Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8082 : 2013

ISO 6731:2010

SỮA, CREAM VÀ SỮA CÔ ĐẶC - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ TỔNG SỐ (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)

Milk, cream and evaporated milk - Determination of total solids content (Reference method)

Lời nói đầu

TCVN 8082 : 2013 thay thế TCVN 8082:2009;

TCVN 8082:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 6731:2010;

TCVN 8082 : 2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SỮA, CREAM VÀ SỮA CÔ ĐẶC - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ TỔNG SỐ (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)

Milk, cream and evaporated milk - Determination of total solids content (Reference method)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn để xác định hàm lượng chất khô tổng số của sữa, cream và sữa cô đặc.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1. Hàm lượng chất khô tổng số (total solids content)

Phần khối lượng của các chất còn lại sau khi sấy theo qui định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Hàm lượng chất khô tổng số được biểu thị theo phần trăm khối lượng.

3. Nguyên tắc

Sấy sơ bộ phần mẫu thử trên nồi cách thủy đun sôi, sau đó làm bay hơi phần nước còn lại trong tủ sấy ở nhiệt độ 1020C ± 20C.

4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

Chỉ sử dụng nước cất hoặc nước đã loại khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

4.1. Cân phân tích

4.2. Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm hiệu quả (ví dụ: silica gel mới được làm khô có chỉ thị ẩm).

4.3. Nồi cách thủy đun sôi, với phần mở có thể điều chỉnh kích thước.

4.4. Tủ sấy, thông gió được, có khả năng duy trì được nhiệt độ ở 1020C ± 20C trong toàn bộ khoang làm việc.

4.5. Đĩa đáy phẳng, cao từ 20 mm đến 25 mm, đường kính từ 50 mm đến 75 mm, được làm bằng vật liệu thích hợp (ví dụ: thép không gỉ, niken hoặc nhôm), có nắp đậy kín và dễ dàng tháo ra được.

4.6. Nồi cách thủy

4.6.1. Nồi cách thủy, có khả năng duy trì ở nhiệt độ từ 350C đến 400C.

4.6.2. Nồi cách thủy, có khả năng duy trì ở nhiệt độ từ 400C đến 600C.

4.7. Thiết bị đồng hóa (tùy chọn; xem 7.1).

5. Lấy mẫu

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707)[1]

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển.

6. Chuẩn bị mẫu thử

6.1. Sữa

Đưa mẫu về nhiệt độ từ 200C đến 250C. Trộn kỹ mẫu để đảm bảo sự phân bố đồng nhất chất béo trong mẫu. Không lắc quá mạnh vì sẽ tạo bọt sữa hoặc làm tách chất béo. Nếu thấy lớp cream khó phân tán thì làm nóng mẫu từ từ đến nhiệt độ khoảng từ 350C đến 400C trên nồi cách thủy (4.6.1) đồng thời trộn cẩn thận mẫu và thu lấy tất cả cream bám dính ở hộp chứ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8082:2013 (ISO 6731:2010) về Sữa, cream và sữa cô đặc - Xác định hàm lượng chất khô tổng số (Phương pháp chuẩn)

  • Số hiệu: TCVN8082:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản