Practical guidance on investigating of construction soil by new equipment (investment by PNUD) and document using on construction design.
1. Mục đích của khảo sát địa kỹ thuật
Nội dung của công tác khảo sát địa kỹ thuật là nhằm:
- Làm sáng tỏ hình dạng, thế nằm, tính liên tục của lớp đất.
- Xác định hệ thống khe nứt trong trường hợp móng đặt lên nền đá.
- Xác định bản chất đất ở các lớp khác nhau cũng như các tính chất vật lý, cơ học của chúng, cung cấp đầy đủ các dữ kiện để thiết kế và xây dựng các loại móng và các loại công trình ngầm.
- Xác định tính đồng nhất của khu đất.
- Tìm hiểu mực nước dưới đất, sự biến đổi của mực nước theo mùa và trong trường hợp cần thiết, xác định tính xâm thực, ăn mòn của nước dưới đất đối với vật liệu xây dựng.
1.1. Tất cả nội dung nêu trên đưa đến mục đích cuối cùng là xác định:
- Các kiểu móng cho các nhà và công trình.
- Các độ sâu đặt móng khác nhau dự kiến.
- Ứng suất cho phép và độ lún tính toán ở các độ sâu này.
1.2. Ở giai đoạn khảo sát sơ bộ, việc thăm dò địa kỹ thuật còn định hướng cho chủ trì công trình lựa chọn các dạng kết cấu và giúp cho việc quy hoạch các công trình, nếu như có thể lựa chọn được.
1.3. Cần thiết có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên tham gia vào việc nghiên cứu thiết kế, cụ thể là:
- Chủ trì công trình và kiến trúc sư.
- Phòng nghiên cứu kết cấu.
- Phóng thí nghiệm cơ đất (bộ phận khảo sát).
2.1. Công tác khảo sát địa kỹ thuật được tiến hành qua nhiều giai đoạn tùy thuộc vào các loại đồ án thiết kế. Về cơ bản có thể phân biệt hai loại đồ án thiết kế như sau:
a) Đồ án quy hoạch cho một vùng hoàn chỉnh dẫn tới lựa chọn những khu đất khả dĩ phục vụ cho xây dựng.
b) Đồ án xây dựng cho một công trình kiến trúc đã thiết kế ở địa điểm quy định.
2.2. Khi thực hiện khảo sát địa kỹ thuật cho đồ án loại a là có thể tự do lựa chọn các phương án khác nhau còn như với đồ án loại b thì không có sự lựa chọn tự do.
Giữa hai loại đồ án cơ bản nêu trên có thể gặp các đồ án thiết kế loại trung gian.
Có thể nêu các trường hợp với mức độ quan trọng giảm dần sau đây:
- Xây dựng một khu nhà ở hoặc một khu công nghiệp mới đã định.
- Xây dựng công trình loại lớn (cầu, đập chứa nước, tường chắn).
- Xây dựng một nhóm nhà ở hoặc cả một nhà máy ở trên một khu đã định.
- Xây dựng một ngôi nhà riêng rẽ mà kết cấu của nó chưa được xác định.
Ghi chú: Nhìn chung, khi đồ án thiết kế vượt quá khuôn khổ của ngôi nhà duy nhất trên một vị trí đã được chuẩn bị thì việc nghiên cứu địa kỹ thuật không chỉ nhằm xác định kích thước móng nhà mà còn dùng để xác định cho các công trình đường sá.
3. Các bước tiến hành của công tác khảo sát địa kỹ thuật
Khi tiến hành khảo sát địa kỹ thuật có thể phân biệt trình tự các bước là:
a) Nghiên cứu tài liệu
Tiến hành nghiên cứu các tài liệu đã có, liên quan đến khu vực dự kiến xây dựng để tập hợp tối đa những hiểu biết đã có về địa chất, địa hình, địa chất thủy văn và nếu có thể cả các tài liệu địa kỹ thuật đã biết của khu vực.
b) Quan trắc bằng mắt tại hiện trường
Để bổ sung cho các tài liệu có trước, cần tiến hành quan sát tại hiện trường để thu thập thêm tài liệu. Công v
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 138:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định đặc trưng lún ướt của đất trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 139:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định hệ số thấm của đất trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 140:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định độ bền chống cắt của đất bằng thiết bị cắt phẳng trong phòng thí nghiệm
- 4Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 146:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp thí nghiệm trong phòng để xác định góc nghỉ tự nhiên của đất rời
- 5Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 147:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp thí nghiệm cắt cánh ở trong phòng để xác định sức chống cắt của đất hạt mịn mềm yếu
- 6Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 148:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp thí nghiệm trong phòng để xác định hàm lượng chất hữu cơ của đất
- 7Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 74:1987 về đất xây dựng - Phương pháp chỉnh lý thống kê các kết quả xác định các đặc trưng của chúng
- 8Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 80:2002 về đất xây dựng - Phương pháp xác định mođun biến dạng tại hiện trường bằng tấm nén phẳng
- 1Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 138:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định đặc trưng lún ướt của đất trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 139:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định hệ số thấm của đất trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 140:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định độ bền chống cắt của đất bằng thiết bị cắt phẳng trong phòng thí nghiệm
- 4Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 146:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp thí nghiệm trong phòng để xác định góc nghỉ tự nhiên của đất rời
- 5Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 147:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp thí nghiệm cắt cánh ở trong phòng để xác định sức chống cắt của đất hạt mịn mềm yếu
- 6Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 148:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp thí nghiệm trong phòng để xác định hàm lượng chất hữu cơ của đất
- 7Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 74:1987 về đất xây dựng - Phương pháp chỉnh lý thống kê các kết quả xác định các đặc trưng của chúng
- 8Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 80:2002 về đất xây dựng - Phương pháp xác định mođun biến dạng tại hiện trường bằng tấm nén phẳng
Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 112:1984 về Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư ) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình
- Số hiệu: TCXD112:1984
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
- Ngày ban hành: 01/01/1984
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực