Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5931:1995

BƠM PHUN THUỐC NƯỚC DÙNG SỨC NGƯỜI

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hand Sprayers - General technical requirements and test methods

TCVN 5931: 1995 soát xét lần thứ 2 của TCVN 1436-89 và phần II của TCVN 1439-89.

TCVN 5931: 1995 do Viện công cụ và Cơ giới hoá nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về an toàn và phương pháp thử kiểu bơm phun thuốc nước đeo vai, dùng sức người tạo áp lực làm việc trong bình (tên thường gọi là bình phun thuốc trừ sâu) để phun các hoá chất dạng lỏng nhằm mục đích bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của sâu bệnh, cỏ dại; cung cấp các chất dinh dưỡng và kích tố sinh trưởng qua lá cho cây trồng; và các mục đích khác như phun thuốc trừ ruồi muỗi, tẩy uế bệnh viện, nhà ở, chuồng trại gia súc.v.v... đối với độ cao phun thuốc không quá 2 mét.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Dung tích hữu ích của bình chứa dung dịch không lớn hơn 15dm3 (15lít)

2.2. Đối với kiểu bơm khí ép, cho phép chiều cao của bình chứa dung dịch (gồm cả vòng đai đáy bình) không lớn hơn 500mm.

2.3. Hình dạng bình chứa dung dịch chứa dung dịch phải cân đối, dễ mang trên vai, dễ làm sạch. Khối lượng dung dịch còn đọng lại trong bình sau khi phun thuốc không quá 0,01dm3.

2.4. Khối lượng khô của bơm không lớn hơn 6kg.

2.5. Chế độ áp suất làm việc trung bình của bơm là 0,3 MPa (đo ở bình tích áp lực của bơm). Đối với bơm kiểu khi ép, áp suất làm việc tối đa không được vượt quá 0,5 MPa.

2.6. Ở áp suất 0,3 MPa cho phép.

2.6.1. Đường kính trung bình vết hạt thuốc bám dính trên bề mặt phun là 0,2 đến 0,3 mm. Hệ số biến động của kích thước vết hạt không vượt quá 25%.

2.6.2. Lưu lượng dung dịch qua vòi phun không lớn hơn 0,5 lít/phút. Hệ số biến động lưu lượng giữa các vòi phun cùng kiểu V 15%.

2.6.3. Hệ số biến động của độ phân bố hạt thuốc trên một vòi phun  50% và của hệ thống ba vòi phun đặt cách nhau 300mm  20% (hình1).

2.6.4. Lực tác động vào cần đẩy để tạo áp suất làm việc trung bình  50N đối với kiểu bơm thuỷ lực và  300N đối với kiểu bơm khí ép.

2.6.5. Sau khi đóng khoá nước 20 giây, trong mỗi phút sau đó, cho phép không quá 2 giọt nước nhỏ ra từ vòi phun.

2.6.6. Góc cắt dọc hình chóp nón phun thuốc của vòi phun (tính bằng độ)   60 (hình 1)

2.6.7. Số lần tác động vào cần đẩy để tạo áp suất làm việc trong bình:

- Đối với bơm kiểu khí ép:  100lần/phút

- Đối với bơm kiểu thuỷ lực:  20 lần/phút.

2.7. Ở áp suất 0,5 MPa, không cho phép dò rỉ dung dịch ở tất cả các vị trí trên toàn mạch có áp lực (từ bình tích áp lực đến khoá nước).

2.8. Độ tự giảm áp suất trong bình cho phép sau 5 phút  5 % so với trị số áp suất tối đa ban đầu (0,5MPa).

2.9. Mỗi bơm phun thuốc phải có ít nhất 2 lớp lưới lọc: Một lưới lọc thô đặt ở miệng bình chứa dung dịch, một lưới lọc tinh đặt ở cửa hút của bơm thuỷ lực hoặc bơm nén khí. Lưới lọc tinh có kích thước mắt lưới nhỏ hơn kích thước lỗ thoát nhỏ nhất của vòi phun.

2.10. Độ tin cậy kỹ thuật trong sử dụng  94%.

3. Yêu cầu về an toàn

3.1. Bình chịu áp lực và ống dẫn có áp lực của tất cả các kiểu bơm phun thuốc nói ở điều 1 phải chịu được áp suất lớn hơn 2 lần áp suất làm việc trung bình cho phép.

3.2. Trong trường hợp bơm phun thuốc được thiết kế để làm việc với chế độ áp suất đến 0,5MPa, nhất thiết phải có van an toàn. Độ nhậy của van an toàn cho phép sai lệch so với trị số

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5931:1995 về bơm phun thuốc nước dùng sức người - yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN5931:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản