Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CÔNG TRÌNH ĐÊ, ĐẬP - YÊU CẦU VỀ THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ MỐI GÂY HẠI
Dike and dam - Demand for element and volume of the termite survey and control
Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác khảo sát và xử lý mối gây hại cho đê sông, đập đất, kênh dẫn nước đang vận hành hoặc trước khi tôn cao, áp trúc, xây dựng mới và mỏ vật liệu đất.
TCVN 8479 : 2010, Công trình đê, đập - Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn họa và xử lý mối gây hại;
TCVN 8227 : 2009, Mối gây hại công trình đê, đập - Định loại, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học và đánh giá mức độ gây hại.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1. Tổ mối ở đê, đập (tổ mối) (temite nest in dikes and dams)
Là các cấu trúc ở đê, đập do mối tạo ra, thường gồm một số khoang tổ và hệ thống hang giao thông, thông khí, đường đi lấy nước.
3.2. Tổ mối nổi (epigeous nest)
Là tổ có một phần cấu cấu trúc thường xuyên nằm trên mặt đất.
3.3. Tổ mối chìm (subterranean nest)
Là tổ có toàn bộ cấu trúc thường xuyên nằm dưới mặt đất.
3.4. Khoang tổ mối (chamber)
Là khoang rỗng do mối tạo ra.
3.5. Đường kính khoang tổ (diameter of the chamber)
Là khoảng cách rộng nhất của khoang tổ.
3.6. Khoang chính (main chamber)
Là khoang lớn nhất của tổ mối, nơi thường có hoàng cung, tập trung nhiều cá thể mối, thức ăn và vườn nấm.
3.7. Hang thông khí (chimney)
Là hang nối từ khoang chính lên gần mặt đất để trao đổi không khí.
3.8. Hang giao thông (tunnel)
Là đường đi ngầm của mối, nối các khoang trong tổ với nhau và từ khoang tổ đi ra bên ngoài để mối đi kiếm thức ăn và lấy nước.
3.9. Lỗ bay phân đàn (fly castle)
Là nơi mối cánh bay ra khỏi tổ trong mùa giao hoan.
3.10. Phòng đợi bay (exit hole)
Là khoang tập trung mối cánh chuẩn bị bay giao hoan.
3.11. Khu vực tổ mối (area including whole nest)
Là diện tích bề mặt đất mà ở đó bao gồm hầu hết các dấu hiệu xác định 1 hay một số tổ mối.
3.12. Định loại mối (termite identifycation)
Là việc xác định tên khoa học của mẫu vật trong hệ thống phân loại mối.
3.13. SIR System-10B
Là tên thiết bị ra đa đất.
3.14. Tần số trung tâm (frequency)
Là tần số thiết kế phát và thu sóng điện từ của ăng ten ra đa đất.
3.15. Radan For Windows
Là một phần mềm xử lý số liệu của thiết bị ra đa đất SIR System-10B.
3.16. Thân đê (dike’s body)
Là phần tính từ chân đê đến đỉnh đê.
3.17. Thân đập (dam’s body)
<Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 2915/QĐ-BKHCN năm 2010 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8227:2009 về mối gây hại công trình đê, đập – định loại, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học và đánh giá mức độ gây hại (phần 01)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 về công trình đê điều – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-15:2022 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 về Công trình bảo vệ đê, bờ sông Yêu cầu thiết kế
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8480:2010 về Công trình đê, đập - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát và xử lý mối gây hại
- Số hiệu: TCVN8480:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra