bảo sự quan tâm đầy đủ đến việc ngăn cấm tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác. Điều cấm này, khi thích hợp, cũng sẽ được bao gồm trong các quy tắc hoặc hướng dẫn chung được ban hành liên quan đến các nhiệm vụ và chức năng của bất cứ ai có thể tham gia vào việc giam giữ hoặc xử lý những người đó.
Điều 6.
Mỗi nhà nước sẽ có các phương pháp và biện pháp xem xét có hệ thống, cũng như sắp xếp cho việc giam giữ hoặc xử lý người bị tước tự do trong lãnh thổ của mình, nhằm ngăn chặn bất kỳ trường hợp bị tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác.
Điều 7.
Mỗi nhà nước phải đảm bảo rằng tất cả các hành vi tra tấn như quy định tại Điều 1 là hành vi tội phạm theo luật hình sự của mình. Điều tương tự cũng được áp dụng đối với các hành vi cấu thành việc tham gia, đồng lõa, kích động hoặc cố gắng thực hiện việc tra tấn.
Điều 8.
Bất kỳ người nào cho rằng mình đã bị tra tấn hoặc bị đối xử hay trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác bởi hoặc theo sự thúc đẩy của một công chức, có quyền khiếu nại, và được xem xét một cách vô tư, đến các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước liên quan.
Điều 9.
Bất cứ nơi nào có cơ sở hợp lý để tin rằng một hành động tra tấn như quy định tại Điều 1 đã được thực hiện, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước liên quan phải kịp thời tiến hành một cuộc điều tra vô tư ngay cả khi chưa có khiếu nại chính thức.
Điều 10.
Nếu một cuộc điều tra theo Điều 8 hoặc Điều 9 xác định rằng một hành động tra tấn như quy định tại Điều 1 dường như đã được thực hiện, thủ tục tố tụng hình sự phải được thiết lập chống lại người hay những người bị cáo buộc phạm tội theo quy định của luật pháp quốc gia. Nếu một cáo buộc của các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác được coi là cũng có căn cứ, người hoặc những người bị cáo buộc phạm tội phải chịu sự điều chỉnh của thủ tục tố tụng hình sự, xử lý kỷ luật hoặc các thủ tục tố tụng thích hợp khác.
Điều 11.
Trường hợp chứng minh rằng một hành vi tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác đã được thực hiện bởi hoặc theo sự thúc đẩy của một công chức, các nạn nhân sẽ phải được phục hồi và bồi thường theo quy định của luật pháp quốc gia.
Điều 12.
Bất kỳ lời khai nào đã được xác lập mà có được bởi kết quả của tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác không thể được viện dẫn làm bằng chứng chống lại người có liên quan hoặc chống lại bất kỳ người nào khác trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào.
- 1Công ước 111 năm 1958 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp
- 2Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979
- 3Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước tra tấn hoặc các hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục, 2002
- 4Các Nguyên tắc và Hướng dẫn cơ bản về quyền được khôi phục và bồi thường của các nạn nhân của những vi phạm luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế, 2006
- 1Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948)
- 2Công ước 111 năm 1958 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp
- 3Hiến Chương Liên hợp quốc 1945
- 4Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979
- 5Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước tra tấn hoặc các hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục, 2002
- 6Các Nguyên tắc và Hướng dẫn cơ bản về quyền được khôi phục và bồi thường của các nạn nhân của những vi phạm luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế, 2006
Tuyên bố về bảo vệ mọi người khỏi bị tra tấn và hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1975
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 09/12/1975
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực