Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG
PHẦN 2 : CÁC CHUẨN MỰC VỀ TRÌNH ĐỘ ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG
Guidelines for auditing quality systems -
Part 2 : Qualification criteria for quality systems auditors
0. Mở đầu
Để tiến hành có hiệu quả và thống nhất việc đánh giá hệ thống chất lượng xác định trong TCVN 5950-1:1995 cần có các chuẩn mực tối thiểu cho các chuyên gia đánh giá chất lượng.
TCVN 5950-2:1995 mô tả các chuẩn mực tối thiểu này. Tiêu chuẩn này cũng cung cấp phương pháp để xem xét và duy trì sự phù hợp của các chuyên gia đánh giá. Thông tin này ghi trong phụ lục A, là một phần của tiêu chuẩn này. Phụ lục B chứa thông tin về việc chứng nhận chuyên gia đánh giá quốc gia nhưng không phải là một phần của tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về các chuẩn mực để đánh giá trình độ chuyên gia đánh giá.
Có thể áp dụng để lựa chọn chuyên gia đánh giá tiến hành đánh giá hệ thống chất lượng như đã nêu trong TCVN 5950-1:1995.
TCVN 5814-1994 (ISO 8402) Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 5950-1:1995 (ISO 10011-1) Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 1: Đánh giá.
TCVN 5950-3:1995 (ISO 10011-3) Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 3: Quản lý chương trình đánh giá.
Với mục đích của tiêu chuẩn này, các định nghĩa trong TCVN 5814-1994 (ISO 8402) và TCVN 5950-1:1995 (ISO 10011-1) được sử dụng.
Chú thích - Thuật ngữ "thanh tra" trong TCVN 5814 thay bằng "đánh giá".
Ứng cử viên chuyên gia đánh giá phải có trình độ ít nhất là phổ thông trung học, nhưng ưu tiên cho những người có bằng đại học, nếu không thì được hội đồng đánh giá xác định, như mô tả trong phụ lục A.
Các ứng cử viên phải thể hiện năng lực ở việc trình bày, cả nói và viết, một cách rõ ràng, trôi chảy các khái niệm, vấn đề bằng ngôn ngữ được coi là chính thức.
Các ứng cử chuyên gia đánh giá phải qua đào tạo ở mức độ cần thiết để đảm bảo năng lực về kỹ năng tiến hành đánh giá và quản lý việc đánh giá. Việc đào tạo trong những lĩnh vực sau phải coi là đặc biệt cần thiết:
- kiến thức và sự thông hiểu các tiêu chuẩn dựa vào đó để tiến hành đánh giá hệ thống chất lượng;
- kỹ thuật xem xét, đặt câu hỏi, đánh giá và báo cáo phục vụ cho việc đánh giá;
- các kỹ năng bổ sung cần thiết để quản lý việc đánh giá như lập kế hoạch, tổ chức, thông tin và chỉ đạo.
Các khả năng này phải được thể hiện qua kiểm tra viết hoặc vấn đáp hoặc qua các biện pháp khác có thể chấp nhận được.
Các ứng cử viên chuyên gia đánh giá phải có tối thiểu 4 năm làm việc toàn bộ thời gian trong thực tế (không kể thời gian đào tạo) và trong đó ít nhất hai năm tham gia các hoạt động đảm bảo chất lượng.
Trước khi đảm đương trách nhiệm là chuyên gia đánh giá trong các cuộc đánh giá, ứng cử viên phải có kinh nghiệm về toàn bộ quá trình đánh giá như đã mô tả trong TCVN 5950-1:1995. Kinh nghiệm này thu được qua việc tham gia ít nhất 4 cuộc đánh giá với tổng số ít nhất là 20 ngày, gồm việc xem xét tài liệu, các hoạt động đánh giá thực tế và viết báo cáo đánh giá.
Tất cả kinh nghiệm này phải phù hợp với hiện tại.
Các ứng cử viên chuyên gia đá
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5950-2:1995 (ISO 10011-2:1991) về Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 2: Các chuẩn mực về trình độ đối với chuyên gia đánh giá hệ thống chất lượng
- Số hiệu: TCVN5950-2:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra