Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8304:2009

CÔNG TÁC THỦY VĂN TRONG HỆ THỐNG THỦY LỢI

Hydrological works in irrigation system

1.Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của công tác thủy văn trong các hệ thống thủy lợi trên phạm vi toàn quốc.

1.2 Khi thực hiện công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi, ngoài những quy định trong tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các quy định hiện hành.

2. Thuật ngữ và giải thích

2.1 Lượng mưa (Precipitation)

Lượng nước mưa rơi trong một thời đoạn nào đó, được ký hiệu là X, đơn vị tính là milimét. Lượng mưa quan trắc được trong một trận mưa gọi là lượng mưa trận, trong một ngày đêm (tính từ 0 giờ đến 24 giờ) gọi là lượng mưa ngày, nếu thời đoạn tính toán là một tháng, một năm ta có tương ứng lượng mưa tháng và lượng mưa năm.

2.2 Cường độ mưa (Rainfall intensity)

Lượng mưa rơi trong một đơn vị thời gian, được ký hiệu là I, đơn vị tính là milimét trong một phút (mm/min) hoặc milimét trong một giờ (mm/h).

2.3 Mực nước (Water level)

Cao trình mặt nước so với mặt chuẩn quốc gia (cao trình 0-0) đo tại vị trí nhất định. Mực nước trong tiêu chuẩn này được ký hiệu là H, đơn vị tính là mét. Tuyến đo mực nước có thể là trên sông, trên kênh, thượng lưu đập ngăn sông, thượng hạ lưu các cống lấy nước, cống đập điều tiết v.v... Số liệu mực nước đo được phải chuyển về cao độ thực của lưới quốc gia.

2.4 Lưu lượng (Discharge)

Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang trong một đơn vị thời gian (m3/s hoặc L/s). Ký hiệu lưu lượng thường dùng trong thủy văn là Q.

2.5 Độ mặn (Salinity)

Lượng muối clorua natri (NaCl) có trong 1 000 gam nước (%o hoặc g/L), ký hiệu là S.

2.6 Cấp công trình (Grade of hydraulic works)

Căn cứ để xác định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ theo các mức khác nhau phù hợp với quy mô và tầm quan trọng của công trình. Công trình thủy lợi được phân thành 5 cấp (cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV). Công trình cấp đặc biệt có yêu cầu kỹ thuật cao nhất và giảm dần ở các cấp thấp hơn. Công trình cấp IV có yêu cầu kỹ thuật thấp nhất.

3. Quy định chung

3.1 Nội dung công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi

Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Tổ chức xây dựng các công trình, mua sắm, chế tạo các thiết bị chuyên dùng cho công tác đo đạc các yếu tố thủy văn và khí tượng;

b) Thực hiện công tác đo đạc các yếu tố thủy văn, khí tượng;

c) Tổng hợp, phân tích, chỉnh lý và đánh giá các tài liệu đã đo đạc.

3.2 Các yếu tố thủy văn, khí tượng cần đo đạc trong hệ thống thủy lợi

3.2.1 Các yếu tố bắt buộc phải đo, gồm:

- Mực nước;

- Lưu lượng;

- Lượng mưa;

- Độ mặn, độ pH của nguồn nước tưới ở những hệ thống thủy lợi chịu ảnh hưởng của nước mặn, chua, phèn.

3.2.2 Các yếu tố khuyến khích đo, gồm:

- Lượng phù sa ở cửa vào và trên kênh;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8304:2009 về công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi

  • Số hiệu: TCVN8304:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản