Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6265 : 1997

SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM SỮA - ĐỊNH LƯỢNG ĐƠN VỊ KHUẨN LẠC NẤM MEN VÀ/ HOẶC NẤM MỐC - KỸ THUẬT ĐẾM KHUẨN LẠC Ở 25OC

Milk and milk products - Enumeration of colony-forming units of yeasts and / or moulds - Colony-count technique at 25oC

TCVN 6265 : 1997 hoàn toàn tương đương với ISO 6611 : 1992 (E);

TCVN 6265 : 1997 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm của sữa biên soạn, Tổng cuc Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định lượng đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) từ nấm men và/hoặc nấm mốc nhìn thấy trong sữa và sản phẩm sữa bằng kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 25oC.

Phương pháp này có thể áp dụng cho:

- Sữa và các sản phầm sữa dạng lỏng;

- Sữa bột, bột của dịch tách ra khi sản xuất phomát có đông, bột bơ loãng và lactoza;

- Phomát;

- Casein axit, casein lactic, casein rennet;

- Caseinat, bột của dịch sữa axit;

- Bơ;

- Sản phẩm sữa đông lạnh (kể cả kem lạnh thực phẩm);

- Custard, món tráng miệng và váng kem.

Chú thích 1 - Phương pháp này không thích hợp đối với số lượng lớn nấm men không bền nhiệt (trong phomát tươi) Trong các trường hợp như thế, thích hợp hơn là sử dụng phương pháp phủ thạch lên bề mặt.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 7218 : 1985 Vi Sinh vật học - Hướng dẫn chung về kiểm tra vi sinh vật.

TCVN 6263 : 1997 (ISO 8261 : 1989) Sữa và các sản phẩm sữa - Chuẩn bị mẫu thử và các dung dịch pha loãng để kiểm tra vi sinh.

ISO 707 : 1985 Sữa và các sản phẩm sữa - Các phương pháp lấy mẫu.

TCVN 4550 : 1988 (ISO 5725) Độ chính xác của các phương pháp thử nghiệm - Xác định độ lặp lại và độ tái lập cho phương pháp thử chuẩn bằng các phương pháp thử của liên phòng thí nghiệm.

3. Định nghĩa

Áp dụng định nghĩa sau đây trong tiêu chuẩn này:

3.1. Nấm men và nấm mốc - Các vi sinh vật ở 25oC, dưới các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này tạo thành các khuẩn lạc.

4. Nguyên tắc

4.1. Chuẩn bị các đĩa nuôi cấy, sử dụng môi trường nuôi cấy chọn lọc và một lượng mẫu thử xác định nếu như sản phẩm dạng lỏng, hoặc huyền phù ban đầu khi sản phẩm dạng khác.

Chuẩn bị các đĩa khác trong cùng một điều kiện, với các dung dịch pha loãng thập phân hoặc huyền phù từ mẫu thử.

4.2. Nuôi ấm các đĩa 5 ngày, ở 25oC, trong môi trường có không khí.

4.3. Tính số đơn vị khuẩn lạc tạo thành (CFU) của nấm men và/hoặc nấm mốc trong 1 gam hoặc trong 1 mililít sản phẩm từ số khuẩn lạc thu được trên đĩa đã chọn ở các độ pha loãng sao để có được kết quả đúng.

5. Chất pha loãng và môi trường nuôi cấy

5.1. Khái quát

Hướng dẫn chung, xem ISO 7218.

5.2. Nguyên liệu chính

Xem TCVN 6263 : 1997 (ISO 8261 : 1989)

5.3. Chất pha loãng dùng cho các mục đích chung

Xem TCVN 6263 : 1997 (lSO 8261 : 1989).

5.4. Chất pha loãng dùng cho các mục đích riêng biệt

Xem TCVN 6263 : 1997 (ISO 8261 : 19S9).

5.5. Phân phối, khử trùng và bảo quản chất pha loãng

Xem TCVN 6263 : 1997 (lSO 8261 : 1989).

5.6. Môi trường cao men/ dextroza / oxitetraxiclin/ thạch

5.6.1. Môi trường cơ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6271:1997 (ISO 9874 : 1992 (E)) về sữa – xác định hàm lượng phôtpho tổng – phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6271:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản