Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TCVN 6553-4 : 1999 (ISO 6184-4 : 1985)
HỆ THỐNG PHÒNG NỔ
PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG TRIỆT NỔ
Explosion protection systems
Part 4: Method for determination of efficacy of explosion suppression systems
Lời nói đầu
TCVN 6553-4 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 6184-4 : 1985.
TCVN 6553-4 : 1999 do Ban kỹ thuật thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 21 Thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
Lời giới thiệu:
Triệt nổ là kỹ thuật, nhờ nó mà khi một sự nổ đang tiến triển trong một thể tích bị giới hạn, hoặc cần phải giới hạn, được phát triên ra và ngăn chặn trong giai đoạn mới bắt đầu; như vậy,
sẽ hạn chế được sự tăng áp lực theo giá trị an toàn hoặc xác định trước và ngăn ngừa hoặc giảm tối thiểu mối nguy hiểm nổ.
Đặc tính của hệ thống nổ tùy thuộc vào các yếu tố sau:
a. Bản chất và khả năng nổ của vật liệu cháy;
b. Các điều kiện môi trường về nhiệt độ, áp suất, xáo trộn, dòng sản phẩm…;
c. Kích thước và dạng hình học của bình chứa;
d. Hiệu quả của chất triệt nổ;
e. Đặc tính làm việc của các linh kiện triệt nổ;
f. Bố trí và lựa chọn linh kiện cho hệ thống;
Tiêu chuẩn này là một phần của TCVN 6553 : 1999 nhằm giải quyết các vấn đề về hệ thống phòng nổ. Các TCVN khác là:
TCVN 6553-1 : 1999 Phương pháp xác định chỉ số nổ của bụi cháy trong không khí. TCVN 6553-2 : 1999 Phương pháp xác định chỉ số nổ của khí cháy trong không khí.
TCVN 6553-3 : 1999 Phương pháp xác định chỉ số nổ của hỗn hợp nhiên liệu với không khí, trừ hỗn hợp bụi với không khí và khí cháy với không khí.
Cần nhận thức rằng các kết quả nhận được do việc sử dụng các phương pháp đã quy định trong các phần khác của tiêu chuẩn Việt Nam này kể cả việc đo lường, nội suy hoặc ngoại suy, đều quy vào việc xác định các điều kiện vận hành điển hình.
Giá trị được công nhận cho việc áp dụng một hệ thống triệt nổ đối với trường hợp nguy hiểm cụ thể phải tiến hành công việc thử nghiệm và (hoặc) đánh giá lý thuyết cụ thể hơn. Việc giải thích và áp dụng như vậy là trách nhiệm của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng nổ.
Việc thiết kế các hệ thống triệt nổ đối với những nguy hiẻm có các thông số nổ khác nhau đáng kể so với những thông số biết được trong quy trình thử nghiệm tiêu chuẩn là thuộc trách nhiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực phòng nổ. Những ví dụ về các nguy hiểm như vậy là những nguy hiểm đặc trưng bởi một hoặc nhiều thông số sau:
a. Tỷ số hình dạng của bình lớn hơn 2:1;
b. Các bình mở lỗ thông cục bộ;
c. Bình chứa lắp với các thiết bị cố định hoặc di động có thể tác động tới sự phân bố lắp đặt bộ triệt;
d. Áp suất và nhiệt độ vận hành thực sự cao hơn hoặc thấp hơn so với các điều kiện khí quyển bình thường;
e. Các mức xáo trộn cao và (hoặc) sản phẩm đi qua;
f.Thể tích bình thực sự lớn hơn hoặc nhỏ hơn thể tích bình đã dùng trong thử nghiệm hiệu quả.
Phần này của tiêu chuẩn quy định phương pháp đánh giá hiệu quả của hệ thống triệt nổ chống lại các sự nổ đã xác định trong thể tích kín. Nó đưa ra chuẩn cứ để lựa chọn các thiết bị thử nghiệm sao cho bảo đảm dùng được các thử nghiệm hiệu quả triệt nổ và làm chuẩn chứ để áp dụng trong việc xác định đặc tính của chế độ vận hành an toàn của hệt hống triệt nổ.
Phần này của tiêu chuẩn chỉ áp dụng cho hệ thống triệt nổ có mục đích bảo vệ các bình kín nhất thiết phải kín mà trong đó sự nổ có thể xảy ra do hậu quả của sự mồi lửa hỗn hợp nổ. Phần này của tiêu chuẩn không áp dụng cho:
a. Hệ thống phục hồi các vật liệu và kỹ thuật nổ không nhạy cảm với sự mồi lửa, sự nổ;
b. Hệ thống hoặc thiết bị được thiết kế để bảo vệ chống quá áp củ các bình chứa hơi, khí nén, khí hóa lỏng hoặc các chất phản ứng không ổn định;
c. Hệ thống hoặc thiết bị được thiết kế để bảo vệ chống các phản ứng trùng hợp hoặc phân ly phát nhiệt;
d. Hệ thống triệt nổ dùng trong ống dẫn hoặc khai mỏ nơi hầm lò;
e. Hệ thống hoặc thiết bị được thiết kế đặc biệt cho mục đích ngăn ngừa các hỗn hợp nổ.
Việc bố trí lắp đặt phương tiện cháy nằm ngoài đối tượng phần này của tiêu chuẩn có thể là cần thiết sau khi triệt nổ để ngăn ngừa sự mồi lửa trong các bộ phận có liên quan trong nhà máy.
Phần này của tiêu chuẩn sử dụng các định nghĩa trong các phần 1, 2, 3 của TCVN 6553 : 1999 và các định nghĩa sau:
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6553-4 : 1999 (ISO 6184-4 : 1985) về hệ thống phòng nổ - Phần 4: Phương pháp xác định hiệu quả của hệ thống triệt nổ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6553-4:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1999
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra