Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TCVN 7422 : 2004
VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH pH CỦA DUNG DỊCH CHIẾT
Textiles - Determination of pH of the aqueous extract
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định giá trị pH của dung dịch chiết từ vật liệu dệt.1)
Phương pháp này áp dụng cho tất cả các dạng vật liệu dệt (xơ, sợi, vải, v.v...) miễn là mẫu đại diện đó đã có hoặc có thể được đưa về một dạng cho phép dễ dàng trao đổi cấu tử chứa trong vật liệu với nước sử dụng để chiết.
2. Tài liệu viện dẫn
TCVN 1748 - 1991 (ISO 139), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hoà và thử.
3. Nguyên tắc
Dùng máy đo pH (pH meter) có một điện cực thuỷ tinh để xác định giá trị pH của dung dịch chiết từ vật liệu dệt ở nhiệt độ môi trường.
4. Thuốc thử
4.1. Nước cất hoặc nước đã khử ion, có giá trị pH ở giữa 5,0 và 6,5. Nước phải có độ dẫn tối đa là 2 x 10-6 S/cm* ở nhiệt độ 20 °C ± 2 °C.
Đun sôi nước trong khoảng 5 phút để loại bỏ khí CO2 rồi đậy kín để tránh không khí xâm nhập và để nguội trước khi sử dụng.
4.2. Dung dịch đệm, có cùng giá trị pH với giá trị pH cần xác định, dùng để hiệu chuẩn máy đo trước khi sử dụng. Nên sử dụng các dung dịch đệm chuẩn dưới đây.
4.2.1. Chuẩn đầu: kali hydro phtalat, c(HOOC.C6H4COOK) = 0,05 mol/l 2), pH 4,000 ở 15 °C, 4,00... ở 20 °C, 4,005 ở 25 °C, 4,011 ở 30 °C.
4.2.2. Chuẩn thứ: dinatri tetraborat decahydrat, c(Na2B4O7.10H2O) = 0,05 mol/l 2), pH 9,33 ở 10°C, 9,23 ở 20 °C, 9,18 ở 25 °C, 9,14 ở 30 °c và 9,07 ở 40 °C.
5. Thiết bị, dụng cụ
5.1. Bình tam giác bằng thuỷ tinh có nút, bền với hoá chất, dùng để chuẩn bị dung dịch chiết.
5.2. Thiết bị lắc cơ học, có chế độ chuyển động quay hoặc tới lui nhằm dễ dàng trao đổi cấu tử ở trong vật liệu với nước sử dụng để chiết. Tốc độ chuyển động tới lui thích hợp là 60 lần /phút hoặc số quay là 30 vòng/phút.
5.3. Máy đo pH, có thang dọc pH ít nhất tới 0,05 đơn vị, và có hệ thống điện cực phù hợp.
5.4. Cốc thuỷ tinh, bền với hoá chất, có dung tích 150 ml.
5.5. Cân, có độ chính xác đến 0,05 g.
6. Chuẩn bị mẫu thử
Lấy mẫu phòng thí nghiệm đại diện sao cho đủ để đáp ứng yêu cầu của phép thử. Cắt mẫu phòng thí nghiệm thành các miếng nhỏ có kích thước mỗi chiều khoảng 5 mm hoặc với kích thước khác sao cho mẫu có thể thấm ướt dễ dàng. Để tránh làm bẩn mẫu, hạn chế tối đa việc tiếp xúc tay với mẫu.
Điều hoà mẫu theo TCVN 1746 - 1991 (ISO 139).
7. Cách tiến hành
7.1. Chuẩn bị dung dịch chiết
Chuẩn bị ba mẫu dung dịch chiết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (phải được ghi lại) như sau, 2 g ± 0,05 g vật liệu dệt và 100 ml nước cất hoặc nước đã khử ion (4.1) vào bình tam giác có nút. Dùng tay lắc bình một lúc để đảm bảo cho mẫu thấm ướt đều rồi đặt vào thiết bị lắc cơ học (5.2) tiến hành lắc trong 1 giờ.
7.2 .Đo độ pH của dung dịch chiết
Tiến hành theo qui trình quy định ở 7.2.1 hoăc 7.2.2. Phải thận trọng nếu sử dụng hệ thống điện cực khác với hệ thống điện cực đã quy định dưới đây. Tiến hành mỗi phép thử ở cùng một nhiệt độ có thể gần nhiệt độ phòng, không lệch nhau quá 5 °C
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5234:2002 (ISO 105-E03:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E03:Độ bền màu với nước được khử trùng bằng clo (nước bể bơi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5478:2002 (ISO 105-P01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần P01: Độ bền màu đối với gia nhiệt khô (trừ là ép) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5233:2002 (ISO 105-E02: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E02: Độ bền màu với nước biển do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6176:1996 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ truyền nhiệt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-1:2007 (EN 14362-1 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo không cần chiết
- 1Quyết định 1206/QĐ-BKHCN năm 2007 hủy bỏ 10 tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5234:2002 (ISO 105-E03:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E03:Độ bền màu với nước được khử trùng bằng clo (nước bể bơi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5478:2002 (ISO 105-P01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần P01: Độ bền màu đối với gia nhiệt khô (trừ là ép) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5233:2002 (ISO 105-E02: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E02: Độ bền màu với nước biển do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6176:1996 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ truyền nhiệt
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7422:2007 (ISO 3071 : 2005) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định pH của dung dịch chiết
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-1:2007 (EN 14362-1 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo không cần chiết
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7422:2004 (ISO 3071:2005) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định pH của dung dịch chiết do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7422:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 14/01/2005
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra