Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXD 27:1991

ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Electric distribution network in dwellings and public building – Design standard

Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế đặt các thiết bị điện trong các loại nhà ở (Nhà ở có căn hộ, nhà ở có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn, kí túc xá...), đồng thời cũng áp dụng cho các loại công trình công cộng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình đặc biệt cũng như cho các thiết trí điện đặc biệt trong các công trình công cộng.

Việc thiết đặt các thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng còn phải thỏa mãn các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan. Với các công trình công cộng còn phải tuân theo các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của mỗi loại công trình.

Tiêu chuẩn này thay thế Quy phạm đặt thiết bị điện trong các công trình kiến trúc TCXD 27:1967.

1. Quy định chung

1.1. Khi thiết kế cấp điện cho nhà ở và công trình công cộng phải đảm bảo các yêu cầu quy định đối với mỗi loại hộ tiêu thụ điện về độ tin cậy cung cấp theo QTĐ 11 TCXD 18:1984. Phân loại các hộ tiêu thụ điện và thiết bị tiêu thụ điện theo độ tin cậy cung cấp điện xem phụ lục 2.

1.2. Điện áp phải tính toán để cấp điện cho các thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng (trừ cho các động cơ điện) không được lớn hơn 220V. Với những công trình hiện có điện áp lưới 220/110V cần chuyển sang điện áp lưới 380/220V nếu xét thấy phù hợp các yêu cầu kinh tế kỹ thuật.

1.3. Cấp điện cho các động cơ điện (máy điện) phải lấy từ lưới điện 380/220V trung tính nối đất trực tiếp.

1.4. Trong nhà ở và các công trình công cộng cần dự phòng một công suất không dưới 5% tổng công suất của công trình để cấp điện cho chiếu sáng quảng cáo, tủ kính quầy hàng, trang trí mặt nhà, hệ thống điều độ, các bảng và các tín hiệu chỉ dẫn bằng ánh sáng, các hệ thống tín hiệu âm thanh, phòng chữa cháy, cũng như các đèn báo chướng ngại của công trình...

1.5. Tổn thất điện áp ở cực của các bóng đèn và của các thiết bị động lực đặt xa nhất so với điện áp định mức không được vượt quá các trị số sau:

- Đối với chiếu sáng làm việc: ± 5%

- Đối với chiếu sáng phân tán người và chiếu sáng sự cố: ± 5%

- Đối với các thiết bị điện áp 12 đến 42V (tính từ nguồn cấp điện): ± 10%

- Đối với động cơ điện:

+ Làm việc lâu dài ở chế độ ổn định ± 5%

+ Làm việc lâu dài ở chế độ sự cố ± 15%

Chú thích:

- Các lưới điện, kể cả lưới điện điều khiển từ xa và điều khiển tự động cần phải cần được kiểm tra với chế độ khởi động các công tơ điện.

- Các lưới điện chiếu sáng, khi ở chế độ sự cố cho phép giảm điện áp tới 12% trị số điện áp định mức

2. Phụ tải và tính toán

2.1. Phụ tải và tính toán của toàn bộ các căn hộ trong nhà ở PCH tính theo công thức:

PCH=Pch x n.

Trong đó: Pch - Suất phụ tải tính  toán (kW) của mối căn hộ, xác định theo bảng 1.

n - Số căn hộ trong ngôi nhà.

2.2 Phụ tải tính toán cho nhà ở (gồm phụ tải  tiónh toán các căn hộ và các thiết bị điện lực) PNO tính theo công thức:

PNO = PCH + 0,9PĐL.

Trong đó:

PĐL - Phụ tải tính toán (kW) của các thiết bị điện lực trong nhà.

2.3. Phụ tải tính toán (kW) của các thiết bị điện lực tính như sau:

a) Với các động cơ điện máy bơm, các thiết bị thông gió, cấp nhiệt và các thiết bị vệ sinh khác, lấy tổng công suất đực tính với hệ số công suất bằng 0,8 và hệ số yêu cầu như sau:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 27:1991 về đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - tiêu chuẩn thiết kế

  • Số hiệu: TCXD27:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản