Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7425 : 2004

VẢI DỆT – XÁC ĐỊNH SỰ HỒI PHỤC NẾP GẤP

 CỦA MẪU BỊ GẤP NGANG BẰNG CÁCH ĐO GÓC HỒI NHÀU

Textiles – Determination of the recovery from creasing of a horizontally folded specimen by measuring the angle of recovery

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng 

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định góc hồi nhàu của vải. Các kết quả thu được theo phương pháp này đối với các loại vải khác nhau không thể so sánh trực tiếp được.

Cần phải lưu ý một thực tế là đối với một số loại vải thì tính mềm, rủ, độ dày, và khuynh hướng quăn của mẫu có thể gây ra các góc hồi nhàu không rõ ràng nên phép đo không chính xác. Nhiều loại vải len và pha len cũng được đề cập tới trong mục này.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 1748 : 1991 (ISO 139 : 1973), Vật liệu dệt – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Góc hồi nhàu (crease recovery angle)

Góc được tạo thành giữa hai cạnh của dải băng vải đã được gấp nếp trước ở các điều kiện đã cho, trong một khoảng thời gian quy định sau khi bỏ tải trọng đi.

4. Nguyên tắc

Mẫu hình chữ nhật có kích thước quy định được gấp bằng một thiết bị thích hợp và giữ ở trạng thái này trong thời gian ngắn dưới một tải trọng quy định. Bỏ tải trọng tạo nếp gấp đi, để mẫu hồi phục lại sau một thời gian quy định sau đó xác định góc hồi nhàu.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Thiết bị đặt tải trọng lên mẫu (nén mẫu)

Thiết bị này bao gồm các bộ phận sau:

a) Một vật nén để đặt một tải trọng tổng cộng 10 N [1]) lên diện tích 15 mm x 15 mm của mẫu đã được gấp.

việc bỏ tải trọng có thể hoàn thành trong thời gian không quá 1 giây.

b) Hai tấm ép phẳng được duy trì song song với nhau trong suốt quá trình đặt tải trọng lên mẫu. Phải đánh dấu lên tấm dưới có diện tích 15 mm x 20 mm hoặc làm theo cách nào đó để thuận tiện cho việc đặt mẫu chính xác lên trên.

Ví dụ của thiết bị đặt tải trọng được mô tả ở hình 1.

5.2. Thiết bị xác định góc hồi nhàu

Thiết bị này bao gồm các bộ phận sau:

a) Thang chia độ hình tròn có độ chính xác ± 0,5 0. Thang chia độ cho phép đọc góc đúng với độ gần nhất, bỏ qua lỗi thị sai.

b) Một kẹp để giữ mẫu theo cách nếp gấp nằm trên đường ngang đi qua tâm của thang chia độ tròn. Mép của kẹp giữ mẫu nên cách tâm của thang đo 2 mm như mô tả ở hình 2.

Kẹp mẫu có thể quay xung quanh trục để giữ cạnh tự do của mẫu ở vị trí thẳng đứng.

Một thiết bị thích hợp được mô tả ở hình 2.

5.3. Thiết bị phụ trợ

5.3.1 Đồng hồ bấm giây

5.3.2 Kẹp có miệng ngàm to, vát.

5.3.3 Giấy hoặc lá kim loại có độ dày không lớn hơn 0,02 mm.

6. Lấy mẫu

Cắt mẫu sao cho có thể đại diện cho toàn bộ lô hàng. Lấy mẫu theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định hiện hành.

Vải mới hoàn tất và vải vừa xử lý giặt, giặt khô, hoặc là hơi có thể cho thấy sự cải thiện dần dần góc hồi nhàu. Đối với các loại vải này phải để mẫu ít nhất sáu ngày trong điều kiện phòng trước khi lấy mẫu thử.

Xu hướng nhàu của vật liệu xơ xenlulo và protein thay đổi theo thời gian dài hơn 6 ngày, và để loại bỏ tác động của sự lão hóa, nhúng các vải này vào nước ở 20 0C trong 30 phút, quay ly tâm và là hơi khi vẫn ẩm trước khi điều hòa mẫu theo 7.4.

7. Mẫu thử

7.1. Chọn mẫu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7425:2004 (ISO 2313:1972) về Vải dệt - Xác định sự hồi phục nếp gấp của mẫu bị gấp ngang bằng cách đo góc hồi nhàu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7425:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 14/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản