NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – TỪ VỰNG – THUẬT NGỮ CHUNG
Building and civil engineering – Vocabulary – General terms
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ chung áp dụng cho nhà và công trình dân dụng. Phần này gồm:
a) Các khái niệm cơ bản như “Nhà ở” hoặc “Nhà” để làm cơ sở cho các định nghĩa khác nhau chuyên sâu hơn.
b) Các khái niệm chuyên sâu hơn được sử dụng trong nhiều chuyên ngành xây dựng và được dùng phổ biến trong các tiêu chuẩn, các quy định và trong các hợp đồng.
Các thuật ngữ được sắp xếp theo loại để dễ so sánh các khái niệm với nhau. Các thuật ngữ có cùng một nghĩa trong ngữ cảnh của nhiều loại sẽ được cho trong loại phù hợp nhất. Định nghĩa tương ứng với loại đó sẽ được cho ngay ở mục từ lặp lại trong bảng mục lục chữ cái. Nếu một thuật ngữ có nhiều nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể của một loại thì các định nghĩa tương ứng được cho lần lượt trong loại đó. Các thuật ngữ có nhiều nghĩa ở cùng một loại hay các loại khác nhau sẽ có một con số tiếp theo nằm trong ngoặc để phân biệt các nghĩa khác nhau.
3. Các loại nhà và công trình dân dụng
3.1.1. Công trình xây dựng – construction works
Thuật ngữ chung để chỉ mọi vật thể được xây dựng hoặc là kết quả của các công tác xây dựng.
3.1.2. Công trình dân dụng – civil engineering works
Công trình xây dựng ngoại trừ nhà và các công trình phụ của nhà, ví dụ như một cái đập, một cái cầu, một con đường hoặc là kết quả của các công tác như nạo vét, thoát nước, gia cố đất.
3.1.3. Nhà – building
Công trình xây dựng có chức năng che cho người ở hoặc vật chứa bên trong, thông thường được thiết kế để tồn tại thường xuyên tại một chỗ.
3.2. Các thuật ngữ về công trình dân dụng
3.2.1. Kết cấu dưới mặt đất – substructure
Bộ phận một kết cấu nằm hoàn toàn hoặc phần lớn dưới mặt đất tiếp giáp hoặc dưới một mức chuẩn đã cho.
3.2.2. Công tác đất – earthworks
Công việc được thực hiện do đào hoặc đắp đất.
3.2.3. Hạ mức nước ngầm – dewatering
Phương pháp hạ mức nước ngầm cục bộ.
3.2.4. Hào – trench
Công trình đất đào hẹp và dài.
3.2.5. Tường chắn – retaining wall
Tường có chức năng chắn đỡ đất theo phương ngang hoặc chống lại áp lực của khối vật liệu khác.
3.2.6. Đường hầm – tunnel
Đường ngầm dưới đất có một độ dài nào đó, nằm ngang hoặc dốc.
3.2.7. Kết cấu bên trên – superstructure
Bộ phận kết cấu nằm hoàn toàn hoặc phần lớn ở trên mặt đất tiếp giáp và ở trên kết cấu dưới mặt đất.
3.2.8. Cầu – bridge
Công trình dân dụng cho phép việc người đi bộ, súc vật, xe cộ, xe tàu đường sắt, đường dẫn nước và các trang bị kĩ thuật vượt qua bên trên các chướng ngại vật hoặc giữa hai điểm ở cách mặt đất một độ cao nào đó.
3.2.9. Cầu vòm – arch bridge
Cầu có kết cấu chính là một vòm.
3.2.10. Cầu vòm có thanh căng – bow string bridge
Cầu có kết cấu chính gồm một vòm và thanh căng.
3.2.11. Cầu hẫng, cầu công xôn – cantilever bridge
Cầu mà bộ phận chính là các đầu hẫng.
3.2.12. Cầu dây văng, dây xiên – cable-stayed bridge
Cầu có các bộ phận chịu lực chính là dầm treo bởi dây cáp bố trí xiên.
3.2.13. Cầu treo – suspension bridge
Cầu có các bộ phận chịu lực chính là các cáp treo sàn cầu.
3.2.14.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 213:1998 về Nhà và công trình dân dụng - Từ vựng - Thuật ngữ chung
- Số hiệu: TCXDVN213:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực