THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THỦY LỰC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN
Hydraulics physical model test of water headworks
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định nội dung, phương pháp thí nghiệm mô hình thủy lực cho các công trình thủy công (có lực tác dụng chủ yếu là trọng lực) thuộc công trình thủy lợi, hệ thống thủy lợi, thủy điện và có thể áp dụng cho các công trình khác có nội dung thí nghiệm tương tự.
Tiêu chuẩn này áp dụng trong các bước thiết kế của các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện. Phạm vi nghiên cứu thí nghiệm mô hình, gồm việc bố trí hợp lý cụm đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện và vấn đề thủy lực của các hạng mục công trình thủy công trên hệ thống thủy lợi như: tối ưu hóa hình dạng công trình tháo nước, khả năng tháo nước, lực của dòng chảy tác dụng lên công trình, chế độ nối tiếp dòng chảy thượng, hạ lưu công trình thủy công và các biện pháp phòng xói lở, bồi lắng, v.v…
Khi tiến hành thí nghiệm mô hình thủy lực, ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn này, còn khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về các phương pháp thí nghiệm, sử dụng thiết bị đo có liên quan.
2. Nhiệm vụ, nội dung và các trường hợp thí nghiệm mô hình thủy lực
2.1 Nhiệm vụ của thí nghiệm mô hình thủy lực công trình thủy lợi, thủy điện
a) Mô phỏng lại công trình thực tế bằng mô hình tỷ lệ thích hợp theo tiêu chuẩn tương tự nhằm kiểm nghiệm phương án thiết kế và xác định phương án tối ưu theo điều kiện thủy lực;
b) Nghiên cứu động học và động lực học dòng chảy trong các công trình dẫn nước và chế độ nối tiếp, an toàn thượng hạ lưu;
c) Nghiên cứu quy trình khai thác, chế độ, quy trình vận hành tối ưu về chế độ thủy lực, an toàn công trình;
d) Nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện những quy luật về động học và động lực học dòng chảy.
2.2 Các trường hợp thí nghiệm mô hình thủy lực
2.2.1 Các công trình thủy lợi, thủy điện cấp I, II trong giai đoạn lập dự án đầu tư và các giai đoạn thiết kế xây dựng công trình nếu chưa có luận cứ xác đáng hoặc số liệu thí nghiệm công trình tương tự thì khuyến nghị áp dụng tiêu chuẩn này để làm rõ cơ sở khoa học cho thiết kế.
2.2.2 Các công trình thủy lợi, thủy điện từ cấp III trở xuống mà chưa có luận cứ xác đáng hoặc số liệu thí nghiệm của công trình tương tự thì cũng được khuyến nghị áp dụng tiêu chuẩn này để thí nghiệm mô hình thủy lực ở một trong các trường hợp sau:
- Cống ở các hồ chứa: Thiết kế chênh lệch cột nước thượng hạ lưu từ 10 m trở lên, hoặc cửa van đặt ở giữa hay đầu cống;
- Cống lấy nước và lấy phù sa hai tầng trở lên ở dưới đê.
b) Đối với tràn xả lũ:
- Vận tốc đuôi tràn hay bậc nước từ 15 m/s trở lên;
- Công trình dẫn nước phải bố trí ở địa hình phức tạp, đường dẫn không thẳng;
- Tràn xả lũ có địa chất hạ lưu không phải là nền đá tốt;
- Tràn máng bên: có lưu lượng tháo lớn hơn hoặc bằng 100 m3/s;
- Tràn giếng đứng hoặc nghiêng một góc a;
- Công trình tháo lũ kiểu xi phông.
2.2.3 Các công trình thiết kế định hì
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 11/2005/QĐ-BXD về Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8637:2011 về công trình thủy lợi - Máy bơm nước - Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9153:2012 về Công trình thủy lợi - Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8214:2009 về thí nghiệm mô hình thủy lực công trình thủy lợi, thủy điện
- Số hiệu: TCVN8214:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực