Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7360 : 2003
(ISO 7634:1995)

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ -HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CỦA RƠMOÓC VÀ SƠ MI RƠ MOÓC - ĐO HIỆU QUẢ PHANH
Road vehicles - Compressed-air braking systems of full trailers and semi- trailers -Measurement of braking performance

HÀ NỘI - 2003

 

TCVN 7360 : 2003

 
Lời nói đầu

TCVN 7360 : 2003 hoàn toàn tương đương với ISO 7634 : 1995.

TCVN 7360 : 2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn

Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử thống nhất đối với hệ thống phanh khí nén của rơmoóc, sơmi rơmoóc và rơmoóc có trục trung tâm (sau đây gọi tắt là xe được kéo).

Quy trình thử phanh quy định trong tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở TCVN 6919:2001, áp dụng cho rơmoóc, sơmi rơmoóc và rơmoóc có trục trung tâm, như định nghĩa trong TCVN 6211:2003, sử dụng hệ thống phanh khí nén và tương ứng với xe loại O của TCVN 6919:2001

Những giá trị bên trong ngoặc vuông [ ] được trích dẫn từ TCVN 6919:2001 và có ý nghĩa tham khảo.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990) Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu.

TCVN 6821:2001 (ISO 611:1994) Phương tiện giao thông đường bộ - Phanh ô tô và rơmoóc - Từ vựng. TCVN 6822:2001 (ISO 3583:1984) Phương tiện giao thông đường bộ - Mối nối thử áp suất của phanh khí nén.

TCVN 6919:2001 (ECE -13) Phương tiện giao thông đường bộ - Thiết bị phanh của xe cơ giới, rơmoóc, sơmi rơmoóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 6821:2001; TCVN 6529:1999; TCVN 6211:2003 và các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1. Hệ thống phanh khí nén (Compressed-air braking system): Hệ thống trong đó thiết bị cung cấp năng lượng và thiết bị dẫn động làm việc chỉ bằng không khí nén

Chú thích 1 - Các hình vẽ C.1 và C.2 mô tả những ví dụ điển hình của hệ thống phanh khí nén của rơmoóc và sơmi rơmoóc

3.2 Trạng thái tải của xe (Vehicle loading)

3.2.1. Xe toàn tải (Laden vehicle):           Xe được chất tải tới khối lượng tính toán lớn nhất (ISO-M07) phù hợp với TCVN 6529:1999

Trong trường hợp sơ mi rơmoóc và rơmoóc có trục trung tâm được thử trên đường, bao gồm cả hệ thống phanh đỗ (xem 10.2), xe toàn tải khi đạt đén khối lượng tính toán lớn nhất trên trục (ISO-M11) không kể tải trọng trên mâm kéo đối với sơmi rơmoóc hoặc trên khớp nối cơ khí đối với rơmoóc có trục trung tâm.

3.2.2. Xe không tải (Unladen vehicle):     Xe có khối lượng bằng khối lượng bản thân cộng với khối lượng dụng cụ phục vụ thử nghiệm trên xe (xem 6.3) .

4 Ký hiệu

Tiêu chuẩn này sử dụng những ký hiệu trong bảng 1. Đối với các tính toán, có thể sử dụng các chỉ số phụ theo thứ tự sau:

-1, 2, 3, ..., để tương ứng biểu thị trục xe số 1, số 2, số 3,....;

- I hoặc II để tương ứng biểu thị kiểu thử nghiệm, (thử nghiệm kiểu I hoặc kiểu II);

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7360:2003 (ISO 7634:1995)

  • Số hiệu: TCVN7360:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản