MẠNG VIỄN THÔNG - CÁP THÔNG TIN KIM LOẠI DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI NỘI HẠT
Telecommunication network - Metallic cables for local telephone networks
Lời nói đầu
TCVN 8238:2009 được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi tiêu chuẩn ngành TCN 68-132:1998 "Cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt - Yêu cầu kỹ thuật" của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).
TCVN 8238:2009 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận Khuyến nghị ITU-T L.19 (11/2003) và tiêu chuẩn IEC 60708:2005.
TCVN 8238:2009 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
MẠNG VIỄN THÔNG - CÁP THÔNG TIN KIM LOẠI DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI NỘI HẠT
Telecommunication network - Metallic cables for local telephone networks
Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với cáp thông tin kim loại có lõi dẫn bằng đồng, cách điện bằng nhựa chuyên dụng, trên cơ sở vật liệu Polyethylene.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cáp trong mạng điện thoại nội hạt, bao gồm cả cáp trung kế lẫn cáp thuê bao. Cáp áp dụng tiêu chuẩn là cáp lắp đặt trong cống, cáp luồn trong ống nhựa và cáp treo, bao gồm cáp nhồi dầu và không nhồi dầu chống ẩm.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Cáp cách điện bằng nhựa Polyethylene (PE) đặc, được mã hóa theo màu (cáp CCP) (Solid Colour Coded Polyethylene insulated cables)
Cáp thông tin kim loại có lõi dẫn bằng đồng đặc, cách điện bằng nhựa Polyethylene đặc, được mã hóa theo màu.
2.2. Cáp cách điện Foam-Skin (cáp FSP) (Foam-Skin Polyethylene insulated cables)
Cáp thông tin lõi dẫn bằng đồng đặc, cách điện bằng điện môi tổ hợp 2 lớp. Lớp trong là nhựa xốp (Foam PE), lớp ngoài là nhựa Polyethylene đặc, được mã hóa theo màu.
2.3. Cáp nhồi đầu (cáp JF) (Jelly Filled cables)
Cáp trong đó tất cả các khe hở giữa các dây cách điện, giữa các bó nhóm con cũng như giữa các bó nhóm lớn được nhồi đầy một loại dầu dùng để ngăn ẩm, nước khuyếch tán vào trong hay lan dọc theo lõi cáp. Dầu chống ẩm là một hợp chất đồng nhất, đảm bảo tính cách điện trong thời gian sử dụng, không gây ảnh hưởng đến tính chất vật liệu cách điện và đặc tính truyền dẫn của cáp, không hại da, đủ trong suốt để không ảnh hưởng đến việc phân biệt màu của các đôi dây.
2.4. Cáp treo (cáp SS) (Self-Supporting cables)
Cáp có dây treo bằng thép mạ kẽm, gồm một hoặc vài sợi xoắn lại với nhau, có vỏ được liên kết cùng khối với vỏ cáp, tạo nên mặt cắt ngang hình số 8. Dây thép dùng để treo và tăng cường độ bền cơ học khi lắp đặt cáp ngoài trời.
2.5. Cáp lắp đặt trong cống (cáp kéo cống) (duct insulation cables)
Cáp không có phần dây treo đi kèm, có khả năng chịu nước, được lắp đặt trong ống hoặc cống cáp.
2.6. Băng/dây bó nhóm (binder tape)
Vật liệu bằng chất dẻo (thường là polyolefin) có kích thước phù hợp, có màu theo quy định, dùng để bó chặt và phân biệt các nhóm cáp.
2.7. Băng bó lõi cáp (core wrapping tape)
Băng chịu nhiệt thường bằng vật liệu Polyme không màu hoặc tự nhiên, bền điện và kỵ ẩm, có kích thước phù hợp dùng để bó chặt, làm tròn kết cấu cáp, tăng cường khả năng ngăn ẩm, giảm các tác động cơ học, nhiệt học tới cách điện lõi dẫn trong quá trình sản xuất và lắp đặt.
2.8. Màn che/tĩnh điện (internal screen)
Màn che nằm trong cấu trúc cáp, được cấu tạo bởi một lớp kim loại mỏng, sát lớp vỏ nhựa, có tác dụng làm giảm mức nhiễu.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành TCN 68-161:2006 về phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến cáp thông tin và các trạm thu phát vô tuyến yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9374:2012 về Mạng viễn thông - Giới hạn rung pha và trôi pha trong mạng số theo phân cấp 2048 Kbit/s
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9375:2012 về Mạng viễn thông - Giao diện nút mạng STM-N theo phân cấp số đồng bộ SDH - Đặc tính kỹ thuật
- 1Tiêu chuẩn ngành TCN 68-161:2006 về phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến cáp thông tin và các trạm thu phát vô tuyến yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành TCN 68-132:1998 về cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9374:2012 về Mạng viễn thông - Giới hạn rung pha và trôi pha trong mạng số theo phân cấp 2048 Kbit/s
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9375:2012 về Mạng viễn thông - Giao diện nút mạng STM-N theo phân cấp số đồng bộ SDH - Đặc tính kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8238:2009 về Mạng viễn thông - C
- Số hiệu: TCVN8238:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực