Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6861: 2001

ISO 11276 : 1995

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT NƯỚC TRONG LỖ HỔNG CỦA ĐẤT - PHƯƠNG PHÁP DÙNG CĂNG KẾ (TENSIOMETER)
Soil quality - Determination of pore water pressure - Tensiometer method

Lời nói đầu

TCVN 6861 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 11276 : 1997.

TCVN 6861 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC190

Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT NƯỚC TRONG LỖ HỔNG CỦA ĐẤT - PHƯƠNG PHÁP DÙNG CĂNG KẾ (TENSIOMETER)

Soil quality- Determination of pore water pressure - Tensiometer method

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định áp suất nước trong lỗ hổng của cả hai loại đất bão hoà và không bão hoà bằng căng kế. Các phương pháp được áp dụng đối với những phép đo áp suất nước trong lỗ hổng tại hiện trường, cũng như để quan trắc áp suất nước trong lỗ hổng, ví dụ trong chậu cây hoặc trong lõi đất được sử dụng trong quá trình thực nghiệm.

ở áp suất không khí bình thường, nghĩa là khoảng 100 kPa, việc áp dụng phương pháp này bị hạn chế

ở dãy áp suất hạ xuống thấp khoảng - 85 kPa. Dãy đo giảm ở những áp suất khí quyển thấp hơn. Các căng kế sẽ không hoạt động nếu nhiệt độ nhỏ hơn 0oC tại độ sâu được đo. Độ chính xác của phương pháp cũng bị ảnh hưởng bởi những dao động nhiệt độ của đất và không khí. Căng kế đáp ứng được khoảng thời gian dao động từ vài giây đến nhiều ngày. Để thu được những số liệu đo tin cậy trong các điều kiện ngoài đồng ruộng, các căng kế phải được dùng thường xuyên.

Các căng kế cung cấp các phép đo điểm của áp suất nước trong lỗ hổng. Để đo áp suất nước trong lỗ hổng ở các độ sâu khác nhau, cần có nhiều căng kế. ở ngoài đồng, cho phép dùng các bộ dụng cụ giống nhau nếu có sự thay đổi về không gian của các vị trí lấy mẫu.

2 Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau đây:

Chú thích 1 - Các định nghĩa bổ sung trong E.2 chỉ có giá trị tham khảo.

2.1 áp suất nước trong lỗ hổng (pore water pressure): Tổng các áp suất khí và mặt phân cách.

Chú thích:

2 áp suất nước trong lỗ hổng cũng được coi là áp suất sức căng.

3 áp suất nước trong lỗ hổng biểu thị tổng của những áp suất do các lực của mặt phân cách giữa nước, không khí và các thể rắn của đất (áp suất mặt phân cách), phần khối lượng của vật liệu nằm bên trên không được bộ khung của đất mang tải và do đó mang tải bằng áp suất nước trong đất (áp suất quá tải; áp suất này thường được coi như một phần của áp suất mặt phân cách) và áp suất khí tại chỗ trong đất (áp suất khí). ở hầu hết các tình huống, áp suất quá tải và áp suất khí bằng 0.

2.2 áp suất mặt phân cách (matric pressure): Tổng số công phải thực hiện để vận chuyển một cách thuận nghịch và đẳng nhiệt một lượng nước vô cùng nhỏ, có thành phần đồng nhất với nước trong đất, từ vùng nước ở độ cao nhất định và áp suất khí bên ngoài của điểm đang xem xét, đến nước của đất tại điểm đang được xem xét, chia cho thể tích nước được vận chuyển.

2.3 áp suất khí (pneumatic pressure): Tổng số công phải thực hiện để vận chuyển một cách thuận nghịch và đẳng nhiệt một lượng nước vô cùng nhỏ, có thành phần đồng nhất với nước trong đất, từ vùng nước ở áp suất khí quyển và ở độ cao tại điểm đang xem xét, đến vùng nước tương tự tại áp suất khí bên ngoài của điểm đang được xem xét, chia cho thể tích nước được vận chuyển.

Chú thích 4 - áp suất nước phải được xem như áp suất tương đương của thế năng của nước trong đất. Tương tự như vậy áp dụng với cột nước trong đất, cột tương đương với thế năng của nước trong đất. Tương quan giữa chúng là:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6861:2001 (ISO 11276 : 1995) về chất lượng đất - xác định áp suất nước trong lỗ hổng của đất - phương pháp dùng căng kế (tensiometer) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6861:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản