Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 265 : 2002

ĐƯỜNG VÀ HÈ PHỐ - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐẢM BẢO NGƯỜI TÀN TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG

Route and sidewalk - Basic rules of accessible design and construction for people with disabilities

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để xây dựng mới hoặc cải tạo đường và hè phố đảm bảo người khó khăn về vận động và người khiếm thị tiếp cận sử dụng.

Chú thích:  Những người khó khăn về vận động và người khiếm thị sau đây gọi tắt là người tàn tật.

1.2. Các loại đường phải đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng bao gồm đường đi bộ, đường dạo trong công viên, đường vào khu du lịch, quảng trường, lối lên xuống hè phố tại các nút giao thông, lối vào công trình và phần đường dành cho người đi bộ trên đường dành cho xe cơ giới, đường dành cho xe không có động cơ, cầu vượt, đường hầm.

Chú thích:

1) Khi áp dụng các quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân theo các quy định trong Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

2) Việc xây dựng có liên quan đến đường và hè phố đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, phải dựa vào đồ án thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình, đồng thời phải là một trong những nội dung cần được thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu công trình.

3) Những tuyến đường và hè phố được xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng phải tính toán khi lập tổng dự toán đầu tư công trình.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

- Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

- TCXD 228 : 1998 - Lối đi cho người tàn tật trong công trình. Phần 1. Lối đi cho người tàn tật dùng xe lăn. Yêu cầu thiết kế.

- TCXD 264 : 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

3. Thuật ngữ - Định nghĩa

Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này được lấy theo quy định trong Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng QCXDVN 01 : 2002.

4. Quy định chung

4.1. Khi thiết kế đường và hè phố phải đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận sử dụng. Bề mặt đường phải không trơn trợt, không có sự thay đổi độ cao đột ngột. Tại các nút giao thông, các lối công trình phải làm đường dốc để người tàn tật đi lại và đến được công trình.

4.2. Lối vào và đường trục chính của đường dạo trong công viên, khu vui chơi - giải trí, khu du lịch phải thiết kế để người tàn tật đi lại được.

4.3. Trên các điểm đỗ xe và điểm chờ xe có tính đến nhu cầu sử dụng của người tàn tật phải bố trí biển báo, biển chỉ dẫn.

4.4. Đường đi phải an toàn, dễ dàng đi lại, không bị vật cản và đủ rộng cho các xe lăn tránh nhau. Tại vị trí của các đường cắt ngang đường giao thông nên có các tấm lát dẫn hướng và tấm lát dừng bước dành cho người khiếm thị.

4.5. Các công trình được xây dựng trên đường và hè phố dành cho người đi bộ như trạm điện thoại công cộng, biển quảng cáo, các vật treo trên cao phải không gây cản trở cho người tàn tật.

4.6. Đường và hè phố phải được chiếu sáng đầy đủ, đảm bảo cho người đi đường không bị chói mắt hoặc bị che khuất nhất là ở nơi có sự thay đổi độ cao.

4.7. Tại các nút giao thông ngoài việc lắp đặt tín hiệu đèn giao thông, biển báo, biển chỉ dẫn nên có thêm các tín hiệu bằng âm thanh hoặc chữ nổi Brain để chỉ dẫn người khiếm thị khi qua đường.

Biển báo, biển chỉ dẫn phải được đặt đúng vị trí và dễ nhận biết. Kí hiệu quy ước về biển báo, biển chỉ dẫn cho người tàn tật được lấy theo quy định trong TCXDVN 264 : 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

5. Yêu cầu thiết kế

5.1. Nội dung thiết kế đường và hè phố được quy định trong bảng 1.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 265:2002 về Đường và hè phố - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng

  • Số hiệu: TCXDVN265:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản