Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6009:1995

ISO 512 : 1979

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - THIẾT BỊ

TÍN HIỆU ÂM THANH -

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

Road vehicles - Sound signalling devices

Technical Specifications

1 Mục đích

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính âm thanh, chẳng hạn như phân bố phổ của năng lượng âm thanh, mức áp suất âm thành và điều kiện thử của các thiết bị tín hiệu âm thanh. Các thiết bị này có thể đặt lên xe, chúng được hoạt động bằng điện hoặc điện khí.

Tiêu chuẩn này cũng bao gồm cả các thiết bị tín hiệu âm thanh hoạt động trực tiếp bằng khí nén.

2 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho ba loại sau, được phân theo điều kiện hoạt động của chúng:

Loại 1: Các thiết bị tín hiệu âm thanh đuợc cấp bằng dòng điện xoay chiều;

Loại 2: Các thiết bị tín hiệu âm thanh đuợc cấp bằng dòng điện một chiều;

Loại 3: Các thiết bị tín hiệu âm thanh đuợc cấp bằng khí nén;

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị tín hiệu âm thanh có tạo ra một dãy tần số khác nhau dùng trên xe ưu tiên, ví dụ: xe cảnh sát, xe cứu hỏa, xe cứu thương...

3 Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 3833 Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa

IEC 51- Giới thiệu các thiết bị đo điện có chỉ thị hoạt động trực tiếp và các phụ tùng của chúng;

IEC 179 - Đồng hồ đo chính xác mức âm thanh;

IEC 225 - Bộ lọc dải tám, nửa-tám và ba-tám để phân tích âm thanh và rung động.

4 Thiết bị đo

Mức áp suất âm thanh được đo bằng đồng hồ đo mức âm thanh theo IEC 179 và dể xác định đặc tính âm thanh phải sử dụng quá trình thử nghiệm ít nhất cũng đạt các yêu cầu đã quy định trong IEC 225.

Khi dùng dụng cụ cản gió, thì ảnh hưởng của nó đến độ chính xác đo cần phải được tính đến theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Các phép đo điện phải được tiến hành bằng dụng cụ đo cấp 0,5 (xem IEC 51)

5 Biểu thị kết quả

Các kết quả đo mức áp suất âm thanh sẽ được bổ sung thêm 2.10-5Pa (N/m2) cho phù hợp với đường cong A và được biểu thị bằng dB (A).

6 Điều kiện thử

6.1 Vị trí thử và các điều kiện xung quanh

6.1.1 Việc đo các mức áp suất âm thanh phải được tiến hành tốt nhất là ở trong phòng không phản xạ âm mà tần số riêng tới hạn thấp hơn so với tần số của thành phần âm thấp nhất phát ra bởi thiết bị tín hiệu âm thanh được thử.

6.1.2 Phép đo mức áp suất âm thanh có thể được tiến hành hoặc là trong phòng bán - không phản xạ âm hoặc là trong không gian mở (không gian mở có thể là một khoảng không có bán kính 50m, phần trung tâm là nơi để tiến hành đo, thực tế không gian này là mặt nằm ngang có bán kính tối thiểu 20m và được phủ bê tông, nhựa đường hoặc vật liệu tuơng tự, tránh cây và cỏ mọc) không có người nào khác ngoài người quan sát để đọc các giá trị đo có mặt, ở vùng lân cận của các thiết bị tín hiệu âm thanh hoặc microphone bởi vì sự có mặt của người đứng xem có thể ảnh hưởng tới kết quả đo. Cần cẩn thận để tránh những phản xạ từ mặt đất trong vùng đo (ví dụ: Việc đặt các thiết bị hấp thụ).

Cần đảm bảo độ phân tán so với tần số cực đại đo được trong phạm vi bán cầu có bán kính ít nhất là 5m phải ở trong giới hạn 1dB (A). Kết quả được đo chủ yếu theo các hướng đo ở độ cao của các thiết bị và của micro phone.

6.1.3 Mức độ tiếng ồn trong phạm vi được phủ bởi các tần số của các thành phần âm thanh phát ra từ thiết bị b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6009:1995 (ISO 512 : 1979) về phương tiện giao thông đường bộ - thiết bị tín hiệu âm thanh - đặc tính kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN6009:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản