Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5962 - 1995

(ISO 11269-1:1993)

CHẤT LƯỢNG ĐẤT XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN Ô NHIỄM ĐẾN THẢM THỰC VẬT ĐẤT - PHƯƠNG PHÁP ĐO SỰ ỨC CHẾ PHÁT TRIỂN RỄ

Lời nói đầu

TCVN 5962-1995 hoàn toàn tương đương với ISO 11269-1:1993

TCVN 5962 - 1995 do Ban kỹ thuật chất lượng đất TCVN/TC190 biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng trình duyệt, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường ban hành

CHẤT LƯỢNG ĐẤT. XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN Ô NHIỄM ẾN THẢM THỰC VẬT ĐẤT. PHƯƠNG PHÁP ĐO SỰ ỨC CHẾ PHÁT TRIỂN RỄ

Soil quality. Determination of the effects of pollutants on soil flora. Method for the measurement of inhibition of root growth

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này trình bày một thí nghiệm sơ bộ để đánh giá nhanh chất lượng đất bằng cách so sánh tốc độ phát triển rễ của một thực vật đã quy định trồng trong đất thử nghiệm dưới điều kiện môi trường tiêu chuẩn.

Phương pháp thử nghiệm này áp dụng cho tất cả các loại đất, cho các chất tạo thành đất, cho bã thải hoặc các hoá chất có thể dùng trong đất, trừ các chất gây nhiễm bẩn đất là các chất dễ bay hơi hoặc chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Phương pháp thử nghiệm này áp dụng cho việc xác định ảnh hưởng của các chất được bổ sung một cách có chủ ý vào đất để so sánh chất lượng đất đã biết và chất lượng đất chưa biết.

Phương pháp này không dùng để xác định khả năng của đất duy trì sự phát triển của thực vật

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

Tiêu chuẩn sau đây được sử dụng cùng với TCVN 5962-1995 (ISO 11269/1: 1993);

ISO 11274 - Chất lượng đất - Xác định đặc tính giữ nước. Các phương pháp phòng thí nghiệm.

3 Nguyên lý

Sự phát triển của các hạt đã cho nảy mầm dưới điều kiện được kiểm soát trong một thời kỳ đã định phụ thuộc vào loại thực vật sử dụng thử nghiệm. Hai môi trường đối chứng là đất và cát. Sau thời kỳ phát triển, đo chiều dai của rễ được trồng trong môi trường đất đối chứng và trong môi trường đất chưa biết chất lượng hoặc trong môi trường chất được thử nghiệm. Sự ảnh hưởng được biểu thị bởi các sai khác thống kê có ý nghĩa của chiều dài rễ qua sự phát triển cây non trong mỗi môi trường thử nghiệm được so với đối chứng.

Chú thích: 1) Chiều dài lá mầm cũng là một thông số hữu ích và thông số này có thể được đo đạc phối hợp với độ dài rễ để đưa ra các dữ liệu bổ sung hoặc kiểm chứng.

4 Vật liệu và thực vật thử nghiệm

4.1 Thực vật

Thực vật thử nghiệm cần được gieo từ các hạt chưa qua xử lý.

Chú thích:

2) Lúa mạch (Hordeum Vulgare L) thuộc chủng "CV Triumph" đã được sử dụng làm thử nghiệm 1 vài năm nay và hiện nay được kiến nghị áp dụng.

3) Phương pháp luận của thử nghiệm này cũng có thể được sửa lại cho phù hợp để áp dụng với loại cây hai lá mầm rễ thẳng có thể đo dễ dàng.

4.2 Lọ dùng thử nghiệm

Lọ nên là hình trụ, đường kính khoảng 8 cm và cao khoảng 11 cm có thành song song để đảm bảo cho rễ của cây non không bị hạn chế và không bị chạm vào thành lọ. Đáy lọ cần được khoan lỗ và phủ giấy lọc nếu thấy cần thiết.

Chú thích: 4) Khi đổ đất vào lọ đến chiều cao 10 cm thì lúc đó lọ sẽ chứa được khoảng 500 g đất khô (loại đất tự khô trong không khí)

4.3 Môi trường nuôi trồng

Môi trường nuôi trồng là đất thử nghiệm, đất đối chứng (là đất đã biết có chất lượng tốt) và cát đối chứng.

Cát đối chứng là cát công nghiệp đã được rửa sạch, hoặc là cát sạch tương tự khác có kích thước hạt phân bố như sau:

Lớn hơn 0,6 mm :   

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5962:1995 (ISO 11269/1:1993) về chất lượng đất - xác định ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đến thảm thực vật đất - phương pháp đo sự ức chế phát triển rễ

  • Số hiệu: TCVN5962:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản